Người mới niềng răng ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi một chế độ ăn uống phù hợp sẽ góp phần hạn chế tối đa tình trạng bung bậc các khí cụ chỉnh nha, giảm đau nhức, rút ngắn thời gian đeo niềng.
Lợi ích của việc ăn uống đúng cách sau khi niềng răng
Khi bạn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ngăn ngừa được rủi ro bung tuột mắc cài trong suốt thời gian chỉnh nha. Việc ăn uống cẩn thận khi đeo niềng răng cũng góp phần giảm được cảm giác đau nhức, khó chịu.
Điều này sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, không bị ngắt quãng, không tốn nhiều thời gian đến nha khoa để chỉnh lại dây cung, mắc cài, rút ngắn được thời gian đeo niềng.
Đồng thời chế độ ăn hợp lý cũng giúp việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, giữ cho răng luôn sạch khỏe, tránh các bệnh lý có thể phát sinh.
Bên cạnh đó, trong thời gian đeo niềng răng bệnh nhân có thể tập thói quen ăn uống nhẹ nhàng, ăn chậm, nhai kỹ nên sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, xây dựng được thực đơn ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Có thể thấy niềng răng chỉnh nha là quá trình rất tốn kém cả về chi phí lẫn công sức, thời gian. Bất kỳ rủi ro nào phát sinh cũng có thể khiến bạn phải niềng lại, làm chậm quá trình chỉnh nha, thậm chí khó đạt được kết quả như mong muốn.
Chính vì vậy, tốt nhất hãy kỹ lưỡng trong mọi khâu chăm sóc, nhất là về vấn đề ăn uống hằng ngày để quá trình niềng răng diễn ra đảm bảo đúng liệu trình, nhanh chóng đạt được hiệu quả tối ưu.
Mới niềng răng nha khoa nên ăn gì?
Các món ăn cho người mới niềng răng cần phải đảm bảo tiêu chí mềm, đủ dinh dưỡng, ít mảnh vụn. Một số thực phẩm rất tốt cho người đang niềng răng như:
Thức ăn nấu mềm, lỏng
Trong thời gian đầu khi mới chỉnh nha để tránh tác động nhiều đến răng, tốt nhất bệnh nhân hãy ưu tiên ăn các món nấu mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, cơm mềm, canh hầm,…. để không cần dùng nhiều lực nhai.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý các món ăn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để tránh bị sụt cân trong quá trình niềng răng.
Các món ăn có thể nấu chung với thịt, cá, hải sản miễn là cắt nhỏ và chế biến mềm là có thể dễ dàng dùng được, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng lại rất dễ nhai, dễ nuốt.
Các thực phẩm từ sữa
Sau niềng răng bệnh nhân có thể chọn các thực phẩm được làm từ sữa như bơ mềm, phomai, sữa chua, các nước uống từ sữa,… để sử dụng.
Sữa giúp bổ sung năng lượng, cung cấp dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm từ sữa thường mềm sẽ giảm được áp lực nhai, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng.
Các thực phẩm từ trứng
Các món ăn từ trứng như: bông lan, bánh flan, trứng chiên/luộc,… có đặc điểm mềm rất dễ nhai nuốt.
Thành phần của trứng có chứa nhiều vitamin D sẽ rất tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khỏe toàn thân nói chung. Bên cạnh đó, hàm lượng fluor có trong trứng cũng sẽ rất tốt trong việc tăng cường độ chắc khỏe cho răng, ngăn ngừa sự phá hủy của các axit trong thức ăn.
Các loại rau củ quả, trái cây tươi
Chế độ ăn uống sau niềng răng không thể thiếu các loại rau củ quả, trái cây tươi vì nó sẽ giúp bổ sung được nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
Để không phải dùng lực nhai nhiều bạn có thể cắt thành từng miếng nhỏ. Hoặc có thể ép lấy nước, xay sinh tố để uống sẽ rất có lợi cho răng và sức khỏe.
Hạn chế ăn gì sau khi niềng răng?
Bên cạnh niềng răng nên ăn gì thì bệnh nhân cũng nên quan tâm đến các thực phẩm cần kiêng cử để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Sau đây là một số thực phẩm cần tránh dùng khi niềng răng:
Kiêng thức ăn quá dai, dính
Trong quá trình đeo niềng bệnh nhân cần tránh dùng các thức ăn quá dai hoặc có độ bám dính cao. Bởi vì trong giai đoạn răng đang dịch chuyển sẽ dễ chịu ảnh hưởng xấu nếu lực nhai quá mạnh.
Các thực phẩm này có thể làm bung mắc cài. Bên cạnh đó, những món có độ bám dính cao sẽ dễ vướng víu vào khí cụ rất khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khỏe răng miệng.
Vậy nên, hãy tránh xa các món như bánh dày, xôi dẻo, bánh nếp, pizza, kẹo dẻo, kẹo cao su,…. Có như vậy mới hạn chế tối đa được tình trạng bung sút mắc cài, ngăn ngừa được sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho răng.
Kiêng thức ăn quá cứng, giòn
Bên cạnh các món dai, dính bệnh nhân cũng phải kiêng những thực phẩm quá cứng, giòn. Bởi quá trình ăn các món này cần phải dùng lực nhai mạnh, dễ làm bung bậc, nứt vỡ mắc cài gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chỉnh nha.
Do đó, để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, không bị ngắt quãng bệnh nhân hãy chú ý tránh dùng các loại thức ăn như: kẹo cứng, khoai tây chiên, bánh quy, bỏng ngô, các loại hạt, nước đá,….
Kiêng những thực phẩm chứa nhiều đường, axit
Những thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều axit có thể là tác nhân làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng trong thời gian đeo niềng răng.
Các món này thường có độ bám dính cao, dễ hình thành mảng bám trên răng, rất khó làm sạch. Lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều gây các bệnh sâu răng, viêm lợi, ảnh hưởng xấu đến quá trình niềng răng.
Tốt hơn hết để ngăn chặn tối đa các tác nhân xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tiến độ chỉnh nha, bệnh nhân hãy tránh các món bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh,…
Đồng thời hạn chế hút thuốc lá, tránh dùng nhiều cà phê, trà đặc, bia rượu, nước có gas, các món ăn đậm màu để không gây những tác động xấu cho sức khỏe răng miệng.
Chăm sóc răng miệng sau niềng răng
Đối với bệnh nhân đang niềng răng việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cũng có vai trò rất quan trọng. Điều này sẽ giúp giữ cho răng luôn sạch khỏe, ngăn ngừa bệnh lý răng miệng phát sinh.
Để chăm sóc răng miệng đúng cách hãy lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:
Chải răng
Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày nhất là sau khi ăn.
Nên lựa chọn bàn chải chuyên dụng cho răng niềng, có đầu lông mềm, kích cỡ nhỏ gọn. Cần thay bàn chải mới sau 2 – 3 tháng sử dụng hoặc thay ngay sau khi lông bàn chải có dấu hiệu bị xơ, mòn.
Thao tác chải răng nên được thực hiện nhẹ nhàng, không chải răng quá mạnh sẽ dễ gây tổn thương răng nướu, thậm chí bung sút mắc cài, dây cung. Duy trì thời gian chải răng tối thiểu 2 phút để làm sạch răng tối ưu.
Hãy dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa fluor để tăng cường độ chắc khỏe cho răng trong suốt quá trình niềng răng.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa
Chỉ nha khoa là một dụng cụ giúp làm sạch được các mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở các kẽ răng. Do đó, sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày sẽ giúp làm sạch răng tốt hơn, ngăn ngừa được sự hình thành của vi khuẩn gây hại cho răng.
Đeo thun chỉnh nha như hướng dẫn
Bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc đeo thun chỉnh nha. Tuyệt đối không tự tháo ra khi chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ.
Chỉ có thể tháo thun chỉnh nha vào lúc ăn uống hoặc đánh răng. Sau đó phải đeo thun chỉnh nha liên tục ngay cả khi đi ngủ.
Tuân thủ lịch khám
Việc tái khám định kỳ khi niềng răng là bắt buộc do đó bệnh nhân cần phải tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ.
Thực hiện tái khám để đảm bảo răng của bạn đang dịch chuyển đúng hướng. Đồng thời bác sĩ sẽ thực hiện các bước thay dây cung, dây thun, mắc cài, tăng giảm lực kéo chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên đến nha khoa để cạo vôi răng 6 tháng/lần để giữ cho răng luôn sạch khỏe, chăm sóc sức khỏe răng niềng một cách tốt nhất.
Trên đây là những điều mà bệnh nhân nên lưu ý khi niềng răng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bệnh nhân sẽ biết niềng răng ăn gì tốt và nên kiêng cử ra sao để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi với kết quả đạt được như mong đợi.
Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.