Nếu thực hiện trám răng mẻ bao nhiêu tiền để chi trả cho dịch vụ trám răng là tiết kiệm chi phí nhất? Hãy cùng các chuyên gia nha khoa tham khảo bài viết ngay sau đây.
Trám răng mẻ bao nhiêu tiền là tiết kiệm?
Để xác định chính xác chi phí hàn trám răng mẻ hết bao nhiêu tiền sẽ không có con số cụ thể được. Bởi mức chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố hình thành nên.
Chẳng hạn như vật liệu trám răng được sử dụng, số lượng răng mẻ, tình trạng mẻ răng có ảnh hưởng tủy răng không hay phương pháp/ công nghệ được sử dụng để trám răng.
Bên cạnh đó, tùy vào chiến lược kinh doanh và quy mô của nha khoa sẽ xác định chính xác trám răng mẻ giá bao nhiêu tiền tại mỗi hệ thống khám điều trị.
Đối với những trường hợp răng bị mẻ do tai nạn hay mắc bệnh lý nha khoa có thể điều trị thẩm mỹ bằng các phương pháp trám răng thẩm mỹ hay bọc răng sứ.
Phương pháp tám răng thẩm mỹ chi phí thấp hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với phương pháp bọc răng sứ. Đây là cách giúp bảo tồn răng thật tốt nhất không cần phải thông qua mài cùi răng thật.
Khi tiến hành trám răng mẻ, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite nha khoa để bù đắp vào mô răng khiếm khuyết trên cung hàm. Thao tác này khá đơn giản chỉ diễn ra từ 15 – 20 phút/ răng là đã có thể phục hình chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho răng.
Về vấn đề trám răng mẻ hết bao nhiêu tiền, bạn có thể tham khảo bảng giá trám răng dưới đây tại nha khoa uy tín:
TRÁM RĂNG | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
Trám răng Composite | 400.000 VNĐ/1 Răng | Không bao gồm tiền chữa tủy |
Trám răng trẻ em | 100.000 VNĐ/1 Răng | |
Trám kẽ răng, răng thưa | 500.000 VNĐ/1 Răng | |
Đắp mặt răng | 500.000 VNĐ/1 Răng | |
Đóng chốt răng | 300.000 VNĐ/1 Răng | |
Gắn lại răng | 300.000 VNĐ/1 Răng |
Dựa vào bảng giá, có thể thấy chi phí trám răng mẻ sẽ có mức giá cố định là 400.000VNĐ/răng (không bao gồm tiền chữa tủy).
Tổng chi phí = Chi phí trám x số lượng răng mẻ
Nếu muốn tiết kiệm chi phí trám răng mẻ có thể chờ các chương trình khuyến mãi giảm giá của trung tâm.
Trường hợp răng mẻ, gãy nhẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp hàn trám răng. Với những trường hợp mẻ răng ảnh hưởng tủy sẽ phải thực hiện giải pháp bọc răng sứ. Vì vậy, bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp phù hợp nhất.
Giá trám răng bao nhiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Nhìn vào bảng giá chi phí trám răng trên tại nha khoa, có thể thấy, chi phí trám răng mẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
- Tình trạng răng
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chi phí trám răng. Bởi nếu răng chỉ mẻ nhẹ không ảnh hưởng tủy răng thì chi phí điều trị sẽ thấp hơn, bởi không cần đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp khác.
- Số lượng răng và vị trí trám răng
Số lượng răng và vị trí cụ thể rất quan trọng, nếu bạn trám răng số lượng lớn và vị trí trám răng khó thì chi phí cũng sẽ cao hơn so với trám răng số lượng ít tại các vị trí dễ.
- Vật liệu trám răng
Chi phí trám răng mẻ còn phụ thuộc vào vật liệu được lựa chọn. Hiện nay, có rất nhiều vật liệu được sử dụng trong hàn trám răng như vật liệu sứ, vật liệu Amalgam, kim loại quý, Composite,… Trong đó Amalgam là vật liệu có mức giá thấp, màu sắc không tự nhiên so với Composite.
- Kỹ thuật điều trị
Kỹ thuật điều trị sử dụng công nghệ gì để trám răng sẽ xác định đến mức chi phí điều trị cụ thể. Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của vết trám răng về sau.
Vì sao nên nhanh chóng tiến hành trám răng mẻ?
Những chiếc răng đóng vai trò rất quan trọng tạo nên tính thẩm mỹ và thực hiện các chức năng răng trong việc ăn uống sinh hoạt. Nếu răng bị mẻ, tổn thương sẽ gây ra sự tự ti khá lớn cho mọi người.
Ngoài ra, việc mẻ răng sẽ làm cho men răng yếu dần đi và dễ hình thành các bệnh lý răng miệng khác nếu không được điều trị sớm.
Và trám răng thẩm mỹ là phương pháp giúp phục hình lại men răng nhanh chóng với nhiều ưu điểm:
- Phục hồi hình dáng răng ban đầu
Những trường hợp răng mẻ, gãy nhẹ sẽ giúp phục hồi hình dáng răng ban đầu, giúp răng đều đẹp trở lại.
- Ngăn ngừa sâu răng
Trám răng còn giúp bảo vệ răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu bệnh xâm nhập vào ngà răng, tác động của các tác nhân khác trong môi trường miệng.
- Nâng cao tính thẩm mỹ
Ở các vật liệu hàn trám răng thẩm mỹ, chất lượng tốt sẽ mang lại một hàm răng tự nhiên, đều đẹp, giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Loại vật liệu trám nào tốt nhất được dùng trong nha khoa?
Hiện nay, có rất nhiều vật liệu trám răng được ứng dụng phổ biến như Amagal, GIC, trám răng sứ, vật liệu kim loại hay Composite,… chi phí trám răng giá bao nhiêu tiền cũng sẽ phụ thuộc vào vật liệu trám răng mà bạn lựa chọn.
- Vật liệu Amalgam
Đây là vật liệu tương đối có giá thành thấp được sử dụng từ rất lâu cho mọi đối tượng muốn trám răng. Ở vật liệu này có độ bền khá cao và lành tính với cơ thể người.
Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất nằm ở tính thẩm mỹ không tương đồng với màu sắc răng thật, rất dễ bị lộ nên đa số vật liệu này thường được chỉ định cho vị trí răng hàm. Tính chất dẫn nhiệt của vật liệu cũng khá tốt nên thường người dùng sẽ dễ nhạy cảm khi dùng các thực phẩm nóng, lạnh bất thường.
- Vật liệu GIC
Đây cũng là một vật liệu trám răng thường được dùng để trám răng tạm trong những trường hợp không đòi hỏi lực nhai lớn, phòng ngừa sâu răng.
Nhược điểm lớn nhất của GIC là độ bền kém, dễ mẻ gãy khi chăm sóc không đúng cách.
- Vật liệu kim loại quý
Các loại vật liệu họp kim vàng, inox, bạc,… đều được sử dụng vào vật liệu trám răng. Tuy hợp kim vàng cứng chắc và có tuổi thọ lâu dài hơn vật liệu Amalgam nhưng vật liệu này lại khá đắt đỏ cũng như mất thời gian trong việc điều trị phải tới trung tâm ít nhất 2 lần mới thực hiện xong dịch vụ.
- Vật liệu sứ
Đặc tính duy nhất của sử là cứng chắc nhưng lại giòn và dễ vỡ, chất liệu sứ lại có màu sắc trong sáng, đẹp tự nhiên, bền màu. Khi phục hình sứ có thể thực hiện tại bất kỳ vị trí trên cung hàm và sẽ mất ít nhất 2 lần hẹn điều trị.
- Vật liệu Composite
Composite có màu sắc thẩm mỹ tương đồng với màu sắc răng thật. Đây là giải pháp đang được áp dụng rộng rãi tại các nha khoa uy tín. Với đặc tính đàn hồi cao, thời gian thực hiện nhanh chóng mà không xuất hiện các vết hàn trám, khó phát hiện khi giao tiếp.
Hiện nay, khi thực hiện trám răng cửa, bác sĩ luôn luôn đề nghị khách hàng lựa chọn vật liệu Composite để sử dụng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất với chi phí vô cùng tiết kiệm.
Quy trình trám răng mẻ diễn ra như thế nào?
Thông thường, quy trình trám răng mẻ phải đảm bảo theo yêu cầu, tiêu chuẩn của Bộ Y Tế quy định theo các bước cơ bản:
- Bước 1: Kiểm tra và tư vấn
Đây là bước đầu tiên giúp bác sĩ xác định được tình trạng răng mẻ như thế nào và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn vật liệu dùng để hàn trám răng giúp bệnh nhân hiểu rõ.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vị trí các răng mẻ cần trám nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, vệ sinh nhất trong quá trình thực hiện. Nếu răng sâu mẻ sẽ được làm sạch các tổ chức ngà sâu, lấy mẫu thức ăn thừa.
Nếu trong quá trình trám răng gây đau nhức, ê buốt sẽ được bác sĩ gây tê để hạn chế các cơn đau tối đa.
- Bước 3: Tiến hành trám răng
Ở các vị trí răng mẻ sau khi vệ sinh sạch sẽ sẽ trám dung dịch chống mòn rồi phủ lớp kẹo tạo độ kết dính vật liệu và răng, rồi đưa vật liệu hàn trám răng tạo hình đúng với hình dáng và kích thước của răng tùy vị trí.
- Bước 4: Đông cứng vết trám và đánh bóng
Sau khi tạo hình hoàn tất sẽ chiếu đèn Laser giúp đông cứng vết trám, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để loại bỏ các vết trám dư thừa, chỉnh sửa lại hình dáng, cải thiện các cộm cấn trên răng.
Thác tác đánh bóng cuối cùng sẽ đảm bảo kết quả tự nhiên từ màu sắc tới khuôn dáng cao nhất.
Như vậy, thời gian thông thường diễn ra cho 4 bước trám răng mẻ sẽ dao động từ 15 – 30 phút. Ngay sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn các bước chăm sóc để duy trì hiệu quả miếng trám lâu dài, hẹn lịch tái khám sau đó.
Qua những thông tin trên hi vọng đã giúp các bạn hiểu rõ vấn đề chi phí trám răng mẻ bao nhiêu tiền cũng như nên chọn lựa cho mình trung tâm nha khoa chuyên sâu để được thực hiện với các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tốt nhất.