Viêm lưỡi là bệnh gì? Có các loại cụ thể nào

Viêm lưỡi là tình trạng bề mặt lưỡi sưng viêm, nghiêm trọng có thể gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến vị giác. Vậy nguyên nhân gây viêm lưỡi là gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm lưỡi như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm lưỡi và triệu chứng
Nguyên nhân gây viêm lưỡi và triệu chứng

Bệnh viêm lưỡi là gì?

Lưỡi là một bộ phận được cấu tạo từ nhóm cơ di động với bề mặt là các u nhú chứa hàng nghìn nụ vị giác cho phép bạn cảm nhận mùi vị thức ăn. Một chiếc lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng, hơi ẩm và bao phủ bởi các u nhú.

Viêm lưỡi là tình trạng bề mặt lưỡi sưng đau, tấy đỏ có thể khiến người bệnh phải thay đổi cách ăn uống hoặc nói chuyện.

Viêm lưỡi là tình trạng sưng đau trên bề mặt lưỡi
Viêm lưỡi là tình trạng sưng đau trên bề mặt lưỡi

Các dạng viêm lưỡi

Viêm lưỡi cấp tính: Thường không có sự báo trước, chúng xuất hiện đột ngột với triệu chứng điển hình của bệnh viêm lưỡi. Dạng viêm lưỡi cấp tính xảy ra khi bệnh nhân gặp dị ứng.

Viêm lưỡi mãn tính: Là tình trạng viêm lưỡi tái phát liên tục. Dạng viêm lưỡi này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh viêm teo lưỡi: Khi bề mặt lưỡi có quá nhiều u nhú bị mất đi gọi là bệnh viêm teo lưỡi. Bệnh này không chỉ làm thay đổi màu sắc mà còn phá hủy kết cấu của lưỡi, biểu hiện là lưỡi khá bóng.

Viêm teo lưỡi khiến bề mặt lưỡi khá bóng
Viêm teo lưỡi khiến bề mặt lưỡi khá bóng

Triệu chứng viêm lưỡi là gì?

Triệu chứng của bệnh viêm lưỡi ở mỗi người khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu điển hình sau:

+ Lưỡi sưng to, tấy đỏ, khó nuốt

+ Đôi khi xuất hiện mảng trắng trên bề mặt lưỡi

+ Bị đau rát ở bề mặt lưỡi hoặc một số người có triệu chứng ngứa

+ Kích thước, hình dạng của nhú lưỡi thay đổi làm ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt lưỡi

+ Mặt lưỡi xuất hiện nhiều màu sắc khác nhau, nhiều nhất là các đốm trắng

+ Ảnh hưởng đến khả năng nói và ăn uống bình thường

Triệu chứng của bệnh viêm lưỡi
Triệu chứng của bệnh viêm lưỡi

Nguyên nhân viêm lưỡi là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lưỡi, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Phản ứng dị ứng: Các chất kích ứng tiềm ẩn, thức ăn hoặc việc sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị tăng huyết áp có khả năng gây dị ứng. Và viêm lưỡi là một trong những biểu hiện của tình trạng dị ứng.

Mức sắt thấp: Sắt là thành phần tương đối quan trọng trong máu, có nhiệm vụ điều chỉnh sự phát triển của tế bào bằng cách tạo ra hồng cầu, vận chuyển oxy đến các cơ quan của cơ thể, trong đó bao gồm cả mô cơ của lưỡi.

Vì vậy mà nếu thành phần sắt trong máu thấp sẽ làm suy giảm số lượng myoglobin, một protein trong tế bào hồng cầu gây viêm lưỡi.

Mức sắt trong máu thấp là nguyên nhân gây viêm lưỡi
Mức sắt trong máu thấp là nguyên nhân gây viêm lưỡi

Bệnh lý: Những bệnh lý làm suy yếu hệ thống miễn dịch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các cơ hoặc u nhú của lưỡi gây viêm. Hoặc tình trạng viêm lưỡi còn có thể xuất phát từ Herpes simplex, một loại virus gây mụn nước quanh miệng, lưỡi.

Chấn thương vùng miệng: Vết bỏng trên lưỡi, vết cắt, vết trầy xước trong sinh hoạt hằng ngày hoặc tổn thương từ các thiết bị nha khoa (niềng răng) có thể gây ra tình trạng viêm lưỡi.

Tổn thương do niềng răng cũng là nguyên nhân gây viêm lưỡi
Tổn thương do niềng răng cũng là nguyên nhân gây viêm lưỡi

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm lưỡi?

Bệnh viêm lưỡi có thể xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, những yếu tố sau được đánh giá là có nguy cơ hơn cả.

+ Người thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng hoặc sử dụng đồ uống chứa cồn

+ Đang sử dụng thiết bị nha khoa, cụ thể là niềng răng hoặc răng giả

+ Dinh dưỡng không cân bằng, nồng độ sắt trong máu thấp

+ Có tiền sử bị dị ứng thức ăn

+ Mắc bệnh lý làm rối loạn hệ thống miễn dịch

Thường xuyên sử dụng đồ uống chứa cồn làm tăng nguy cơ bệnh viêm lưỡi
Thường xuyên sử dụng đồ uống chứa cồn làm tăng nguy cơ bệnh viêm lưỡi

Những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh viêm lưỡi

Thông thường, tình trạng viêm lưỡi rất dễ quan sát bằng mắt thường. Vì vậy mà bác sĩ sẽ đánh giá được cơ bản tình trạng này thông qua phương pháp khám miệng, kiểm tra các vết thương bất thường cũng như mụn nước trên lưỡi, nướu và mô mềm khác.

Trong một vài trường hợp nếu phát hiện bề mặt lưỡi có những triệu chứng viêm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ dùng mẫu nước bọt hoặc máu để làm các xét nghiệm cần thiết.

Điều trị viêm lưỡi

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp viêm lưỡi xuất phát từ vi khuẩn, nấm hoặc virus thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm loại bỏ tình trạng nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh, kháng nấm điều trị viêm lưỡi
Thuốc kháng sinh, kháng nấm điều trị viêm lưỡi

Cùng với đó, bạn có thể dùng thêm các thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

Nếu trường hợp bạn mắc các bệnh lý từ trước, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị kết hợp giữa bệnh lý toàn thân và thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày nhằm kiểm soát cơ bản tình trạng sức khỏe.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm lưỡi?

Bệnh viêm lưỡi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, vì vậy mà không phải lúc nào cũng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học bằng cách chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp.

– Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ vụn thức ăn thừa dính trong kẽ răng kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giảm thiểu nguy cơ viêm lưỡi
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giảm thiểu nguy cơ viêm lưỡi

– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin, sắt, magie,… Đồng thời, hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc thực phẩm cay nóng, có tính axit.

– Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm soát các vấn đề răng miệng có thể xảy ra.

Quá trình phục hồi, điều trị viêm lưỡi cần có một khoảng thời gian nhất định, vì vậy bạn cần tích cực phối hợp với bác sĩ, tránh tình trạng chủ quan khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng và để lại di chứng lâu dài.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời