Niềng răng khểnh hết bao nhiêu tiền và mất bao lâu?

Niềng răng khểnh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng bền chắc dài lâu. Bởi không phải lúc nào răng khểnh cũng tạo được điểm nhấn duyên dáng cho người sở hữu. Nhiều trường hợp răng khấp khểnh trông rất kém duyên, vệ sinh khó khăn dễ dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng do đó cần phải được niềng răng chỉnh nha để khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Niềng răng khểnh hết bao nhiêu tiền và mất bao lâu?
Niềng răng khểnh hết bao nhiêu tiền và mất bao lâu?

Tại sao phải niềng răng khểnh?

Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh mọc sai lệch khỏi cung hàm so với các răng khác. Răng khểnh xuất hiện trong quá trình thay răng có sự mọc chênh lệch giữa các răng vĩnh viễn. Thay vì mọc thẳng hàng thì răng khểnh lại mọc lệch theo chiều thẳng đứng hoặc lệch ngang hơn so với những răng khác.

Theo quan niệm dân gian răng khểnh mang lại được nét duyên ngầm và sự may mắn cho người sở hữu. Những ai có răng khểnh đều gây được thiện cảm với người đối diện bởi nụ cười duyên dáng.

Hình ảnh răng khểnh
Hình ảnh răng khểnh

Tuy nhiên, theo y học hiện đại thì răng khểnh là một dạng sai lệch khớp cắn có thể gây nhiều ảnh hưởng nguy hại nếu không sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả.

  • Khi răng khểnh mọc lệch lạc quá mức, mọc chồng chéo, chen chúc nhau có thể khiến cho hàm răng trông kém thẩm mỹ, khi nói cười không được duyên dáng làm cho bệnh nhân cảm thấy e ngại, tự ti khi giao tiếp.
  • Tình trạng răng khểnh mọc sai lệch nhiều còn khiến cho 2 hàm trở nên mất cân đối, khớp cắn sai lệch dẫn đến khó ăn nhai bình thường được. Thức ăn không được nghiền đủ nhỏ gia tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, về lâu dài dễ gây các bệnh dạ dày, đại tràng,…
  • Việc vệ sinh răng miệng với người có răng khểnh cũng khó khăn hơn, bàn chải đánh răng khó tiếp cận được ở các góc khuất ở vị trí răng khểnh.
  • Cùng với khi ăn uống thức ăn thừa dễ bám dính, mắc kẹt ở các kẽ răng lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ kỹ lưỡng sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu,….
  • Trong trường hợp răng khểnh mọc quá to, nhô cao có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, môi bị hở khi khép miệng dẫn đến phát âm không chuẩn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ hô hấp.
Răng khểnh mọc lệch lạc quá mức gây mất thẩm mỹ
Răng khểnh mọc lệch lạc quá mức gây mất thẩm mỹ

Như vậy, từ những nguy hại trên có thể thấy việc niềng răng khểnh là một giải pháp rất cần thiết. Kỹ thuật này sẽ giúp điều chỉnh, sắp xếp các răng mọc thẳng đều hơn, đem lại nụ cười tự tin, cải thiện khớp cắn chuẩn giúp ăn nhai, vệ sinh răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng.

Các phương pháp niềng răng khểnh

Các phương pháp niềng răng khểnh phổ biến hiện nay gồm có:

Niềng răng khểnh với mắc cài

Niềng răng khểnh mắc cài là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như: dây cung, mắc cài, dây thun,… gắn lên trên bề mặt răng để tạo lực kéo chỉnh giúp răng di chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Niềng răng mắc cài sẽ có nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân với đa dạng các loại mắc cài như:

– Niềng răng mắc cài kim loại thường: Sử dụng hệ thống mắc cài được làm bằng kim loại có độ bền chắc cao giúp tạo lực kéo ổn định để quá trình niềng 2 răng khểnh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Niềng răng mắc cài kim loại thường
Niềng răng mắc cài kim loại thường

– Niềng răng mắc cài sứ: Khi niềng răng mắc cài sứ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cao bởi các mắc cài được làm bằng sứ cao cấp có màu tương đồng với màu răng thật, không bị lộ ra khi cười nói.

Niềng răng mắc cài sứ

– Niềng răng mắc cài mặt trong: Phương pháp này cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại nhưng đảm bảo thẩm mỹ hơn. Bởi thay vì gắn lên bề mặt ngoài của răng thì các mắc cài, dây cung sẽ được gắn ở mặt trong của răng để tạo lực kéo giúp răng dần dịch chuyển về vị trí chuẩn.

Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong

– Niềng răng mắc cài tự buộc: Thay vì sử dụng dây thun như niềng răng mắc cài kim loại thường, phương pháp này có hệ thống đóng mở tự động để cố định dây cung tốt hơn. Lực kéo chỉnh ổn định giúp quá trình niềng răng diễn ra liên tục, nhanh chóng, rút ngắn tối đa thời gian điều trị.

Niềng răng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng trong suốt cho răng khểnh

Niềng răng trong suốt hay còn được gọi là niềng răng không mắc cài, niềng răng tháo lắp, niềng răng vô hình. Sử dụng bộ khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng tình trạng răng của bệnh nhân để kéo chỉnh răng về vị trí đã định.

Sau 2 tuần sử dụng bệnh nhân sẽ thay khay niềng mới. Bộ khay niềng đã được ghi số thứ tự nên việc thay khay niềng mới có thể thực hiện tại nhà mà không cần tốn thời gian đến nha khoa nhiều lần. Mỗi ngày cần đeo khay niềng 22h, trong suốt quá trình niềng răng trong suốt cần dùng khoảng 20 – 45 khay niềng tùy từng tình trạng.

Phương pháp này được đánh giá vượt trội về tính thẩm mỹ, không gây cảm giác cộm cấn, vướng víu cho người dùng. Khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng để ăn uống, vệ sinh thoải mái.

Tuy nhiên, nếu tình trạng răng khểnh mọc sai lệch nghiêm trọng thì phương pháp này khó đạt được kết quả cao giống như niềng răng bằng mắc cài.

Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt

Quy trình niềng răng khểnh

Hiện nay tại Nha Khoa Đông Nam đã và đang thực hiện niềng răng khểnh thành công cho rất nhiều trường hợp từ dễ đến khó theo một quy trình khoa học, đạt chuẩn. Quy trình niềng răng với đầy đủ các bước theo quy định như:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát, tư vấn và chụp phim X-quang
  • Bước 2: Lập kế hoạch chỉnh nha và lấy dấu hàm
  • Bước 3: Thiết kế mắc cài
  • Bước 4: Gắn mắc cài
  • Bước 5: Tái khám định kỳ
  • Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì
Quy trình niềng răng khểnh
Quy trình niềng răng khểnh

Trong suốt quá trình niềng răng khểnh tại Nha Khoa Đông Nam, các bác sĩ tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm sẽ theo dõi sát sao từng giai đoạn giúp đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

Đồng thời, tại đây ứng dụng công nghệ tiên tiến trong từng khâu thăm khám, điều trị như: chụp x-quang răng bằng máy CBCT 3D thế hệ mới, công nghệ lấy dấu răng 3D, toàn bộ hệ thống khí cụ chỉnh nha đều được nhập khẩu hiện đại,…

Mức chi phí niềng răng được công khai, niêm yết hợp lý, có hỗ trợ trả góp 0% lãi suất. Chính vì vậy, Nha Khoa Đông Nam luôn được khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Từ đó làm nên thương hiệu uy tín hàng đầu được nhiều khách hàng gần xa biết đến và tin tưởng lựa chọn.

Niềng răng khểnh mất bao nhiêu tiền?

Niềng răng khểnh mất bao nhiêu tiền phụ thuộc nhiều vào phương pháp niềng răng lựa chọn cũng như mức độ, tình trạng răng khấp khểnh của bệnh nhân nhẹ hay nặng.

Không những vậy, chi phí niềng răng còn tùy thuộc vào từng chính sách dịch vụ ở mỗi trung tâm nha khoa. Hãy sáng suốt lựa chọn nha khoa uy tín lâu năm để niềng răng khểnh. Mặc dù mức chi phí có thể cao hơn các địa chỉ nhỏ lẻ nhưng chất lượng dịch vụ tin chắc sẽ vượt trội hơn hẳn với kết quả thành công, không xảy ra bất kỳ sai sót nào.

Do đó, bệnh nhân cần đến trung tâm nha khoa niềng răng uy tín để các bác sĩ thăm khám, chụp x-quang răng xác định chính xác tình trạng sau đó mới có thể tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả với mức chi phí cụ thể.

Để có thể biết được niềng răng khểnh bao nhiêu tiền bạn có thể tham khảo bảng giá niềng răng của Nha Khoa Đông Nam được cập nhật bên dưới đây:

Chỉnh hình răng Chi phí (VNĐ) Ghi chú
Niềng răng mắc cài 30.000.000 – 50.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài sứ 35.000.000 – 55.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) 45.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) 63.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) 67.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) 93.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) 100.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) 130.000.000 2 Hàm
(*) PHÍ HỦY CASE (Đối với trường hợp niềng răng trong suốt): 5.000.000VNĐ

Niềng răng khểnh mất bao lâu?

Việc niềng răng khểnh mất bao lâu sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến mức độ, tình trạng răng khểnh, độ tuổi niềng răng, phương pháp niềng răng được sử dụng, tay nghề bác sĩ chỉnh nha, chế độ chăm sóc của bệnh nhân.

Thông thường, thời gian để hoàn tất một ca chỉnh nha niềng răng sẽ mất khoảng 18 – 24 tháng hoặc có thể kéo dài hơn đối với những trường hợp răng mọc sai lệch phức tạp.

Trên thực tế độ tuổi niềng răng được đánh giá lý tưởng nhất là từ 12 – 16 tuổi. Lúc này xương hàm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc nắn chỉnh sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả nhanh chóng hơn so với niềng răng trong độ tuổi trưởng thành.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh lý răng miệng thì cần phải tốn thêm nhiều thời gian để chữa trị triệt để bệnh lý mới có thể tiến hành niềng răng an toàn, hiệu quả được.

Khi lựa chọn niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc sẽ giúp rút ngắn tối đa thời gian đeo niềng và đem lại hiệu quả tối ưu hơn so với các phương pháp khác.

Trong suốt quá trình niềng răng bệnh nhân cần phải có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống đúng cách để tránh làm bung bậc mắc cài, ngăn ngừa các vấn đề răng miệng phát sinh. Điều này sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Thời gian niềng răng khểnh phụ thuộc nhiều yếu tố
Thời gian niềng răng khểnh phụ thuộc nhiều yếu tố

Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?

Để sắp xếp các răng khểnh về vị trí chuẩn trên cung hàm cần phải có một khoảng trống nhất định thì các răng mới dịch chuyển dễ dàng được.

Chỉ định nhổ răng khi niềng răng khểnh nói riêng cũng như niềng răng nói chung là việc làm rất cần thiết để tạo khoảng trống phù hợp, giúp các răng di chuyển về vị trí đúng trên cung hàm, chuẩn khớp cắn.

Việc nhổ răng sẽ do bác sĩ quyết định và không nhất thiết trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng.

Trong trường hợp răng mọc khấp khểnh, chen chúc nhau quá nhiều mà khung hàm lại hẹp, không đủ chỗ cho các răng. Lúc này sẽ cần phải nhổ răng để răng di chuyển về đúng vị trí đều đặn, đảm bảo niềng răng đạt kết quả thẩm mỹ cao nhất.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về niềng răng khểnh. Hãy gọi ngay đến số hotline 19007141 để được tư vấn cụ thể nhất!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời