Răng quặp là tình trạng răng miệng không quá hiếm gặp khiến không ít người trở nên tự ti, ngại giao tiếp. Vậy răng quặp là răng như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng quặp và cách khắc phục ra sao?
Răng quặp là răng như thế nào?
Răng quặp là thuật ngữ dùng để mô tả các răng trên cung hàm không đều, không ăn khớp với nhau. Tình trạng này còn là một dạng sai lệch khớp cắn.
Răng quặp thường có hai dạng phổ biến là răng hàm dưới quặp vào trong, còn gọi là răng hô và răng hàm trên quặp vào trong, gọi là răng móm.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp hầu như các răng trên cung hàm đều thẳng, chỉ có 1 hoặc 2 chiếc răng quặp vào bên trong.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng quặp
Những yếu tố sau được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng quặp:
– Di truyền: Thông thường những yếu tố răng miệng cũng mang tính di truyền vì vậy mà nếu gia đình có ông bà hay bố mẹ gặp tình trạng răng quặp thì con sinh ra cũng có khả năng cao gặp phải.
– Do thói quen xấu: Tật nghiến răng, mút tay, bặm môi, bú ti giả,… nếu duy trì trong thời gian dài, đặc biệt là thời điểm mọc răng sẽ dễ khiến răng bị quặp, mọc không đều với các răng còn lại trên cung hàm.
– Do sự phát triển quá mức của xương hàm: Khi xương hàm trên hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm còn lại sẽ dẫn đến tình trạng răng quặp.
Hình ảnh răng quặp
Dưới đây là một số hình ảnh răng quặp phổ biến mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống:
Tác hại của các răng bị cụp, răng bị quặp vào trong
Nhiều người lầm tưởng răng quặp là vấn đề hết sức bình thường nhưng trên thực tế chúng lại không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng khác.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt
Răng quặp khiến khuôn hàm mất cân đối, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng còn làm khuôn cằm bị ảnh hưởng, hàm dưới có thể dài ra hoặc ngắn hơn so với hàm trên.
Điều này làm các đường nét trên gương mặt mất đi vẻ hài hòa. Nhiều người vì vậy mà trở nên tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, đôi lúc còn đánh mất cơ hội trong công việc.
Suy giảm chức năng ăn nhai
Một khớp cắn chuẩn không chỉ giúp tổng thể gương mặt trở nên hài hòa cân đối mà còn đảm bảo sức nhai chắc chắn và ăn uống ngon miệng. Tuy nhiên, khi bị răng quặp, khớp cắn của bạn sẽ không khớp với nhau. Từ đó, chức năng ăn nhai sẽ gặp vấn đề.
Cơ hàm cần hoạt động nhiều hơn để đảm bảo thức ăn được nghiền nhuyễn. Điều này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng co thắt cơ, đau ở vùng khớp thái dương hàm.
Mặt khác, khi chức năng ăn nhai bị suy giảm, dạ dày sẽ phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nhuyễn thức ăn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa khác.
Mắc bệnh lý răng miệng
Tình trạng một hoặc nhiều chiếc răng quặp vào trong, không thẳng hàng với các răng liền kề rất dễ gây ra tình trạng dính giắt thức ăn và quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng khó khăn hơn so với việc sở hữu hàm răng đều đặn.
Vụn thức ăn tồn đọng lâu ngày không được loại bỏ sẽ khiến vi khuẩn trú ngụ, tấn công và gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
Nhân tướng học của răng quặp vào trong
Nhân gian xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”, vì vậy mà dựa vào những đặc điểm khác biệt trên hàm răng của mỗi người mà các nhà nhân tướng học có thể luận giải, dự đoán về tương lai, vận mệnh trong đời của người đó.
Tính cách chung của người răng quặp
Theo nhân tướng học, điểm nổi bật nhất của những người răng quặp là cẩn thận, chi li, thích tìm hiểu những điều mới mẻ.
Và hơn hết, họ còn được đánh giá là khá cầu toàn, mọi vấn đề trong cuộc sống cần được tính toán kỹ lưỡng và lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể nhằm đảm bảo mọi việc diễn ra thuận lợi, hạn chế tình huống bất ngờ phát sinh.
Song vì tính cẩn thận, chi li này của họ quá mức khắt khe nên trong mắt người xung quanh họ có tính ki bo, hà tiện.
Ngoài ra, người răng quặp cũng không quá quan trọng vẻ bề ngoài của bản thân, với họ chỉ những thứ thật sự cần thiết thì mới nên mua.
Nam giới răng quặp
Nam giới răng quặp thường được nhận xét là người giàu tình cảm. Tuy nhiên lại sống nội tâm, rất ít khi dùng lời nói để thể hiện tình cảm.
Bên cạnh đó, những người này còn có chí tiến thủ cao, luôn lên kế hoạch và cố gắng đạt được mục tiêu đề ra, không vì một chút khó khăn trước mắt mà nản lòng thoái chí. Do đó mà họ thường thành công.
Tuy nhiên, vì thói quen lên kế hoạch và sắp xếp công việc nên đồng thời họ cũng luôn biết cách vạch ra mức chi tiêu trong tuần, trong tháng. Điều này dần hình thành tính ki bo.
Đàn bà răng quặp
Tương tự như nam giới răng quặp, lối sống nội tâm cũng là nét đặc trưng trong tính cách của phần lớn nữ giới răng quặp. Mặc dù có vô vàn những suy nghĩ, lo âu trong lòng nhưng họ lại rất ít thể hiện hoặc tâm sự với người khác.
Đặc biệt, nhiều người còn nhận định phụ nữ răng quặp rất hay ghen tuông vô cớ, luôn lo chuyện được mất. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những cuộc cãi vã, tranh chấp.
Ngoài ra, vì hay tính toán chi li và quá mức quan tâm chuyện thiệt hơn trong cuộc sống nên họ thường không được lòng những người xung quanh. Cũng vì đó mà con đường sự nghiệp chỉ ở mức trung bình.
Tình duyên của những người sở hữu răng quặp
Vì đều sở hữu nét tính cách chung là sống nội tâm nên người răng quặp rất ngại chuyện bày tỏ, khiến tình duyên có phần lận đận. Và đặc biệt, tính đa nghi, thiếu niềm tin vào đối phương cũng như sự hạn hẹp trong cách nhìn nhận, đánh giá sự vật sự việc mà chuyện tình cảm, cuộc sống gia đình thường bất hòa.
Tuy nhiên, những quan điểm trên đây chỉ là cách nhìn từ góc độ nhân tướng học. Đó là những quan điểm chủ quan và có phần bao quát, được nhận định dựa trên kỹ năng quan sát và cơ sở tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài. Vì vậy mà chỉ mang tính tương đối, có thể đúng hoặc sai.
Răng quặp vào trong dưới góc nhìn thẩm mỹ
Xét về yếu tố thẩm mỹ, ngoại hình của người răng quặp chỉ ở mức trung bình. Vì hàm răng quyết định rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười cũng như sự hài hòa, cân đối trên gương mặt.
Một hàm răng đều đẹp với khớp cắn hoàn hảo bao giờ cũng mang lại ấn tượng đầu tiên tốt hơn so với người chẳng may sở hữu hàm răng quặp, không đều.
Bên cạnh đó, dưới góc nhìn chuyên gia, răng quặp còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về răng miệng.
Đồng thời còn khiến chức năng ăn nhai bị suy giảm. Chính vì vậy mà việc điều trị cần được tiến hành sớm nhằm khắc phục tình trạng răng quặp, mang lại khớp cắn hoàn hảo.
Chữa răng quặp vào trong như thế nào?
Nhờ vào sự phát triển của kỹ thuật nha khoa hiện đại mà tình trạng răng quặp không khó để điều trị. Bọc răng sứ và niềng răng là hai giải pháp phổ biến và đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất trong việc khắc phục răng quặp.
Chữa răng quặp bằng bọc răng sứ
Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ nha khoa được thực hiện bằng cách mài đi chiếc răng thật theo tỷ lệ phù hợp rồi gắn cố định mão sứ lên trên. Mão sứ này được chế tác dựa trên dấu hàm của bệnh nhân với hình dáng, kích thước và màu sắc phù hợp.
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian thực hiện nhanh chóng, thông thường chỉ mất từ 2 – 4 ngày với ít nhất 2 lần hẹn đến nha khoa là bạn đã sở hữu được hàm răng thẳng đều đặn, khắc phục tình trạng răng quặp.
Đặc biệt, mão sứ còn có độ bền chắc tốt, cho khả năng ăn nhai chắc chắn như răng thật. Tuổi thọ duy trì trung bình từ 10 – 15 năm, thậm chí là 20 năm hoặc lâu hơn nếu bạn chọn loại răng toàn sứ cao cấp kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, khoa học.
Tuy nhiên, một khuyết điểm nhỏ của phương pháp này là chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp răng quặp nhẹ. Với những tình trạng răng quặp nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp niềng răng.
Niềng răng quặp
Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị răng quặp mà còn chỉnh sửa được các khuyết điểm khác của răng như hô, móm, lệch lạc.
Niềng răng quặp được thực hiện bằng cách sử dụng lực kéo từ các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng tác động lên răng, điều chỉnh chúng dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Phương pháp niềng răng đa dạng bao gồm mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt lưỡi, khay niềng trong suốt,… Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhất định.
Với tình trạng răng quặp thì niềng răng chỉnh nha bằng mắc cài kim loại tự buộc được đánh giá là tối ưu nhất.
Nhờ vào sự cải tiến trong việc trang bị nắp trượt tự động mà lực kéo được ổn định, đảm bảo được tiến độ di chuyển của răng.
Đặc biệt, chốt tự động này còn giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài, hạn chế ma sát, nhờ đó mà không gây đau nhức khó chịu.
Thời gian niềng răng thường mất trung bình khoảng từ 18 – 24 tháng phụ thuộc vào mức độ răng quặp cũng như tuổi tác của người bệnh.
Như vậy có thể thấy, tình trạng răng quặp hoàn toàn có thể khắc phục bằng các kỹ thuật nha khoa. Tuy nhiên, để đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa những tình huống xấu có thể phát sinh, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, chuyên nghiệp.