Viêm tuyến nước bọt mang tai – Biến chứng và cách điều trị

Viêm tuyến nước bọt mang tai là tình trạng nhiễm khuẩn tại ống nước bọt hoặc tuyến nước bọt. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Và viêm tuyến nước bọt mang tai có lây không?

Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai

Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt thuộc tuyến ngoại tiết, nằm rải rác khắp niêm mạc của miệng, giữ vai trò chính trong việc tiết nước bọt tiêu hóa thức ăn.

Ở người có 3 tuyến nước bọt chính phân bổ ở khu vực mang tai, vùng dưới hàm và dưới lưỡi. Trong đó, tuyến nước bọt mang tai chiếm diện tích cũng như kích thước lớn nhất, nằm 2 bên miệng và trước 2 bên tai.

Viêm tuyến nước bọt xảy ra khi tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm khuẩn này có thể do sỏi gây tắc ống tuyến hoặc các nguyên nhân khác. Thông thường, viêm tuyến nước bọt phần lớn xuất hiện ở tuyến mang tai.

Viêm tuyến nước bọt mang tai xảy ra do tình trạng nhiễm khuẩn tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt mang tai xảy ra do tình trạng nhiễm khuẩn tuyến nước bọt

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm tuyến nước bọt chính là sự nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus Aureus. Ngoài ra, Streptococci, Coliform hoặc một số loại vi khuẩn kỵ khí khác cũng có thể tác động gây viêm tuyến nước bọt.

Vi khuẩn Staphylococcus Aureus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tuyến nước bọt
Vi khuẩn Staphylococcus Aureus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tuyến nước bọt

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ viêm tuyến nước bọt mang tai:

– Không chú ý đến quá trình vệ sinh răng miệng

– Có tiền sử điều trị xạ trị vùng đầu và cổ

– Người bệnh bị sỏi tuyến nước bọt

– Bị đờm nhầy làm ống tuyến nước bọt tắc nghẽn

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học, suy dinh dưỡng

– Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng và không được bổ sung

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

– Tuyến mang tai bị sưng đột ngột khi ăn, triệu chứng ban đầu tương tự như quai bị nên nhiều người nhầm lẫn

– Hai bên hàm to ra, cổ sưng và cằm xệ

– Nước bọt trong miệng có vị bất thường

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Cảm giác đau và khó mở miệng, thậm chí không thể mở to

– Khô miệng, thường xuyên bị mất vị giác

– Đau vùng mặt, sưng hạch góc hàm

– Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh

– Ống Stenon sưng đỏ, thỉnh thoảng còn có mủ chảy ra

Viêm tuyến nước bọt mang tai gây sưng đau góc hàm
Viêm tuyến nước bọt mang tai gây sưng đau góc hàm

Biến chứng viêm tuyến nước bọt mang tai

Thông thường, viêm tuyến nước bọt mang tai không xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp bị viêm tuyến nước bọt nhưng lại chủ quan, không điều trị kịp thời hoặc không hợp tác với phác đồ điều trị của bác sĩ có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, mủ tích tụ lại và hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.

Một số trường hợp viêm tuyến nước bọt có thể gây hiện tượng tăng kích thước tuyến nước bọt do các khối u lành tính. Hoặc ở những khối u ác tính, các tế bào bất thường phát triển rất nhanh gây mất cử động ở vùng mặt.

Viêm tuyến nước bọt mang tai hình thành những khối u ác tính
Viêm tuyến nước bọt mang tai hình thành những khối u ác tính

Ngoài ra, trong một số rất ít trường hợp, người bệnh có thể gặp biến chứng nhiễm trùng lan từ tuyến nước bọt sang các bộ phận khác của cơ thể như nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc viêm họng Ludwig, một dạng viêm mô tế bào rất hay xuất hiện ở khu vực phía dưới của miệng.

Các xét nghiệm chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết sau:

Xét nghiệm máu: Trường hợp khi thực hiện xét nghiệm máu cho ra kết quả bạch cầu giảm, amylase máu và nước tiểu đều tăng thì khả năng rất cao bạn đang mắc bệnh.

Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm tuyến nước bọt mang tai
Xét nghiệm máu chẩn đoán viêm tuyến nước bọt mang tai

Siêu âm: Là phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán, phát hiện bệnh. Và viêm tuyến nước bọt mang tai cũng có thể xác định bằng phương pháp này. Bác sĩ sẽ tiến hành khảo sát toàn bộ vùng hàm để phát hiện tổn thương.

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị cho phù hợp.

Chẳng hạn như trường hợp bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai gây sưng đau khó chịu, việc sử dụng kháng sinh sẽ được chỉ định.

Hoặc nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, có ổ mủ, ổ áp xe, bác sĩ sẽ chỉ định chọc hút mủ kết hợp với dùng thuốc kháng sinh.

Cùng với đó, người bệnh nên phối hợp điều trị tại nhà nhằm mang lại kết quả tốt nhất như:

– Chườm ấm ở vùng bị tổn thương

– Uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp kích thích tuyến nước bọt

– Súc miệng với nước muối ấm

– Thực hiện massage vùng tuyến nước bọt bị tổn thương

Phương pháp phòng ngừa

Để ngăn ngừa viêm tuyến nước bọt mang tai, bạn cần thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt và chăm sóc răng miệng hằng ngày:

– Luôn giữ cho răng miệng thật sạch sẽ bằng cách chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có nồng độ fluor phù hợp.

– Làm sạch sẽ răng bằng chỉ nha khoa kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý loại bỏ vi khuẩn gây hại.

– Tránh tiếp xúc với các nguồn bức xạ từ nhà máy, xí nghiệp. Trường hợp làm việc trong môi trường này, bạn cần mặc đồ bảo hộ kỹ lưỡng.

– Không hút thuốc lá, hạn chế những thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đậm,…

Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia
Không hút thuốc lá và sử dụng rượu bia

– Ăn uống đủ chất, bổ sung các thành phần dinh dưỡng cần thiết như vitamin, canxi, chất xơ, magie,… thông qua nguồn thực phẩm từ thịt đỏ, cá, tôm, trứng sữa,…Hạn chế những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.

– Uống đủ nước, trung bình mỗi ngày bạn nên uống 1.5 – 2 lít nước lọc. Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây tươi.

– Rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đảm bảo loại bỏ được vi khuẩn gây hại.

Bệnh viêm tuyến nước bọt có lây không?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai không xảy ra tình trạng lây nhiễm từ người sang người kể cả các thành viên sống chung trong gia đình hoặc giữa những người yêu nhau có tiếp xúc thân mật, cụ thể là hôn nhau.

Vì đa số, các khối u trong tuyến nước bọt hầu hết là khối u lành tính, chúng không lây lan sang các bộ phận khác.

Còn với những tế bào u ác tính, mặc dù chúng có thể chuyển biến thành ung thư và lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể nhưng lại không bao giờ xuất hiện trong tuyến nước bọt của người bệnh. Vì vậy mà viêm tuyến nước bọt hoàn toàn không lây nhiễm.

Viêm tuyến nước bọt mang tai không xảy ra tình trạng lây nhiễm
Viêm tuyến nước bọt mang tai không xảy ra tình trạng lây nhiễm

Mặc dù viêm tuyến nước bọt không lây qua việc tiếp xúc giữa người với người nhưng thói quen sinh hoạt cũng như môi trường làm việc hằng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến nước bọt.

Đặc biệt, việc chủ quan không điều trị sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến biến chứng ung thư tuyến nước bọt, thậm chí là tử vong.

Viêm tuyến nước bọt mang tai dẫn đến không ít những rắc rối, phiền toái cho sức khỏe. Chính vì vậy mà ngay khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có những phương pháp điều trị phù hợp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời