Mỏi cơ hàm là bệnh gì? Phải làm thế nào?

Mỏi cơ hàm mặt gây ra cảm giác ê ẩm, cứng hàm, thậm chí là đau nhức xung quanh vùng tai. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến mỏi hàm, song đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng loạn khớp hàm. Vậy loạn khớp hàm là gì và cách điều trị như thế nào?

Mỏi hàm có thể là dấu hiệu của loạn khớp hàm
Mỏi hàm có thể là dấu hiệu của loạn khớp hàm

Loạn khớp hàm là gì?

Khớp hàm là vùng nằm trước tai và dưới thái dương, được cấu tạo bởi đĩa khớp, lồi cầu và diện khớp.

Loạn khớp hàm là tình trạng xuất hiện những cơn đau, mỏi quanh khớp hàm khi thực hiện chức năng ăn nhai hoặc giao tiếp. Nguyên nhân gây ra những cơn đau này là do đĩa khớp hoặc xương hàm hoạt động sai lệch.

Đĩa khớp hoặc xương hàm hoạt động sai lệch gây ra loạn khớp hàm
Đĩa khớp hoặc xương hàm hoạt động sai lệch gây ra loạn khớp hàm

Những yếu tố tác động gây loạn khớp hàm có thể kể đến như:

– Thói quen xấu ăn nhai một bên trong nhiều năm liền khiến răng bên nhai bị mài mòn gấp đôi, đồng thời xương hàm bị tác động cũng phát triển hơn so với bên còn lại, lâu dần làm khớp cắn bị lệch và rối loạn khớp hàm.

– Răng mọc lệch lạc, không đều hoặc răng bị xô lệch do mất răng sớm cũng là nguyên nhân khiến khớp cắn bị sai lệch, lâu dần làm khớp hàm bị loạn.

Mất răng sớm khiến răng xô lệch cũng là nguyên nhân gây loạn khớp hàm
Mất răng sớm khiến răng xô lệch cũng là nguyên nhân gây loạn khớp hàm

– Căng thẳng, rối loạn tâm lý khiến ngưỡng đề kháng của hệ thống nhai bị suy giảm, đồng thời tăng co thắt cơ làm sai lệch chức năng gây rối loạn khớp hàm.

– Bên cạnh đó, viêm khớp hoặc bị chấn thương do tai nạn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng loạn khớp hàm.

Dấu hiệu của loạn khớp hàm

Khi bị loạn khớp hàm, thông thường người bệnh sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu sau:

– Giai đoạn đầu còn nhẹ, bệnh sẽ thể hiện bằng các triệu chứng như mỏi cơ khi ăn nhai, nói chuyện, cảm giác nặng mặt, căng hai bên vùng trước tai và lúc há hoặc ngậm miệng thì có tiếng kêu lục cục.

Loạn khớp hàm gây ra những cơn đau nhức khó chịu
Loạn khớp hàm gây ra những cơn đau nhức khó chịu

– Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, người bệnh có thể bị đau đầu thường xuyên, vận động của hàm dưới bị giới hạn làm việc há miệng hạn chế, không thể há to như bình thường hoặc phải lệch sang một bên.

– Trường hợp để lâu không điều trị, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhuyễn sụn khớp, xơ cứng khớp, dính khớp,….

Đau xương hàm gần tai cảnh bảo bệnh gì?

Đau mỏi hàm, đặc biệt là vùng xương hàm gần tai thì bạn càng không nên chủ quan, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:

Viêm khớp thái dương hàm

Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác nhức thái dương, khó khép mở miệng ở vùng khớp hàm.

Cơn đau có thể xảy ra theo chu kỳ hoặc một cách đột ngột. Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ cao hơn ở nhóm nữ giới đang trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh.

Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm có thể là do tai nạn, chấn thương trong lao động, va đập khi chơi thể thao, stress kéo dài, biến chứng nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật,…

Hoặc trường hợp có tiền sử mắc bệnh về xương khớp như nhiễm khuẩn khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thái dương hàm.

Loạn năng thái dương hàm

Căn bệnh này thường không quá phổ biến. Theo số liệu thống kê tại các nước đang phát triển, người mắc bệnh loạn năng thái dương hàm chỉ chiếm khoảng 10% dân số. Những biểu hiện của bệnh không quá rõ rệt, chúng cũng là những cơn đau mỏi ở vùng xương hàm, khó há miệng, đau đầu, ù tai, chóng mặt,…

Loạn năng thái dương hàm có thể gây ra những cơn đau nhức ở vùng tai
Loạn năng thái dương hàm có thể gây ra những cơn đau nhức ở vùng tai

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn năng thái dương hàm là chấn thương, gặp các vấn đề về răng miệng (mất răng sớm, răng xô lệch, răng khôn mọc lệch, làm răng giả sai kỹ thuật), hoặc xuất phát từ bệnh nghề nghiệp (nghệ sĩ kéo violon, tổng đài viên,…)

Sái quai hàm

Trong một số trường hợp đau xương hàm gần tai có thể là triệu chứng của tình trạng sái quai hàm. Chúng sẽ có những biểu hiện cụ thể như khó khăn khi vận động cổ, cảm giác đau nhiều hơn khi cử động quai hàm, chức năng nghe suy giảm, khi há miệng hoặc ăn uống sẽ nghe tiếng lụp cụp,…

Tình trạng sái quai hàm gây khó khăn khi vận động cổ
Tình trạng sái quai hàm gây khó khăn khi vận động cổ

Thông thường, sái quai hàm xảy ra khi bạn cười quá to hoặc há miệng quá rộng. Khi gặp trường hợp này, bạn tuyệt đối không tự ý nắn chỉnh vì có thể khiến tình trạng quai hàm bị lệch nhiều hơn, thậm chí là méo miệng, lệch hàm. Thay vào đó hãy đến bác sĩ để được thăm khám, xử lý kịp thời.

Loạn năng khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở phần đầu, loạn năng khớp thái dương hàm gây ra những cơn đau thắt khó chịu ở hai bên vùng mặt phía trước tai. Những cơn đau này có thể đột ngột xuất hiện hoặc xảy ra theo chu kỳ.

Những biểu hiện của loạn năng khớp thái dương hàm thường không quá rõ ràng, nhiều trường hợp chỉ xuất hiện thoáng qua rồi tự động khỏi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chuyển biến nặng hơn gây ra một số biến chứng như xơ cứng khớp, hỏng khớp.

Loạn năng khớp thái dương hàm làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh
Loạn năng khớp thái dương hàm làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh

Mặc dù bệnh không gây tử vong nhưng vẫn khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi và suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi bắt gặp những triệu chứng của loạn năng khớp thái dương hàm, bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Điều trị rối loạn khớp hàm

Khi phát hiện cũng như nghi ngờ các dấu hiệu, triệu chứng của loạn khớp hàm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hàm mặt, chỉ định người bệnh chụp cộng hưởng từ hoặc nội soi khớp. Sau khi xác định được nguyên nhân cũng như mức độ loạn khớp hàm, bác sĩ sẽ lên phác điều trị trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc: Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn khớp hàm xuất phát từ yếu tố tâm lý, thường xuyên lo âu, căng thẳng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cũng như hướng dẫn các bài luyện tập hàm tại nhà giúp thả lỏng. Trong một số trường hợp có thể kết hợp với biện pháp Đông y như châm cứu.

Niềng răng: Nếu rối loạn khớp hàm do răng lệch lạc, mọc không đều, bạn sẽ được chỉ định niềng răng. Bằng các khí cụ chuyên dụng, nha sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo để sắp xếp các răng về đúng vị trí mong muốn, ổn định khớp cắn, từ đó khắc phục tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm.

Niềng răng là một trong những giải pháp giúp khắc phục loạn khớp hàm
Niềng răng là một trong những giải pháp giúp khắc phục loạn khớp hàm

Phẫu thuật hàm: Nếu cơn đau quá nghiêm trọng và không thể áp dụng điều trị bằng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật xương hàm, đặt chúng về đúng vị trí và cố định bằng nẹp vít.

Một số vấn đề cần lưu ý

Khi thực hiện điều trị rối loạn khớp hàm, bên cạnh phương pháp y học, người bệnh cũng nên chủ động phối hợp điều trị tại nhà:

– Ý thức hơn về những thói quen xấu của bản thân để điều chỉnh đúng cách, điển hình nhất là tình trạng nghiến răng hoặc hay dùng răng cắn vật cứng,…

– Chườm ấm để giúp thư giãn các cơ trên gương mặt. Hoặc chườm lạnh để giảm triệu chứng đau do rối loạn khớp hàm.

Chườm ấm để giãn cơ trên mặt
Chườm ấm để giãn cơ trên mặt

– Giữ cho tinh thần thoải mái, giảm áp lực, căng thẳng bằng cách rèn luyện thể dục thể thao, nghe nhạc, đọc sách,…

– Ưu tiên những thực phẩm mềm, cắt miếng nhỏ. Tránh những món ăn quá dai, có độ bám dính cao như kẹo cao su, kẹo dẻo,…

– Thực hiện các bài tập nâng cao đầu, cổ, tư thế vai, xoa bóp cơ trên gương mặt.

Mỏi hàm có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn khớp hàm. Vì vậy mà khi thường xuyên gặp các triệu chứng mỏi, ê ẩm, cứng hàm, đau nhức lan tới vùng tai,… kéo dài thường xuyên, liên tục bạn nên sớm gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời