Niềng răng 1 hàm có được không? Chỉ định trường hợp nào?

Đã bao giờ bạn nghe nhắc đến việc niềng răng 1 hàm hay chưa? Thông thường, để đảm bảo mang lại kết quả thẩm mỹ tốt nhất bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân niềng răng 2 hàm. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ gặp khiếm khuyết ở 1 hàm. Và vì để tiết kiệm chi phí nên có nhu cầu chỉ niềng răng ở hàm răng có tình trạng sai lệch. Vậy nếu thực hiện niềng răng 1 hàm có đảm bảo hiệu quả hay không?

Niềng răng 1 hàm có được không?
Niềng răng 1 hàm có được không?

Niềng răng 1 hàm có được không?

Các chuyên gia cho biết, niềng răng 1 hàm có được không còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng lệch lạc của răng như thế nào. Nếu thực hiện niềng răng ở 1 hàm có thể đảm bảo khớp cắn chuẩn và đạt thẩm mỹ cao sau khi tháo niềng thì bác sĩ mới chỉ định niềng răng 1 hàm theo yêu cầu của bệnh nhân được.

Tuy nhiên, thực tế hầu như bác sĩ chỉnh nha nào cũng sẽ khuyến khích bệnh nhân niềng răng ở cả 2 hàm trên và dưới.

Vì mục đích chính của phương pháp niềng răng ngoài việc cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng và cả gương mặt. Thì thông qua quá trình này còn giúp điều chỉnh khớp cắn sao cho cân đối nhất để đảm bảo chức năng răng hoàn hảo, ăn nhai và vệ sinh răng miệng thuận lợi hơn.

Có nhiều trường hợp răng lệch lạc nghiêm trọng mà chỉ thực hiện niềng răng ở 1 hàm thì sẽ khó đảm bảo được tương quan giữa 2 hàm được cân đối, khớp cắn không đồng nhất sát khít với nhau gây khó khăn trong việc ăn nhai. Thậm chí còn dẫn đến sai hình khuôn mặt, biến đổi giọng nói, trật khớp thái dương hàm vô cùng nguy hiểm.

Tóm lại, để biết tình trạng của mình có niềng răng 1 hàm hiệu quả không. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chụp x-quang kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng.

Sau khi có kết quả thăm khám và phân tích kỹ lưỡng mức độ lệch lạc của răng, cấu trúc xương hàm. Bác sĩ mới có thể đưa ra quyết định chính xác bạn có thể niềng răng 1 hàm được không và tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.

Các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên niềng răng 2 hàm
Các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên niềng răng 2 hàm

Niềng răng 1 hàm được chỉ định khi nào?

Niềng răng ở 2 hàm luôn được khuyến khích thực hiện. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp vẫn có thể cân nhắc niềng răng hiệu quả ở 1 hàm như:

  • Bệnh nhân có răng hô, móm ở hàm trên hoặc hàm dưới với mức độ nhẹ, dễ xử lý.
  • Bệnh nhân có răng mọc thưa ở hàm trên hoặc dưới, có vài răng trên 1 hàm mọc thưa.
  • Hàm còn lại phải đảm bảo đạt tỷ lệ chuẩn, không có sai lệch về hình thể.
  • Răng ở hàm trên hoặc hàm dưới mọc lệch lạc, không đều, có một vài răng ở trên 1 hàm mọc sai vị trí.
  • Bệnh nhân không có vấn đề về mất răng.
  • Gương mặt cân đối, góc mặt nhìn nghiêng – nhìn thẳng đều đẹp.
Chỉ định niềng răng 1 hàm cũng tùy từng trường hợp răng cụ thể
Chỉ định niềng răng 1 hàm cũng tùy từng trường hợp răng cụ thể

Việc tiến hành thăm khám, chụp phim x-quang thật chi tiết và kỹ lưỡng là rất cần thiết để biết được niềng răng một hàm có đem lại hiệu quả tốt như mong muốn không.

Thực trạng hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa kém uy tín lợi dụng tâm lý của bệnh nhân muốn chỉnh nha với giá rẻ và đạt kết quả nhanh nên thường đưa ra đề nghị bệnh nhân có thể niềng răng ở 1 hàm.

Nhiều bệnh nhân vì mong muốn sớm có một hàm răng thật thẩm mỹ và tiết kiệm một khoản phí mà đã tin tưởng chấp nhận niềng răng 1 hàm mà không hề biết nhiều nguy cơ tiềm ẩn phía sau.

Hậu quả của việc niềng răng không đúng chỉ định có thể khiến cho tình trạng răng lệch lạc và sai khớp cắn nghiêm trọng hơn khi chưa niềng. Ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

Vậy nên, hãy sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn một trung tâm nha khoa chuyên sâu về niềng răng chỉnh nha có uy tín lâu năm. Tại đây sẽ có bác sĩ tay nghề giỏi trực tiếp thăm khám và lập phác đồ chỉnh nha phù hợp đảm bảo an toàn và cam kết hiệu quả đạt được sẽ thành công như mong muốn của bệnh nhân.

Niềng răng 1 hàm có ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai không?

Có thể thấy đây là tâm lý chung của hầu hết bệnh nhân trước khi tiến hành niềng răng.

Kỹ thuật niềng răng cần gắn các khí cụ chỉnh nha như mắc cài, dây cung, dây thun cồng kềnh trên răng. Điều này ít nhiều cũng sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu trong thời gian đầu mới đeo niềng.

Đồng thời việc ăn uống cũng có những hạn chế nhất định. Chỉ ưu tiên ăn nhai hiệu quả các món chế biến mềm, lỏng để không dùng nhiều lực nhai.

Hạn chế tối đa các món cứng, dai, dẻo, các món nhiều đường, nhiều axit,… Vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển của răng, nguy cơ phát sinh các vấn đề bệnh lý khi không vệ sinh răng sạch sẽ,…

Cảm giác khó chịu khi đeo niềng sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và bệnh nhân sẽ dần quen với việc đeo khí cụ trên răng. Trong thời gian đeo niềng chỉ cần chú ý ăn uống phù hợp, chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng theo chỉ định của bác sĩ sẽ góp phần hỗ trợ quá trình dịch chuyển của răng tốt hơn, rút ngắn tối đa thời gian điều trị và đạt kết quả cao.

Khi đeo niềng răng cần kiêng một số món nhất định
Khi đeo niềng răng cần kiêng một số món nhất định

Nên chọn phương pháp niềng răng nào?

Với sự phát triển hiện đại của ngành nha khoa như hiện nay, bệnh nhân khi có nhu cầu niềng răng sẽ có nhiều phương pháp khác nhau để chọn lựa. Dựa trên nhu cầu, tài chính và tình trạng răng lệch lạc mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay gồm có:

1.     Niềng răng mắc cài kim loại

Đây là loại mắc cài truyền thống có độ bền cao, lực kéo ổn định, chi phí rẻ nhất và đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất có thể.

Tuy nhiên, hạn chế của mắc cài kim loại đó là sẽ không đảm bảo được thẩm mỹ cho người dùng.

Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại

2.     Niềng răng mắc cài sứ

Ưu điểm của mắc cài sứ đó là duy trì thẩm mỹ tốt (màu sắc của mắc cài tương đồng với màu răng thật), không gây kích ứng mô mềm trong khoang miệng.

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí cao hơn mắc cài kim loại. Khi gặp phải va đập mạnh dễ bị gãy vỡ, bong bậc mắc cài.

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ

3.     Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)

Niềng răng không mắc cài sử dụng hệ thống khay niềng làm bằng nhựa dẻo trong suốt để nắn chỉnh răng giúp giữ thẩm mỹ tốt nhất. Khi niềng răng bằng phương pháp này bệnh nhân có thể hoàn toàn thoải mái trong việc tháo lắp khay niềng để ăn uống và vệ sinh răng miệng dễ dàng.

Tuy nhiên, niềng răng trong suốt chỉ có thể áp dụng trong trường hợp răng lệch lạc ít và chi phí cao nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng hiện nay.

Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt

Quy trình niềng răng hiệu quả

Quy trình niềng răng tốn khá nhiều thời gian và cần bệnh nhân phối hợp chặt chẽ, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thời gian trung bình cho một ca niềng răng sẽ mất từ 18 – 24 tháng với quy trình tiêu chuẩn đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp X-quang cấu trúc răng hàm

Bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát và chụp phim x-quang răng. Từ đó xác định chính xác tình trạng răng mọc lệch lạc như thế nào, cấu trúc xương hàm ra sao.

Sau đó tư vấn chi tiết ưu nhược điểm của từng phương pháp niềng răng phù hợp với mức chi phí tương ứng để bệnh nhân dễ dàng lựa chọn.

Chụp phim x-quang răng
Chụp phim x-quang răng

Bước 2: Lập phác đồ chỉnh nha và lấy dấu hàm

Tùy vào từng mức độ sai lệch của răng bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị chi tiết để bệnh nhân dễ dàng hình dung được vị trí dịch chuyển của các răng từ lúc bắt đầu đeo niềng cho đến khi tháo niềng kết thúc quá trình chỉnh nha. Kết quả chỉnh nha sẽ được thể hiện một cách trực quan rõ nét thông qua hình ảnh 3D nên bệnh nhân sẽ hoàn toàn an tâm để điều trị hiệu quả.

Bệnh nhân cũng sẽ được lấy dấu hàm để thiết kế mắc cài sao cho phù hợp nhất với khuôn hàm và tình trạng răng miệng của mình.

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Khi đã có đầy đủ thông số, dữ liệu bác sĩ sẽ gửi đến bộ phận kỹ thuật và bắt đầu thiết kế mắc cài cho bệnh nhân. Quá trình thiết kế và chế tác mắc cài khá nhanh, chỉ mất vài ngày đến 1 tuần là đã hoàn thành.

Thiết kế mắc cài phù hợp
Thiết kế mắc cài phù hợp

Bước 4: Gắn mắc cài

Mắc cài khi đã được chế tác hoàn tất bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân đến nha khoa để thực hiện quá trình gắn mắc cài lên răng.

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tận tình về việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để đảm bảo hạn chế tối đa các sự cố có thể phát sinh trong suốt quá trình đeo niềng.

Gắn mắc cài
Gắn mắc cài

Bước 5: Tái khám định kỳ

Bệnh nhân cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sau mỗi tháng. Thông qua các lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của mắc cài, dây cung cũng như theo dõi sát sao hiệu quả dịch chuyển của răng để đảm bảo kết quả đạt được hoàn hảo nhất.

Bước 6: Tháo niềng kết thúc quá trình niềng răng và đeo hàm duy trì

Sau khi thăm khám và nhận thấy các răng đã đều đẹp, chuẩn khớp cắn bác sĩ sẽ thực hiện tháo niềng để kết thúc quá trình niềng răng.

Đeo hàm duy trì là việc làm rất cần thiết cho mỗi bệnh nhân sau khi đã tháo niềng. Hàm duy trì có thể là loại cố định hoặc tháo lắp, có tác dụng giữ răng ổn định, tránh tình trạng bị xô lệch về vị trí cũ.

Hàm duy trì sau niềng răng
Hàm duy trì sau niềng răng

Niềng răng 1 hàm bao nhiêu tiền?

Niềng răng bao nhiêu tiền chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: phương pháp niềng răng lựa chọn, mức độ lệch lạc của răng cần điều trị, dịch vụ tại nha khoa niềng răng,…

Việc niềng răng 1 hàm chưa hẳn đã tiết kiệm được nhiều chi phí. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu chỉ niềng răng 1 hàm thì tất nhiên chi phí sẽ rẻ hơn cả 2 hàm.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên sâu về niềng răng nhận định số trường hợp có thể niềng răng được 1 hàm khá ít. Nếu chỉ niềng răng ở 1 hàm sẽ khó đảm bảo được khớp cắn cân đối và thẩm mỹ cho cả 2 hàm.

Sau khi tốn thời gian và chi phí để niềng răng 1 hàm mà kết quả đạt được không tốt hay răng lệch lạc phức tạp hơn. Lúc này bệnh nhân có thể bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ để khắc phục hậu quả và niềng răng lại từ đầu lại mất thêm nhiều thời gian.

Chi phí niềng răng có thể gây khó khăn với nhiều bệnh nhân nên mới có ý nghĩ muốn niềng răng 1 hàm để tiết kiệm. Nhưng nếu tình trạng răng của bạn không thể niềng được 1 hàm thì không nên cố chấp thực hiện.

Thay vào đó có thể lựa chọn giải pháp niềng răng thông minh và an toàn hơn để cải thiện nụ cười thẩm mỹ. Đó chính là niềng răng trả góp 0% lãi suất.

Việc niềng răng 1 hàm tiềm ẩn nhiều rủi ro thì tại sao bạn lại không lựa chọn chia nhỏ chi phí để thanh toán nhiều lần và niềng răng ở cả 2 hàm. Nha Khoa Đông Nam là địa chỉ tiên phong áp dụng chính sách niềng răng trả góp linh hoạt 0% lãi suất.

Bệnh nhân có thể lựa chọn hình thức thanh toán này khi niềng răng để có được một quá trình niềng răng diễn ra đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất.

Sau đây là bảng giá niềng răng chi tiết tại Nha Khoa Đông Nam. Bệnh nhân có thể tham khảo qua để có sự chuẩn bị tốt cho mình trước khi bắt đầu quá trình thay đổi nụ cười hoàn hảo:

Chỉnh hình răng Chi phí (VNĐ) Ghi chú
Niềng răng mắc cài 30.000.000 – 50.000.000 2 Hàm
Niềng răng mắc cài sứ 35.000.000 – 55.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) 45.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 1 (*) 63.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) 67.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 2 (*) 93.000.000 2 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) 100.000.000 1 Hàm
Niềng răng trong suốt 3D Clear cấp độ 3 (*) 130.000.000 2 Hàm
(*) PHÍ HỦY CASE (Đối với trường hợp niềng răng trong suốt): 5.000.000VNĐ

Từ những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu rõ hơn về niềng răng 1 hàm. Để tìm hiểu cụ thể hơn về dịch vụ niềng răng thẩm mỹ hãy gọi về hotline 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình hoàn toàn miễn phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời