Những vật liệu trám răng được dùng phổ biến

Các vật liệu trám răng hiện nay rất đa dạng, mỗi loại đều có những đặc điểm, tính chất khác biệt phù hợp với nhu cầu, điều kiện của từng người. Hãy cùng tìm hiểu các vật liệu trám răng để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Những vật liệu trám răng được dùng phổ biến
Những vật liệu trám răng được dùng phổ biến

Những vật liệu trám răng được dùng phổ biến

Để thực hiện kỹ thuật trám răng, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng để phục hình thẩm mỹ hay chức năng răng trở lại. Các vật liệu trám răng được ưu tiên sử dụng hiện nay bao gồm:

Vật liệu trám răng bằng Amalgam

Đây là loại vật liệu truyền thống thường được đông đảo nha khoa sử dụng, hình thành từ đồng, bạc, thiếc và thủy ngân,…Hỗn hợp bạc này được đánh giá sử dụng khá dễ dàng mà không sợ mài mòn trong khoang miệng.

Trám răng bằng Amalgam
Trám răng bằng Amalgam

Ưu điểm:

  • Khả năng tương thích cơ thể cao, phục hình dễ dàng cho mọi vị trí răng.
  • Tạo lực ăn nhai ổn định, độ bền chắc chắn.
  • Chi phí rẻ.
  • Tuổi thọ lâu dài từ 10 – 15 năm.

Nhược điểm:

    • Thẩm mỹ kém bởi chất liệu sẫm màu không giống răng tự nhiên.
    • Dễ bị giãn nở, co lại gây nứt răng.
    • Cần khoảng trống lớn để tạo hình hỗn hợp điều trị.
    • Sau một thời gian sử dụng có thể tạo ra một mảng xám cho cấu trúc răng xung quanh.
    • Tính dẫn nhiệt tốt dễ bị kích ứng với các thực phẩm nóng lạnh.
    • Ở những người dị ứng thủy ngân, suy giảm chức năng thận sẽ không thực hiện được.

Vật liệu trám răng bằng vàng & kim loại quý

Đây là vật liệu trám răng với kim loại quý là vàng có tính chất cứng chắc hơn cả Amagal nên cũng được mọi người sử dụng ở các vị trí răng hàm hay răng cối nhỏ.

Trám răng bằng vàng
Trám răng bằng vàng

Ưu điểm:

  • Lành tính, không gây kích ứng.
  • Chịu lực tốt, ăn nhai bình thường
  • Không bị mài mòn trong môi trường miệng.
  • Tồn tại lâu dài hơn 20 năm.

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ kém, dễ bị lộ khi giao tiếp.
  • Chi phí cao nhất bởi là kim loại quý.
  • Có tính dẫn nhiệt, nhạy cảm với thực phẩm nóng, lạnh.
  • Mất nhiều thời gian điều trị.

Vật liệu trám răng bằng Composite

Composite hiện đang là loại vật liệu được ưa chuộng hiện nay được sử dụng rất phổ biến, bởi những ưu điểm của chúng rất nổi bật hơn hẳn Amalgam hay kim loại quý. Được xem là phương pháp trám răng thẩm mỹ hay còn gọi là trám răng Composite.

Trám răng thẩm mỹ Composite
Trám răng thẩm mỹ Composite

Ưu điểm:

  • Màu sắc tương đồng răng thật, áp dụng cho mọi vị trí phục hình răng.
  • Độ cứng chắc tốt, chịu lực ăn nhai như răng thật.
  • Tính chống xói mòn trong khoang miệng của Composite cũng rất cao.
  • Đa số các trường hợp điều trị chỉ mất 1 lần hẹn duy nhất.
  • Chi phí hợp lý.

Nhược điểm:

  • Miếng trám bị đổi màu sau vài năm, buộc phải làm lại.
  • Cần kiêng cử các loại thực phẩm cứng, dai dễ làm bong rớt vết trám.

Vật liệu trám răng GIC

Trám răng với vật liệu GIC hay còn gọi là Glass Ionomer là một chất liệu tổng hợp được dùng rộng rãi trong nha khoa, vật liệu này được dùng để trám những răng không cần phải chịu áp lực nhai lớn, có thể cân nhắc điều trị để trám tạm thời.

Trám răng vật liệu GIC
Trám răng vật liệu GIC

Ưu điểm:

  • Thẩm mỹ cao, tương đồng màu răng thật.
  • Độ chịu nén, mài mòn cao, không gây kích ứng cơ thể.
  • Trong hỗn hợp có chữa flour chống sâu răng.
  • Chi phí thấp.
  • Bám vào răng rất chắc chắn.

Nhược điểm:

    • Độ cứng chắc kém hơn Amalgam.
    • Có thể phản ứng nhẹ ở giai đoạn đầu.
    • Thường dùng để hàn trám cổ răng bị mòn.

Vật liệu trám sứ Inlay – Onlay

Ngoài các vật liệu trám răng trên thì trám sứ Inlay/Onlay cũng là kỹ thuật giúp phục hình răng rất hiệu quả khi sử dụng công nghệ 3D để chế tạo miếng trám bằng vật liệu sứ với đặc tính cứng chắc, mang màu sắc trong suốt đang rất được ưu tiên sử dụng phục hình toàn diện cho răng.

Inlay/Onlay hiện đại, thẩm mỹ cao
Inlay/Onlay hiện đại, thẩm mỹ cao

Ưu điểm:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ tốt.
  • Tương thích với mọi vị trí răng, dễ dàng vệ sinh.
  • Không xâm lấn răng thật.
  • Tuổi thọ lâu dài từ 15 – 20 năm.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao.

Có những kỹ thuật trám răng nào đang được áp dụng?

Nếu xét về vật liệu trám răng được chia thành nhiều loại thì kỹ thuật trám răng cũng sẽ có 2 cách để bệnh nhân có thể lựa chọn. Hiện nay, trám răng hiện đại bao gồm 2 kỹ thuật là trực tiếp và gián tiếp.

+ Trám răng trực tiếp: sử dụng vật liệu có sẵn và thực hiện trám răng trong 1 lần hẹn, miếng trám được tạo và đông cứng trực tiếp lên răng.

+ Trám răng gián tiếp: chế tạo miếng trám trong phòng kỹ thuật sau đó phục hình lên răng ở lần hẹn thứ 2.

Trám răng trực tiếp:

  • Trám răng Amalgam:

Trám bạc Amalgam là kỹ thuật nha khoa trám răng trực tiếp. Chất trám này có độ bám dính lý tưởng lên răng được ưa chuộng dùng hàng trăm năm qua.

Tuy nhiên, tính thẩm mỹ không cao, có thể làm thay đổi màu răng và ảnh hưởng tới môi trường nên kỹ thuật này đa phần không được lựa chọn thực hiện so với vật liệu trám răng khác.

  • Trám răng Composite

Sử dụng vật liệu tổng hợp hay nhựa trám răng Composite này có thể phục hình cho mọi vị trí răng tổn thương, mang lại màu sắc đồng màu răng thật.

Chỉ mất khoảng 1 lần hẹn điều trị trám trực tiếp tại nha khoa là bạn đã phục hình lại hình dáng răng ban đầu.

Trám răng trực tiếp lên răng
Trám răng trực tiếp lên răng
  • Trám răng GIC

Được làm bằng nhựa Acrylic, trám răng GIC sử dụng vật liệu thủy tinh được dùng cho các trường hợp trám cổ chân răng hay trẻ em để phòng ngừa sâu răng.

Hình thức trám răng này cũng tồn tại khoảng 5 năm thậm chí ít hơn và được thực hiện trực tiếp tại nha khoa.

Trám răng gián tiếp

  • Trám vật liệu sứ Inlay/Onlay

Miếng trám sứ ra đời sau nhưng lại được đông đảo bệnh nhân lựa chọn, chi phí khá đắt nhưng tính thẩm mỹ chúng mang lại không thể phủ nhận. Những miếng trám này có thể tồn tại khoảng 15 năm hơn.

Trám răng gián tiếp qua miếng trám
Trám răng gián tiếp qua miếng trám
  • Trám răng bằng vàng

Trám răng bằng vàng có độ bền lâu dài, tuy có khuyết điểm nhỏ là màu sắc không thật như Composite, chi phí khá cao nên thường không được ưa chọn thực hiện.

Vàng không thể trám trực tiếp lên răng mà cần được đúc tại phòng Lab, dựa vào mãu hàm sao chép trên răng. Kỹ thuật này cũng sẽ mất 2 lần hẹn điều trị để thiết kế miếng trám và dán vào răng bằng vật liệu keo chuyên dụng.

Hỏi đáp những vấn đề xoay quanh phương pháp trám răng thẩm mỹ

Trám răng có cần phải lấy tủy không?

Để biết trám răng có cần phải lấy tủy không cần phải thăm khám nha khoa trực tiếp, thông qua phim X – quang, bác sĩ sẽ xem xét mức độ sâu răng, tổn thương thực tế có ảnh hưởng tủy hay không.

Nhiều trường hợp sâu răng ảnh hưởng tủy sẽ được điều trị tủy rồi mới hàn trám lại sau đó. Nếu được áp dụng công nghệ hiện đại có nhiều trường hợp sâu răng sát tủy vẫn che tủy- bảo vệ tủy bằng các vật liệu sinh học, nên không cần thiết trám răng là phải lấy tủy răng trước.

Trám răng hiệu quả phụ thuộc tay nghề bác sĩ
Trám răng hiệu quả phụ thuộc tay nghề bác sĩ

Trám răng có đau không?

Tùy vào từng trường hợp điều trị mà bạn có cần phải gây tê khi trám răng hay không. Ở những lỗ sâu nhỏ thì các bước thực hiện diễn ra rất nhanh chóng, không hề gây đau nhức, khó chịu.

Nhưng nếu lỗ sâu lớn và kèm theo triệu chứng ê buốt sẽ cần gây tê để bảo đảm quá trình điều trị diễn ra thoải mái nhất. Phần lớn sự dễ chịu này sẽ phụ thuộc lớn vào kỹ năng, tay nghề của bác sĩ điều trị.

Độ bền của miếng trám răng thường sử dụng bao lâu?

Độ bền của miếng trám sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tay nghề bác sĩ thực hiện, vật liệu trám răng được dùng và cách chăm sóc trực tiếp của bệnh nhân.

Hầu hết các vật liệu trám răng đều có thời gian sử dụng lâu dài từ 5 – 10 năm hơn, nhưng để kéo dài tuổi thọ miếng trám cần định kỳ thăm khám nha khoa và kiểm tra vị trí trám răng nếu có vấn đề cần chỉnh sửa sớm.

Như vậy có thể thấy các vật liệu trám răng hiện nay rất đa dạng và để chọn lựa vật liệu phù hợp bạn nên nghe theo sự chỉ định của bác sĩ thực hiện. Nếu có bất kỳ vấn đề nào trên răng nên đặt hẹn thăm khám sớm, sẽ hạn chế được tình trạng ảnh hưởng tủy răng và tiết kiệm chi phí điều trị, sức khỏe răng miệng.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời