Nguyên nhân khiến răng hàm bị vỡ và phương pháp khắc phục

Răng hàm bị vỡ là tình trạng rất thường gặp trong nha khoa, chúng gây ra nhiều phiền toái trong ăn uống, thẩm mỹ. Vậy những nguyên nhân nào khiến răng hàm bị vỡ và khắc phục như thế nào?

Răng hàm bị vỡ
Răng hàm bị vỡ

Nguyên nhân khiến răng hàm bị vỡ

Có rất nhiều nguyên nhân làm răng hàm bị vỡ, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến như:

Do bệnh lý răng miệng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân gây mẻ vỡ răng hàm. Vì khi lỗ sâu phát triển lớn, thân răng trở nên rỗng và mỏng, dễ bị vỡ khi gặp các tác động dù là nhỏ nhất. Ngoài ra, trường hợp bị thiểu sản men răng cũng khiến răng dễ bị nứt mẻ hơn.

Sâu răng là nguyên nhân khiến răng hàm bị mẻ vỡ
Sâu răng là nguyên nhân khiến răng hàm bị mẻ vỡ

Do chấn thương: Va chạm mạnh khi chơi thể thao hoặc tai nạn xe cũng là nguyên nhân làm cho răng hàm bị mẻ.

Cắn vật cứng: Khi thường xuyên ăn nhai thực phẩm cứng hoặc dùng răng cạy mở nắp chai, cắn đồ vật sẽ dễ làm răng bị mẻ. Mặt khác, việc tiêu thụ thực phẩm có tính axit cao trong một thời gian dài cũng làm cho men răng bị mài mòn, yếu và nhạy cảm hơn.

Nghiến răng: Thói quen nghiến răng khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến men răng bị mòn, nứt mẻ.

Nghiến răng làm răng bị nứt mẻ
Nghiến răng làm răng bị nứt mẻ

Thiếu canxi: Việc ăn uống không điều độ, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt lượng canxi cần thiết làm răng dễ vỡ trong quá trình ăn nhai.

Răng hàm bị vỡ có nguy hiểm không?

Răng hàm là nhóm răng đảm nhiệm vai trò ăn nhai chính trên cung hàm. Do đó, khi răng hàm bị vỡ mẻ, lực nhai sẽ suy giảm, thức ăn không được nghiền nhuyễn khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa.

Mặt khác, ở phần răng bị mẻ sẽ hình thành nên những gờ nhọn, chúng có khả năng làm tổn thương đến lưỡi hoặc những mô mềm khác trong khoang miệng.

Ngoài ra, việc để lộ phần răng ra ngoài cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó tăng nguy cơ gây ra bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, nghiêm trọng hơn còn gây mất răng.

Răng hàm bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm
Răng hàm bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm

Các phương pháp phục hình răng hàm bị vỡ

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ răng hàm bị vỡ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất.

Trám răng

Là thủ thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu Composite trám kín vị trí phần răng bị khuyết giúp tái tạo lại hình dáng thân răng như ban đầu. Vật liệu Composite có màu sắc gần giống với răng tự nhiên nên mang lại thẩm mỹ cao. Đồng thời còn giúp khôi phục chức năng ăn nhai.

Trám răng khắc phục răng hàm bị mẻ
Trám răng khắc phục răng hàm bị mẻ

Tuy nhiên, tuổi thọ của miếng trám không cao, sau một thời gian sử dụng sẽ bị bong tróc và nhiễm màu thực phẩm. Ngoài ra, phương pháp này không thể áp dụng cho trường hợp răng hàm bị mẻ vỡ lớn.

Bọc răng sứ

Trường hợp răng hàm bị mẻ lớn, bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ. Phương pháp này được thực hiện bằng cách mài đi một lớp mỏng men răng bên ngoài nhằm tạo mặt tiếp xúc hoàn hảo để bọc mão răng sứ lên trên.

Mão răng sứ này được chế tác dựa trên dấu hàm của bệnh nhân, đóng vai trò như “chiếc áo giáp” bảo vệ cùi răng bên trong khỏi những tác nhân gây hại.

Đặc biệt, mão sứ được bọc khít sát với răng thật, không gây tình trạng cộm cấn, đảm bảo ăn nhai thoải mái, tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm, thậm chí là 20 năm hoặc lâu hơn nếu chọn loại răng sứ chất lượng và chăm sóc tốt.

Ngoài ra, màu sắc của răng sứ còn giống với màu răng tự nhiên nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Bọc răng sứ cho răng hàm bị mẻ
Bọc răng sứ cho răng hàm bị mẻ

Nhổ răng

Nếu răng hàm bị vỡ một mảng lớn, không còn khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và khuyến cáo bệnh nhân sớm trồng lại răng giả. Hiện nay có nhiều phương pháp phục hình răng mất để bạn lựa chọn.

Nhổ răng khi răng hàm không có khả năng phục hồi
Nhổ răng khi răng hàm không có khả năng phục hồi

Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, cho khả năng ăn nhai chắc chắn như răng thật và thời gian sử dụng lâu dài thì cấy ghép Implant là phương pháp tốt nhất, được các chuyên gia hàng đầu trên thế giới khuyên dùng.

Cách chăm sóc răng bị mẻ, vỡ tại nhà

Khi cảm nhận răng bị vỡ mẻ, việc đầu tiên bạn cần làm là khạc nhổ mảnh vỡ ra ngoài. Tránh trường hợp tiếp tục nhai vì nếu còn mảnh vỡ sắc nhọn, chúng sẽ trôi theo thức ăn gây tổn thương cổ họng hoặc các cơ quan tiêu hóa.

Không dùng tay hoặc lưỡi chạm vào gờ răng bị mẻ vì chúng khá bén, có khả năng làm đứt tay hoặc tổn thương đến lưỡi.

Khi răng bị mẻ, phần còn lại của răng như ngà răng, tủy răng có nguy cơ bị lộ ra ngoài. Những bộ phận này rất dễ bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn tấn công. Vì vậy mà bạn nên súc miệng lại thật sạch bằng nước muối sinh lý. Sau đó đặt 1 cục bông gòn vào vị trí răng mẻ.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Trường hợp chưa thể sắp xếp thời gian đến gặp nha sĩ ngay, bạn có thể dùng sáp nha khoa để che phủ phần gờ răng sắc nhọn. Cách này giúp làm giảm thiểu tình trạng tổn thương đến các mô mềm khác.

Thời điểm răng vỡ, việc ăn uống cần phải hết sức cẩn thận. Hãy ưu tiên những thực phẩm mềm lỏng, hạn chế sức nhai như cháo, súp, sinh tố, sữa,… Đồng thời tránh những món dai cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Hạn chế nhai bên hàm có chiếc răng bị mẻ.

Liên hệ, đặt lịch hẹn tại nha khoa để được bác sĩ thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng trì hoãn làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

Thăm khám nha khoa để có phương pháp khắc phục sớm
Thăm khám nha khoa để có phương pháp khắc phục sớm

Răng hàm bị mẻ gây cản trở trong quá trình ăn nhai, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Và chỉ khi có sự can thiệp của nha khoa mới mang lại kết quả tối ưu. Vì vậy mà khi bị mẻ răng, bạn nên đến nha khoa sớm để được điều trị.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời