Đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi? Bố mẹ cần làm gì?

Mọc răng sữa được xem là một trong những giai đoạn khó khăn đối với cả con và bố mẹ. Vì lúc này trẻ thường hay gặp các triệu chứng như sốt, quấy khóc, chảy nước dãi, biếng bú,… và đặc biệt là đi tướt. Vậy trẻ đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi? Và bố mẹ cần làm gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây của Soradental.com.

Đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi
Đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi

Trẻ đi tướt mọc răng là gì?

Đi tướt khi mọc răng còn gọi là đi ngoài ở trẻ, song tình trạng này thường phổ biến khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng sữa. Tùy vào thể trạng mà số lần đi tướt trong ngày của trẻ có thể nhiều hoặc ít.

Cụ thể như với những trẻ sức đề kháng tốt, số lần đi tướt có thể từ 2 – 3 lần. Còn với những trẻ sức khỏe yếu, con số này có thể tăng lên từ 5 – 7 lần, thậm chí là hơn. Tuy nhiên, đây được xem là phản ứng bình thường, đánh dấu sự phát triển mới của cơ thể nên bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Trẻ đi tướt mọc răng là phản ứng bình thường thể đánh dấu sự phát triển mới của cơ thể
Trẻ đi tướt mọc răng là phản ứng bình thường thể đánh dấu sự phát triển mới của cơ thể

Dấu hiệu trẻ đi tướt khi mọc răng

Thông thường, những biểu hiện của trẻ đi tướt khi mọc răng cũng không quá khác biệt so với bệnh tiêu chảy, tuy nhiên nếu quan sát kỹ bạn sẽ phân biệt được hai tình trạng này. Cụ thể khi trẻ đi tướt do mọc răng sẽ có biểu hiện:

– Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

– Phân lỏng, có mùi hơi chua nhưng không kèm dịch nhầy hay máu

– Phân có màu vàng hoặc hơi ngả xanh sang màu hoa cải

Phân của trẻ đi tướt khi mọc răng thường không có dịch nhầy
Phân của trẻ đi tướt khi mọc răng thường không có dịch nhầy

Đặc biệt, đi tướt khi mọc răng còn kèm theo một số biểu hiện khác như chảy nước dãi, hay cho đồ vật vào miệng cắn. Ngoài ra, trường hợp trẻ đi tướt do mọc răng còn kèm theo sốt nhẹ dưới 38,5 độ C.

Trong khi đó, nếu con bị tiêu chảy, mặc dù đi ngoài phân lỏng nhưng lại có mùi tanh chua, sủi bọt, có dịch nhầy và đôi khi còn có máu.

Đặc biệt, bệnh tiêu chảy còn khiến trẻ mất nước nhanh, cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn, hay quấy khóc,… Trường hợp này, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời.

Nguyên nhân tại sao trẻ đi tướt khi mọc răng?

Trên thực tế, tình trạng đi tướt khi mọc răng ở trẻ là phản ứng bình thường của cơ thể, đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển của con. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tướt là:

Khi răng sữa nhú lên khỏi nướu sẽ khiến tuyến nước bọt bị kích thích chảy ra nhiều hơn, mặc dù những enzym này có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Tuy nhiên, khi trẻ nuốt quá nhiều nước bọt sẽ gây xáo trộn, mất cân bằng và cơ thể phản ứng lại bằng cách đi tướt.

Trẻ nuốt nhiều nước bọt gây xáo trộn hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi tướt
Trẻ nuốt nhiều nước bọt gây xáo trộn hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi tướt

Bên cạnh đó, thời kỳ mọc răng, trẻ có xu hướng hay đưa mọi thứ vào trong miệng. Những đồ vật này chứa nhiều vi khuẩn, virus, chúng xâm nhập vào hệ thống miễn dịch của trẻ và gây ra tình trạng đi tướt.

Bé đi tướt mọc răng bao lâu thì khỏi?

Thông thường, trẻ đi tướt khi mọc răng sẽ khỏi sau 1- 2 ngày. Với những trẻ có sức đề kháng kém hơn thì tình trạng này cũng kéo dài không quá 4 ngày, sau đó sẽ khôi phục lại bình thường.

Tuy nhiên, với những trường hợp như trẻ đi tướt kéo dài đến 1 tuần, thậm chí là dài hơn, kèm theo các biểu hiện như sốt trên 39 độ C, phân lỏng có mùi tanh chua, sủi bọt và xuất hiện dịch nhầy, đi kèm máu thì bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Trẻ mọc răng đi ngoài phải làm sao?

Trẻ đi tướt khi mọc răng là dấu hiệu hết sức bình thường và bố mẹ có thể hỗ trợ con vượt qua bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Tuy nhiên, trước tiên bố mẹ cần kiểm tra và đảm bảo chắc chắn rằng còn mình bị tướt do mọc răng chớ không phải bắt nguồn từ việc sử dụng thực phẩm không phù hợp. Như vậy mới điều trị đúng người đúng bệnh.

Xác định chính xác nguyên nhân con đi tướt
Xác định chính xác nguyên nhân con đi tướt

Bạn có thể xác nhận bằng những dấu hiệu đi tướt khi mọc răng đã phân tích trên bài viết. Kèm theo đó, kiểm tra thực phẩm hằng ngày của con.

Cụ thể như loại sữa mà bé uống có đảm bảo không, có được pha đúng công thức hay chưa và nhiệt độ nước có đúng theo yêu cầu. Trong trường hợp con đã bắt đầu ăn dặm, mẹ cần thử giảm lượng bột ăn hoặc ngừng khoảng 2 ngày để xem tình trạng đi tướt của con có cải thiện không.

Khi đã xác định được nguyên nhân trẻ đi tướt là do mọc răng, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để rút ngắn thời gian đi tướt của con:

– Thực phẩm của bé nên được nấu chín kỹ, vệ sinh và khoa học.

– Không cho trẻ ăn uống đồ lạnh. Thay vào đó cho trẻ tích cực uống nước ấm.

– Đồ chơi, đồ gặm nướu của con phải đảm bảo được khử trùng sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập.

Đồ gặm nướu của con cần được khử khuẩn tuyệt đối
Đồ gặm nướu của con cần được khử khuẩn tuyệt đối

– Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm, ho. Vì lúc này sức đề kháng của con yếu hơn bình thường nên rất dễ bị lây bệnh.

Chế độ ăn uống cho trẻ

Khi trẻ gặp tình trạng đi tướt mọc răng chưa đến giai đoạn ăn dặm thì mẹ cần tăng cường cho con bú và nâng cao chất lượng sữa bằng cách ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Trong trường hợp trẻ đã vào giai đoạn ăn dặm thì để cải thiện tình trạng đi tướt mọc răng, mẹ cần thường xuyên thay đổi thực đơn hàng ngày cho con nhằm kích thích khẩu vị của bé.

Nấu những món loãng, hầm nhừ, nhuyễn và kết hợp với các loại nước ép hoa quả. Đồng thời, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ép con quá mức.

Thức ăn cho con cần được hầm nhừ, xay nhuyễn
Thức ăn cho con cần được hầm nhừ, xay nhuyễn

Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm của con khi bị tướt mọc răng:

– Yến mạch: Đây là nguyên liệu rất giàu khoáng chất và chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ một cách đáng kể. Những món ăn từ bột yến mạch mà bạn có thể tham khảo như cháo, sữa tươi hoặc sữa chua,…

– Trứng, cá, thịt bò, thịt heo, tôm: Nhóm thực phẩm này không chỉ giàu chất đạm mà còn là nguồn bổ sung kẽm và sắt dồi dào. Khi bé đang làm quen với việc ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn thịt để nấu với cháo. Khi con đã dần quen, mẹ có thể thay bằng cách bằm nhuyễn hoặc cắt nhỏ.

Bổ sung những thực phẩm giàu protein, kẽm, sắt
Bổ sung những thực phẩm giàu protein, kẽm, sắt

– Các loại rau củ quả như cải bó xôi, súp lơ, khoai tây, cải chíp, cà rốt, bí ngô,… là nguồn bổ sung chất xơ và vitamin dồi dào cho trẻ.

– Bên cạnh những thực phẩm có lợi, bố mẹ cũng chú ý tránh cho con sử dụng những thực phẩm nhiều đường, nước ngọt, nước có ga,… làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa..

Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết sẽ giúp mẹ nắm rõ hơn về dấu hiệu cũng như nguyên nhân đi tướt khi mọc răng ở trẻ, từ đó có cách xử lý phù hợp để giúp con giảm bớt cảm giác khó chịu.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời