Phẫu thuật cắt chóp răng là gì? Có nguy hiểm không?

Cắt chóp răng là kỹ thuật nha khoa giúp làm sạch, loại bỏ vùng chóp răng bị viêm nhiễm, đảm bảo sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Vậy trường hợp nào cần cắt chóp răng và cắt chóp răng có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt chóp răng
Phẫu thuật cắt chóp răng

Phẫu thuật cắt chóp răng là gì?

Chóp răng được biết là vị trí cuối cùng của chân răng, nằm bên trong nướu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chóp răng bị tổn thương, viêm nhiễm.

Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng răng bị sâu, bị nứt, sứt mẻ,… con đường này, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào chóp răng và các tổ chức quanh răng gây tình trạng viêm chóp răng.

Tình trạng viêm chóp răng
Tình trạng viêm chóp răng

Khi vùng chóp răng đã bị tổn thương nhưng không được điều trị kịp thời không chỉ gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống mà còn làm tăng nguy cơ viêm tủy ngược dòng, làm chết tủy, viêm nang chân răng, thậm chí còn dẫn đến gãy răng nhanh chóng.

Chính vì vậy, việc điều trị cắt chóp răng khi chúng đang bị tổn thương là điều rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan và bảo tồn răng thật tối đa.

Phẫu thuật cắt chóp răng là giải pháp mà thông qua các thủ thuật nha khoa, phần chóp răng viêm nhiễm sẽ được loại bỏ triệt để.

Các trường hợp cần cắt chóp răng

Kỹ thuật cắt bỏ chóp răng được áp dụng cho những đối tượng sau:

– Khi bệnh nhân gặp tình trạng dụng cụ ống tủy hoặc vật liệu trám kẹt lại.

– Bệnh nhân có chiếc răng đã từng tiến hành điều trị nội nha nhưng thất bại do ống tủy bị cong hoặc canxi hóa.

– Tình trạng u hạt, nang chân răng.

– Viêm nhiễm chóp răng do các bệnh lý nha khoa hoặc chấn thương.

Cắt chóp răng được thực hiện khi bị viêm nhiễm chóp răng do bệnh lý
Cắt chóp răng được thực hiện khi bị viêm nhiễm chóp răng do bệnh lý

Bên cạnh các trường hợp cần cắt chóp răng thì cũng có những trường hợp chống chỉ định phẫu thuật cắt, nạo quanh chóp răng như:

– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

– Viêm nhiễm vùng miệng nghiêm trọng

– Bệnh nhân bị ung thư xương hàm

– Người mắc bệnh tim mạch

Lợi ích của việc cắt chóp răng

Việc phẫu thuật cắt chóp răng là không thể trì hoàn, điều trị càng sớm sẽ càng mang lại những lợi ích như:

– Cải thiện được tình trạng bệnh lý, giúp bảo tồn răng thật đối đa

– Loại bỏ những cơn đau nhức khó chịu do tình trạng viêm nhiễm chóp răng gây ra

– Giúp bạn ăn ngon miệng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

– Ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm tủy ngược dòng, tổn thương xương hàm, mất răng

Cắt chóp răng có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt chóp răng sẽ không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe răng miệng nếu bạn lựa chọn thực hiện tại một nha khoa uy tín.

Phẫu thuật cắt chóp răng không gây nguy hiểm nếu thực hiện tại nha khoa uy tín
Phẫu thuật cắt chóp răng không gây nguy hiểm nếu thực hiện tại nha khoa uy tín

Ngược lại, nếu thực hiện cắt chóp răng tại một nha khoa kém chất lượng, trình độ chuyên môn của bác sĩ thấp, ít kinh nghiệm và hệ thống vô trùng không được chú trọng sẽ dễ gây tình trạng nhiễm trùng và những biến chứng không mong muốn.

Chính vì vậy, việc cắt chóp răng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tay nghề của bác sĩ và hệ thống trang thiết bị, máy móc tại nha khoa.

Quy trình phẫu thuật cắt chóp răng

Tại các nha khoa uy tín, quy trình cắt chóp răng được thực hiện theo đúng quy định an toàn của Bộ Y tế với đầy đủ các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi tiến hành can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát răng miệng và chụp X – Quang để xác định vị trí cũng như mức độ viêm nhiễm. Từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tư vấn quy trình điều trị cũng như chi phí và thời gian thực hiện để bệnh nhân chuẩn bị tâm lý thật sẵn sàng, đảm bảo không làm gián đoạn quy trình thực hiện.

Bác sĩ tiến hành chụp X - Quang để xác định mức độ viêm nhiễm của răng
Bác sĩ tiến hành chụp X – Quang để xác định mức độ viêm nhiễm của răng

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Khi thực hiện bất kỳ dịch vụ điều trị nha khoa nào thì vệ sinh răng miệng là bước quan trọng hàng đầu không thể bỏ qua nhằm kiểm soát tình trạng lây nhiễm chéo.

Bằng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ loại bỏ vụn thức ăn và cao răng (nếu có). Sau đó tiến hành gây tê để bệnh nhân được thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 3: Tiến hành phẫu thuật cắt chóp

Khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ lật vạt, tiến hành loại bỏ các mô viêm nhiễm. Trong trường hợp ống tủy chưa được trám bít hoặc trám thiếu, bác sĩ sẽ trám lại. Sau đó may lại và hoàn tất quá trình phẫu thuật.

Quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, trong điều kiện vô trùng tuyệt đối, đảm bảo không xảy ra tình trạng nhiễm trùng hoặc lây nhiễm chéo.

Phẫu thuật cắt bỏ chóp răng và nạo vét các tổ chức viêm nhiễm xung quanh
Phẫu thuật cắt bỏ chóp răng và nạo vét các tổ chức viêm nhiễm xung quanh

Bước 4: Hẹn lịch tái khám và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc vết thương

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân, hẹn lịch tái khám và cắt chỉ. Đồng thời còn hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành thương nhanh hơn.

Điều trị cắt chóp răng bị tổn thương là rất cần thiết. Nếu được thực hiện càng sớm sẽ càng đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất cũng như ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Do đó, bạn nên thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để bác sĩ phát hiện và xử lý kịp thời.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời