Ý nghĩa tục nhuộm răng đen của các nước Á Đông

Trên thế giới có hàng ngàn phong tục tập quán kỳ lạ và thú vị khác nhau dựa trên quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo. Và tục nhuộm răng đen cũng nằm trong số đó. Vậy ý nghĩa của phong tục nhuộm răng đen là gì và tại sao ngày nay phong tục nhuộm răng đen đã không còn phổ biến?

Phong tục nhuộm răng đen có ý nghĩa gì?
Phong tục nhuộm răng đen có ý nghĩa gì?

Lịch sử phong tục nhuộm răng đen trên thế giới

Tục nhuộm răng đen đã từng có thời kỳ vô cùng phổ biến ở các nước nằm ở bán đảo Thái Bình Dương, Nam Mỹ và đặc biệt là Đông Nam Á. Tương tự như nhiều phong tục tập quán khác, nhuộm răng đen mang ý nghĩa văn hóa lâu đời.

Ở phương Tây, người ta tin rằng người nhuộm răng đen sẽ không bị nhầm lẫn và thu hút bởi linh hồn quỷ dữ vì những sinh vật này thường có hàm răng trắng, dài sắc nhọn.

Hay theo tín ngưỡng phương Đông, màu đen tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, địa vị cao. Và hơn hết, chúng còn thể hiện được sự quý phái, chỉn chu của người phụ nữ.

Tại Nhật Bản

Tục nhuộm răng đen ở Nhật còn được biết đến với cái tên khác là Ohaguro. Theo ghi chép từ những tài liệu cổ, tục nhuộm răng đen ở Nhật Bản được phổ biến vào thời kỳ Heian, tức khoảng từ những năm 794 – 1192.

Tục nhuộm răng đen ở Nhật Bản phổ biến vào thời kỳ Heian
Tục nhuộm răng đen ở Nhật Bản phổ biến vào thời kỳ Heian

Người Nhật nhuộm răng đen bằng cách sử dụng nguyên liệu bột sắt cho vào trong trà (một số nơi thay thế bằng rượu sak) ngâm nhiều ngày liền. Khi chất nước trà chuyển sang màu đen do bột sắt bị oxi hóa, họ sẽ bỏ thêm quế hoặc cỏ đinh hương để mùi vị thơm hơn.

Sau đó ngậm trong miệng để răng chuyển sang màu đen. Phương pháp này được thực hiện hằng ngày hoặc 3 – 4 lần/tuần.

Vào năm 1870, tục nhuộm răng đen bị cấm ở Nhật và quan niệm về cái đẹp cũng bị thay đổi. Theo đó, hàm răng đẹp phải là hàm răng có độ trắng sáng. Từ đó, phong tục này dần bị mai một.

Tại Việt Nam

Nhuộm răng đen là một phong tục xuất hiện từ thời Hùng Vương, xuyên suốt văn hóa ngàn năm của người Việt. Phong tục này không chỉ phổ biến ở người Việt (Kinh) mà còn xuất hiện ở cộng đồng dân tộc ít người như Mường, Thái, Si La, Dao, Lự,…

Tục nhuộm răng đen ở Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm
Tục nhuộm răng đen ở Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm

Theo ghi chép, mặc dù tục nhuộm răng đen đã xuất hiện từ thời xa xưa nhưng chỉ thông dụng ở miền Trung và miền Bắc. Đặc biệt, Huế là nơi thịnh hành nhất. Hầu hết tầng lớp quan lại, vua chúa, cung tần mỹ nữ đều rất chuộng việc nhuộm răng.

Đến thế kỉ 20, tục nhuộm răng đen đã không còn. Giờ đây, hình ảnh người phụ nữ cười bẽn lẽn với hàm răng đen đã trở thành dĩ vãng song chúng vẫn mãi là nét đẹp văn hóa của người Việt.

Ý nghĩa phong tục nhuộm răng đen

Ở mỗi quốc gia, dân tộc thì tục nhuộm răng đen lại có ý nghĩa khác nhau. Chúng thể hiện quan niệm cũng như tín ngưỡng riêng của họ.

Ý nghĩa tục nhuộm răng của người Nhật Bản

Ở Nhật Bản thời bấy giờ, răng nhuộm đen chính là biểu tượng của vẻ đẹp nữ giới. Đồng thời còn đánh dấu sự trưởng thành của người phụ nữ (đủ 18 tuổi). Phong tục này phổ biến ở tất cả nữ giới trên 18 chưa chồng hoặc đã lập gia đình.

Tục nhuộm răng đen của người Nhật để đánh dấu sự trưởng thành của người phụ nữ
Tục nhuộm răng đen của người Nhật để đánh dấu sự trưởng thành của người phụ nữ

Sau đó, tục nhuộm răng ngày càng thu hẹp về đối tượng, chỉ xuất hiện ở những phụ nữ có gia đình, đàn ông quý tộc hoặc những người phụ nữ làm nghệ thuật. Tại vùng quê, người ta chỉ nhuộm răng vào những dịp quan trọng như cưới hỏi hoặc ma chay.

Những năm 1870, khi tục nhuộm răng bị cấm ở Nhật, chúng dần biến mất hẳn, thỉnh thoảng có thể bạn sẽ bắt gặp những geisha múa hát ở phố đèn đỏ.

Ý nghĩa tục nhuộm răng đen của người Việt

Có thể nói, tục lệ ăn trầu chính là lý do trực tiếp để người Việt nhuộm răng đen. Vì nhai trầu thường xuyên làm răng bị ố, không đều màu. Việc nhuộm răng đen không chỉ khắc phục được vấn đề trên mà còn tạo điểm nhấn, thu hút cho hàm răng.

Sự tương phản giữa làn da trắng và răng đen mang đến nét nghệ thuật rất riêng. Vì vậy mà phụ nữ xưa nếu không có hàm răng đen nhánh thì nhan sắc cũng giảm đi nữa phần. Cũng vì vậy mà những cô gái mới đôi mươi, không ăn trầu cũng nhuộm răng cho đen.

Nhuộm răng đen mang lại nụ cười duyên dáng cho phái đẹp
Nhuộm răng đen mang lại nụ cười duyên dáng cho phái đẹp

Đặc biệt, chúng dường như còn trở thành tiêu chuẩn chung để đánh giá vẻ đẹp con người, khiến các cánh đàn ông cũng nhuộm răng đen, tuy nhiên số lượng không nhiều.

Cách nhuộm răng đen của người Việt

Tại Việt Nam, phong tục nhuộm răng đen phổ biến ở hầu hết các cộng đồng dân tộc. Trong đó, tiêu biểu nhất là người Thái và người Kinh. Cùng xem thử cách nhuộm răng của hai dân tộc này có gì khác biệt nhé.

Người Thái (Tày) nhuộm răng đen như thế nào?

Cách nhuộm răng của phụ nữ Thái tương đối độc đáo. Trước tiên, họ sẽ vệ sinh bằng cách chà xát răng nhiều lần với miếng cau ăn trầu.

Tiếp theo, dùng một lưỡi dao cùn đem nướng dưới than hồng cho nóng rồi rắc bột cánh kiến lên trên. Khi bột cánh kiến nóng chảy, bạn chờ cho nguội rồi lấy phần nhựa đó quệt vào răng sao cho toàn bộ hàm ngấm đều.

Trong thời gian từ 7 – 10 ngày sau khi nhuộm, họ cần kiêng những đồ ăn nóng hoặc dai cứng. Lúc này răng thường đã có màu ngà ngà hơn so với bình thường. Và để răng có màu đen nhánh, phụ nữ Thái lại tiếp tục dùng cây mét non để nhuộm.

Hiện nay, mặc dù còn rất ít phụ nữ Thái nhuộm răng đen nhưng nếu có dịp du lịch tại khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, đôi khi bạn sẽ bắt gặp nụ cười đen nhánh của những người bà, người mẹ Thái.

Người Thái nhuộm răng đen bằng cây mét non hoặc khói bếp
Người Thái nhuộm răng đen bằng cây mét non hoặc khói bếp

Tuy nhiên, họ không còn nhuộm răng theo cách xưa mà sử dụng khói bếp. Cách này dùng ống nứa hơ trên ngọn lửa để có thật nhiều khói bếp bay ra.

Tiếp đó, người phụ nữ sẽ sử dụng một miếng kim loại hứng lấy khói đến khi chúng tích tụ thành một lớp muội đen dày rồi dùng ngón tay quệt lấy muội khói đen và bôi lên răng.

Kỹ thuật nhuộm răng đen của người Kinh

Tục nhuộm răng đen của người Kinh có phần cầu kỳ và phức tạp hơn, chúng thường được chia làm 4 công đoạn:

– Làm sạch: Đầu tiên là làm sạch răng, công đoạn này mất từ 3 – 5 ngày. Sau mỗi bữa ăn, họ sẽ dùng vỏ cau khô hoặc bột than củi để đánh sạch răng. Tiếp theo súc miệng với nước chanh hoặc dấm.

Cách này vừa giúp làm sạch răng vừa tạo điều kiện để thuốc nhuộm kết bám và lên màu đẹp hơn.

Người ta dùng vỏ cau khô để làm sạch răng chuẩn bị cho công đoạn nhuộm
Người ta dùng vỏ cau khô để làm sạch răng chuẩn bị cho công đoạn nhuộm

– Nhuộm đỏ răng: Phụ nữ Việt sử dụng bột cánh kiến tán nhỏ, vắt nước cốt chanh vào và để kín trong 7 ngày. Nhiều nơi không dùng chanh mà thay bằng giấm gạo hoặc rượu gạo.

Khi đi ngủ, họ sẽ dùng hỗn hợp này quết vào lá cau rồi áp lên 2 hàm răng. Thực hiện trong nhiều ngày đến khi màu răng dần chuyển sang đỏ thẫm.

– Nhuộm đen: Công đoạn này vẫn dùng bột cánh kiến nhưng người ta lại hòa với phèn đen. Và cách thực hiện cũng như công đoạn nhuộm đỏ, quệt hỗn hợp lên lá cau hoặc lá dừa rồi áp vào răng khi ngủ. Ở lần nhuộm đen này, thông thường chỉ mất 2 lần nhuộm là răng đã có màu đen.

– Chiết răng: Công đoạn này nhằm giúp giữ màu đen trên răng được lâu hơn. Người ta dùng gáo dừa già đem phơi khô, sau đó đặt lên con dao hoặc miếng kim loại, đun dưới lửa cho đến khi trong gáo dừa chảy ra chất nhựa đen sền sệt.

Để nhựa đó bớt nóng rồi phết lên răng. Cách này không chỉ giúp màu răng lâu phai mà còn đen bóng đẹp mắt. Quá trình nhuộm đen này cứ một năm họ sẽ làm lại một lần.

Cứ mỗi năm người ta phải nhuộm lại răng một lần để màu đen không bị phai
Cứ mỗi năm người ta phải nhuộm lại răng một lần để màu đen không bị phai

Tại sao ngày nay phong tục nhuộm răng đen không còn phổ biến?

Đến cuối thế kỷ 19, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 20, trước sự xâm nhập mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây, tiêu chuẩn về cái đẹp cũng bắt đầu có sự thay đổi. Nhiều người phụ nữ đã nhuộm răng đen trước đây bắt đầu tìm biện pháp cạo trắng răng để hòa nhập với hoàn cảnh mới, tư tưởng mới.

Và thời điểm hiện tại, hàm răng trắng sáng đã trở thành tiêu chuẩn chung của cái đẹp. Chính vì vậy mà nha khoa hiện đại luôn không ngừng nỗ lực nghiên cứu, phát minh ra những phương pháp làm trắng răng, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho nụ cười.

Hàm răng trắng sáng trở thành tiêu chuẩn về cái đẹp trong xã hội hiện đại
Hàm răng trắng sáng trở thành tiêu chuẩn về cái đẹp trong xã hội hiện đại

Một số phương pháp làm trắng răng trong nha khoa hiện đại mà bạn có thể tham khảo:

+ Tẩy trắng răng: Giúp cải thiện tình trạng răng ố vàng bằng cách sử dụng chất oxy hóa kết hợp với ánh sáng từ đèn chiếu tạo ra phản ứng oxy hóa cắt đứt chuỗi phân tử màu.

Tẩy trắng răng cho răng bị xỉn màu
Tẩy trắng răng cho răng bị xỉn màu

+ Bọc răng sứ: Là kỹ thuật mà nha sĩ sẽ mài đi một lớp men răng bên ngoài rồi chụp mão sứ lên trên. Mão sứ này có hình dáng và màu sắc giống hệt như răng thật mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Bọc răng sứ giúp khắc phục răng xỉn màu
Bọc răng sứ giúp khắc phục răng xỉn màu

+ Mặt dán sứ: So với phương pháp bọc răng sứ thì mặt dán sứ chỉ cần mài đi một lớp mỏng ở mặt trước của răng rồi dán mặt sứ lên trên thông qua keo chuyên dụng trong nha khoa.

Dán răng sứ Laminate cho răng ố vàng
Dán răng sứ Laminate cho răng ố vàng

Hiện nay, tục nhuộm răng đen hầu như không còn phổ biến trong văn hóa của người Việt. Thế nhưng chúng vẫn là phong tục góp phần tạo dựng nên nét đặc trưng, bản sắc văn hóa dân tộc mà cho dù có trải qua thời gian dài đằng đẵng thì vẫn được lưu giữ đậm nét trong ký ức mỗi người.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời