Nguyên nhân bệnh nghiến răng và cách khắc phục

Bệnh nghiến răng là tình trạng mà hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Điều này không chỉ gây khó chịu với những người ngủ bên cạnh mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Vậy yếu tố gây bệnh nghiến răng là gì và cách khắc phục như thế nào?

Bệnh nghiến răng khi ngủ là như thế nào?
Bệnh nghiến răng khi ngủ là như thế nào?

Thế nào là nghiến răng khi ngủ?

Nghiến răng được dùng để chỉ hoạt động liên tục của cơ hàm mà biểu hiện cụ thể là sự siết chặt ở cả hai hàm trên và dưới, chúng tạo ra âm thanh ken két khó chịu.

Phải hiểu răng nghiến răng không phải là chức năng hay nhiệm vụ của hệ thống nhai, mà chúng là một dạng rối loạn gây ảnh hưởng đến khớp cắn.

Nghiến răng khi ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào và hoạt động này thường xuất hiện khi cơ thể đã vào trạng thái ngủ sâu.

Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động giấc ngủ
Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động giấc ngủ

Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ

Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ vẫn chưa xác định cụ thể. Tuy nhiên, người ta phát hiện nghiến răng có mối liên hệ với các yếu tố sau:

Yếu tố tâm lý xã hội

Lối sống căng thẳng được xem là yếu tố kích hoạt chính. Tình trạng nghiến răng ban đêm là sự phản ứng của não bộ, đáp ứng với căng thẳng ban ngày đã hoặc đang diễn ra.

Căng thẳng thường xảy ra ở những người làm việc cường độ cao, bị áp bức, sinh viên trong mùa thi hoặc áp lực từ gia đình,… Trường hợp nghiến răng xuất phát từ tâm lý xã hội thì những người trẻ có tính cách mạnh mẽ, dễ kích động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thường xuyên căng thẳng là yếu tố gây ra tật nghiến răng
Thường xuyên căng thẳng là yếu tố gây ra tật nghiến răng

Yếu tố di truyền

Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy mức độ liên quan của yếu tố di truyền đến tình trạng nghiến răng. Theo đó, 21 – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có thành viên trong gia đình đã và đang mắc bệnh. Vì vậy mà nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh nghiến răng khi ngủ thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải.

Các loại thuốc và chất kích thích

Những người sử dụng chất kích thích hoặc một số loại thuốc điều trị đặc thù như: rượu, cocaine, thuốc đối kháng dopamin, thuốc chống trầm cảm, các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc,… sẽ gây tình trạng nghiến răng khi ngủ do tác dụng phụ của thuốc.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm làm trầm trọng thêm bệnh nghiến răng
Sử dụng thuốc chống trầm cảm làm trầm trọng thêm bệnh nghiến răng

Yếu tố tại chỗ

Đôi khi khớp cắn cũng có thể là vấn đề gây bệnh. Trường hợp một răng hoặc một nhóm răng mọc lệch, mọc không đúng vị trí gây cản trở đường đi của vận động nhai bình thường, làm sai lệch khớp cắn dễ dẫn đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Yếu tố toàn thân

Khi cơ thể gặp các vấn đề như: nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa, dinh dưỡng, thiếu vitamin hoặc mất cân bằng enzym cũng là nguyên nhân khiến tình trạng nghiến răng thêm trầm trọng.

Ngoài ra, tật nghiến răng còn có thể là triệu chứng của các bệnh như: chứng bại não, Parkinson, hội chứng Rett, hoặc bệnh Down, động kinh,…

Yếu tố nghề nghiệp

Một số công việc, nghề nghiệp có tính đặc thù cần yếu tố cắn chặt răng thường xuyên như nghệ sĩ biểu diễn xiếc bằng răng,công nhân khuân vác hoặc những người thường xuyên vặn, siết ốc tại các cửa hàng cơ khí,…

Khuân vác nặng cần cắn chặt răng để gồng lấy sức
Khuân vác nặng cần cắn chặt răng để gồng lấy sức

Yếu tố bản năng

Một số nghiên cứu cho thấy nghiến răng còn là thói quen thuộc về bản năng. Đây là hoạt động tập tính của loài có vú. Nếu thuộc về yếu tố bản năng, thông thường ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã có biểu hiện nghiến răng.

Dấu hiệu của chứng nghiến răng khi ngủ

Khi gặp tình trạng nghiến răng, người bệnh sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng điển hình sau:

– Răng ở hai hàm nghiến qua nghiến lại tạo thành âm thanh ken két, đủ lớn để đánh thức người ngủ bên cạnh

– Ngủ dậy có cảm giác mỏi, căng cơ hàm, hoặc đau hàm mặt

– Bề mặt răng bị làm phẳng

– Men răng mài mòn, nhiều trường hợp làm răng bị sứt mẽ, gãy hoặc lung lay

– Tăng độ nhạy cảm của răng, dễ bị kích thích với thực phẩm nóng lạnh, quá ngọt hoặc quá chua

– Đau tai, đau đầu vùng thái dương

– Hai bên trong má bị tổn thương

Mỏi đau nhức hàm là một trong những triệu chứng của bệnh nghiến răng
Mỏi đau nhức hàm là một trong những triệu chứng của bệnh nghiến răng

Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ

Đa phần nghiến răng không gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu chúng chỉ xuất hiện thỉnh thoảng vào những lúc cơ thể căng thẳng, mệt mỏi.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nghiến răng thường xuyên và không được can thiệp điều trị sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng như:

– Sự tiếp xúc mạnh giữa hàm trên và hàm dưới sẽ khiến bề mặt răng nhanh chóng bị mài mòn, lớp men răng bị mất, làm lộ ngà răng ra ngoài gây ê buốt, nhạy cảm với đồ ngọt, sự chênh lệch nhiệt độ,…

Nghiến răng thường xuyên dẫn đến tình trạng mòn men răng
Nghiến răng thường xuyên dẫn đến tình trạng mòn men răng

– Đặc biệt, nhiều trường hợp do răng luôn bị tác động mạnh trong thời gian dài mà khiến răng yếu hơn, dễ nứt gãy, lung lay.

– Các cơ hàm bị co thắt mạnh làm đau mỏi cơ hàm, thậm chí là đau đầu, đau cổ, rối loạn khớp thái dương hàm.

– Khi tình trạng chuyển biến nặng hơn, khuôn mặt có thể bị biến dạng, mất cân xứng, suy giảm thẩm mỹ trầm trọng.

– Ngoài ra, người bệnh nghiến răng còn tạo ra những âm thanh nhức tai, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người ngủ bên cạnh.

Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ

Thông thường, khi chứng nghiến răng chỉ ở mức độ nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện thì không cần thiết phải điều trị.

Việc can thiệp điều trị sẽ được cân nhắc khi chứng nghiến răng nghiêm trọng và có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Phương pháp cũng như kế hoạch điều trị sẽ có sự khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị kiểm soát stress

Nếu nghiến răng do căng thẳng kéo dài, bạn có thể điều chỉnh, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày như thường xuyên tập thể dục hơn, dành ra vài phút để ngồi thiền, hạn chế sử dụng các chất kích thích, thực hiện massage đầu hoặc cơ mặt.

Vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn có thể thử nghe nhạc, tắm với nước ấm, khởi động nhẹ nhàng hoặc đọc một quyển sách yêu thích.

Ngồi thiền để kiểm soát stress, giải tỏa căng thẳng
Ngồi thiền để kiểm soát stress, giải tỏa căng thẳng

Thay đổi thói quen vận động và điều chỉnh hàm

Phương pháp này cần mất khá nhiều thời gian. Trước tiên, bạn nên thay đổi trong quá trình ăn nhai hằng ngày, tránh tình trạng nhai một bên, hãy nhai thức ăn đều ở cả hai bên hàm.

Sử dụng thuốc

Trên thực tế, thuốc không có hiệu quả trực tiếp đối với tật nghiến răng, chúng chỉ có thể làm giảm đau, giảm sự căng cơ quá mức do bệnh nghiến răng gây ra.

Hoặc trong trường hợp người bệnh gặp vấn đề về chứng trầm cảm, lo lắng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chống trầm cảm để kiểm soát cảm xúc của bạn. Từ đó cũng có khả năng hạn chế được tất nghiến răng.

Can thiệp nha khoa

Tương tự như phương pháp dùng thuốc, việc can thiệp nha khoa cũng không đảm bảo điều trị dứt điểm tật nghiến răng, chúng còn phụ thuộc vào sự chủ động thay đổi của người bệnh.

Một trong những giải pháp can thiệp nha khoa phổ biến nhất là sử dụng máng chống nghiến. Dụng cụ này được làm từ nhựa acrylic, chế tác dựa trên dấu hàm của bệnh nhân.

Can thiệp điều trị nha khoa bằng cách đeo máng chống nghiến
Can thiệp điều trị nha khoa bằng cách đeo máng chống nghiến

Máng chống nghiến sẽ giúp ngăn sự tiếp xúc giữa hàm trên và hàm dưới, từ đó bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn. Đặc biệt, một số loại máng còn có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm.

Nghiến răng khi ngủ ở người lớn có cần gặp bác sĩ không?

Không phải tất cả trường hợp người lớn bị nghiến răng đều cần gặp bác sĩ. Nếu tật nghiến răng chỉ xuất hiện thỉnh thoảng và người bệnh có thể điều chỉnh thay đổi thói quen, hành vi của mình thì không cần thiết can thiệp nha khoa.

Ngược lại, trường hợp tật nghiến răng xuất hiện thường xuyên, bạn không thể kiểm soát được. Đồng thời khi thức dậy còn có biểu hiện mỏi hàm, đau nhức liên tục ở vị trí mặt, tai, xương hàm thì nên sớm đến nha khoa để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng mài mòn, hỏng men răng.

Cần gặp bác sĩ khi tình trạng nghiến răng diễn ra thường xuyên
Cần gặp bác sĩ khi tình trạng nghiến răng diễn ra thường xuyên

Phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ

Để hạn chế, phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

Giảm mức độ căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách,…

Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu canxi, magie. Vì việc thiếu hụt hai thành phần này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh dẫn đến việc nghiến răng.

Tăng cường thực phẩm giàu canxi và magie
Tăng cường thực phẩm giàu canxi và magie

Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống chứa cồn và cafein. Thay vào đó nên xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh.

Ngừng nhai những thứ không phải đồ ăn như đầu bút, móng tay. Những người có thói quen này sẽ gây ra tình trạng nhai không kiểm soát dẫn đến tật nghiến răng. Bạn có thể thay đổi bằng cách nhai kẹo cao su không đường và hạn chế dần.

Sử dụng dụng cụ máng chống nghiến cải thiện tật nghiến răng khi ngủ, bảo vệ răng khỏi sự mài mòn.

Bệnh nghiến răng mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, suy giảm chất lượng giấc ngủ. Vì vậy mà ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh nghiến răng, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời