Gây tê nhổ răng là kỹ thuật điều trị rất cần thiết trước khi nhổ răng để giúp bạn dễ chịu hơn khi nhổ răng với các kỹ thuật nha khoa. Vậy gây tê nhổ răng được thực hiện như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu các thông tin sau đây..
Gây tê vùng là gì?
Gây tê nhổ răng là kỹ thuật giảm đau thường được áp dụng trước khi thực hiện nhổ răng và các thủ thuật vùng răng miệng. Tùy tình trạng cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp gây tê tại chỗ như gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.
- Gây tên vùng là gì?
Xét về định nghĩa gây tê vùng được hiểu là kỹ thuật gây tê các trục dây thần kinh hay chặn các dây thần kinh chi phối cảm giác trong khu vực tương đối lớn. Phương pháp này chỉ tiêm một lần với lượng thuốc tê vừa phải nhưng tác dụng rộng trong thời gian lâu.
Thường bác sĩ sẽ áp dụng gây tê vùng cho những trường hợp nhổ răng khó, phải nhổ một lúc nhiều răng hoặc khi tại vị trí răng đó có viêm nhiễm.
Dụng cụ: Dùng kim dài 17 – 42mm.
- Gây tê tại chỗ là gì?
Việc gây tê tại chỗ là thao tác dùng loại thuốc tê chuyên dụng trong nha khoa có tác dụng gây mất cảm giác tạm thời trên răng. Loại thuốc này được chia làm nhiều dạng điều chế, trong nha khoa thường dùng thuốc dạng tiêm.
Phương pháp gây tê bằng tiêm sẽ chia thành 2 dạng thường gặp, cụ thể:
+ Gây tê bề mặt: là phương pháp gây tê thực hiện bằng dangj nhỏ, phun hay bôi thuốc trực tiếp lên bề mặt niêm mạc, mang lại hiệu quả tức thì.
+ Gây tê thấm: là phương pháp gây tê thực hiện bằng dạng tiêm tê theo từng lớp dùng trong thời gian ngắn, phương cách này thường được áp dụng cho các trường hợp dễ như nhổ răng nhanh hay trám răng, chích áp xe,…
Những kỹ thuật gây tê vùng trong nha khoa
– Gây tê vùng ở hàm trên
+ Gây tê vùng ở hàm trên: vị trí gây tê nằm ở mặt sau của răng hàm trên, dây thần kinh hàm trên sẽ tách từ dây thần kinh hàm chui vào ống dưới ổ mát, chúng sẽ chạy dài xuống về phía trước và đi vào xương bằng các lỗ nhỏ cách ổ răng từ 20 – 30mm.
Kỹ thuật thực hiện:
Khi gây tê hàm trên sẽ dùng kim dài 42mm tiêm và điểm chóp chân răng, giữ kim chặt sát xương rồi đâm ra sau 45 độ, tiếp đến đẩy sâu 2cm, lặp lại cho đến hết 2ml thuốc tê.
*Vùng tê:
Tủy răng hàm số 6, 7 và 8 hàm trên.
Xương ổ răng hay các tổ chức niêm mạc khác.
+ Vị trí gây tê ở dây thần kinh khẩu cái trước
Kỹ thuật thực hiện:
Lỗ khẩu cái sau ở mé trong răng khôn, chừng 1cm cách lợi và 0.5cm trước ranh giới sau của khaair cái cứng, có thể dò thấy lỗ thủng ở đây. Thao tác đâm kim sâu 1cm theo chiều từ trước ra sau, hơi nghiêng ra ngoài, bơm chừng 1/2ml thuốc tê, cảm giác tê ngắn khoảng 30 phút.
*Vùng tê:
Vòm khẩu vùng răng cối.
+ Vị trí gây tê ở dây thần kinh mũi – khẩu cái
Nhánh cuối của dây thần kinh, dây thần kinh sẽ chui vào hốc mũi chạy dài từ vách mũi sau tới trước.
Kỹ thuật thực hiện:
Luồn kim tại vị trí lỗ khẩu cái 1cm, sau đó hướng kim lên trên và ra sau, đi sâu 0.5vm rồi bơm khoảng 0,5 – 1ml thuốc tê.
*Vùng tê:
Vùng niêm mạc sợi sau vị trí răng cửa, răng nanh.
– Gây tê vùng ở hàm dưới
Gây tê vùng ở hàm dưới là phương pháp gây tê đơn giản tương đối dễ thường hiệu quả cho các thao tác nhổ răng hàm dưới. Để mang lại hiệu quả tốt nhất cần phải đến gần dây thần kinh để chỗ nó sắp chui vào lỗ ống răng dưới.
Điểm mốc:
Điểm trước nhánh đứng xương hàm, tam giác răng cối, dây chằng chân bướm hàm, gờ chéo ngoài phần răng.
Kỹ thuật thực hiện:
Bác sĩ sẽ bơm khoảng 1,5 – 2ml thuốc tê từ răng số 3, 4 rồi luồn sâu 1,2mm đến khi đụng xương, thuốc tê sẽ bắt đầu phát huy tác dụng kéo dài khoảng 40 phút cho đến khi điều trị xong.
*Chống chỉ định:
Cứng khít hàm.
Nhiễm khuẩn nhánh đứng xương hàm dưới.
Những biến chứng có thể gặp trong gây tê cần lưu ý
Trên thực tế, việc gây tê nhổ răng vốn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh và sẽ nhanh chóng trở lại bình thường trong khoảng thời gian nhất định. Nhưng nếu bệnh nhân dị ứng với thuốc tê và sau khi tiêm thuốc cho bệnh nhân sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm:
- Sưng đau kéo dài
Hiện tượng sưng và đau kéo dài bất thường sau khi về từ nha khoa có thể do tiêm thuốc vào vùng mô bị viêm, thuốc quá lạnh hay kim tiêm đụng vào dây thần kinh. Nếu tiêm trúng dây thần kinh hay đụng dây thần kinh sẽ gây sưng, đau liên tục trong vài tuần hoặc bị liệt mặt trong 1 vài giờ đồng hồ.
- Sốc thuốc tê nhổ răng
Sốc thuốc tê là hiện tượng hiếm gặp khi điều trị, nhưng nếu xảy ra thường do bạn bị dị ứng với thuốc tê, tỉ lệ gặp phải theo nghiên cứu khoa học khoảng 500 người sẽ có 1 người bị dị ứng thuốc tê. Phần lớn do cơ địa mỗi người có phản ứng với thành phần của thuốc, và không ai có thể ngăn chặn tình trạng này.
Cách tốt nhất để tránh gặp phải tình trạng này cần thăm khám, điều trị tại nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp xử lý vấn đề tốt nhất.
- Bất tỉnh, xỉu đột ngột
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bất tỉnh, xỉu đột ngột thường do nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp:
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim.
- Bị tụt huyết áp hay thiếu máu lên não, mạch máu co giãn đột ngột.
- Nguyên nhân hay gặp thường do ảnh hưởng dây thần kinh giao cảm.
Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, tay chân bủn rủn, môi tái tím, tụt huyết áp. Nguy hiểm hơn có thể gây tim đập loạn xa, ngừng đập tim, khó thở.
- Chảy máu liên tục
Hiện tượng chảy máu sau khi tiêm tê thường do kim đâm trúng mạch máu nào đó. Nếu kim đâm trúng tĩnh mạch thì khi rút kim ra máu sẽ chảy ra, còn tiêm vào mạch máu thì máu sẽ trào ngược lại vào ống tiêm. Hiện tượng này có thể gây chết người ở những bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
Qua đó có thể thấy việc gây tê nhổ răng nếu được thực hiện đúng thao tác sẽ mang lại hiệu quả an toàn khi điều trị, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa thực hiện, sẽ có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp cùng các kỹ thuật gây mê hiện đại đảm bảo hơn.