Niềng răng không nhổ răng có được không?

Không ít bệnh nhân lo lắng niềng răng phải nhổ răng. Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp niềng răng không nhổ răng vẫn đảm bảo được kết quả thành công. Vậy sự thật niềng răng không nhổ răng có được không? Những trường hợp nào không nhất thiết phải nhổ răng?

Niềng răng không nhổ răng có được không?
Niềng răng không nhổ răng có được không?

Niềng răng có cần nhổ răng?

Niềng răng chỉnh nha được xem là một giải pháp nha khoa đột phá đem lại hiệu quả nắn chỉnh răng toàn diện trong các trường hợp răng hô, móm, thưa, chen chúc, lệch lạc, khấp khểnh, sai khớp cắn,….

Không chỉ giúp mang đến một hàm răng thẳng đều, sát khít. Mà niềng răng còn giúp khớp cắn được cải thiện cân đối, ăn nhai và vệ sinh răng miệng tốt hơn, phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa, bệnh răng miệng,…

Sau khi trải qua quá trình thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, chụp phim x-quang răng. Bác sĩ sẽ lập phác đồ phù hợp và quyết định có cần nhổ răng khi niềng răng không.

Do tính chất dịch chuyển của răng trong quá trình niềng răng nên cung hàm nhất định phải có được một khoảng trống phù hợp mới có thể dễ dàng điều chỉnh răng về đúng vị trí. Một số trường hợp bắt buộc phải nhổ răng để quá trình di chuyển của răng thuận lợi và nhanh chóng hơn. Cụ thể gồm:

– Răng mọc lệch lạc quá nhiều: Những trường hợp răng hô, móm, khấp khểnh, chen chúc quá nhiều nếu đưa các răng dịch chuyển về đúng vị trí thì nhất định phải có khoảng trống để sắp xếp lại răng. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để quá trình niềng răng thuận lợi hơn.

– Nhổ răng khôn: Răng khôn thường mọc không đúng vị trí trên cung hàm nên sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng và cản trở đến quá trình niềng răng. Do đó, bệnh nhân cũng cần nhổ răng khôn để việc niềng răng đảm bảo đạt hiệu quả cao.

– Niềng răng khi đã trưởng thành: Những bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành trên 17 khi niềng răng khả năng cao cần nhổ răng. Trong giai đoạn này xương hàm đã ổn định cứng chắc, do đó nhổ răng là cần thiết để có được chỗ trống cho các răng dịch chuyển tốt hơn.

Nhổ răng khi niềng mục đích tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển tốt hơn
Nhổ răng khi niềng mục đích tạo khoảng trống cho các răng dịch chuyển tốt hơn

Nếu bệnh nhân bắt buộc phải nhổ răng để niềng răng thì không nên quá lo lắng. Bởi các răng được chỉ định nhổ thường ít quan trọng về thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Tuy nhiên, việc nhổ răng khi niềng răng thường phải được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, nắm vững kỹ thuật và quy trình điều trị, sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại và tuân thủ vô trùng tuyệt đối.

Khi nhổ răng bác sĩ sẽ có sự tính toán, phân tích kỹ lưỡng dựa trên kết quả thăm khám và phim chụp để đảm bảo toàn bộ quá trình điều trị diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

Niềng răng không nhổ răng được áp dụng khi nào?

Không phải lúc nào cũng cần phải nhổ răng khi niềng răng. Nếu như khung hàm còn đủ khoảng trống phù hợp để sắp xếp lại các răng thì bệnh nhân không cần thiết nhổ răng.

Việc không nhổ răng để niềng sẽ giúp bệnh nhân giữ được tối đa hàm răng tự nhiên. Nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả tốt, bác sĩ sẽ thăm khám và chụp x-quang cẩn thận và có sự tư vấn giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Bệnh nhân có thể yên tâm rằng hầu như phần lớn các bác sĩ đều hạn chế tối thiểu việc nhổ răng để niềng răng. Niềng răng không nhổ răng sẽ được áp dụng đảm bảo hiệu quả trong những trường hợp cụ thể sau đây:

1.    Răng thưa

Các trường hợp bệnh nhân có hàm răng thưa, hở kẽ thì cung hàm đã có sẵn khoảng trống thích hợp nên không cần thực hiện nhổ răng nữa.

Nhờ vào lực kéo chỉnh các các khí cụ chuyên dụng sẽ giúp các răng dần dịch chuyển mọc về đúng vị trí thẳng đều, sát khít nhau không còn thưa, hở, đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và chức năng răng tốt nhất sau khi niềng răng.

Không cần thiết nhổ răng khi niềng răng thưa
Không cần thiết nhổ răng khi niềng răng thưa

2.    Trẻ em

Đối với trẻ em trong giai đoạn từ 12 – 16 tuổi là thời điểm vàng để niềng răng đạt kết quả tốt nhất mà không bắt buộc phải nhổ bất cứ răng nào.

Vào giai đoạn này, cấu trúc xương hàm cũng như răng của trẻ vẫn còn đang trong quá trình phát triển, mới thay răng sữa nên có những khoảng trống giúp dễ dàng điều chỉnh các răng dịch chuyển dễ dàng về đúng vị trí như kế hoạch. Đồng thời niềng răng lúc này cũng sẽ rút ngắn được nhiều thời gian hơn với hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

Trẻ em khi niềng răng sẽ hạn chế tối đa việc phải nhổ răng
Trẻ em khi niềng răng sẽ hạn chế tối đa việc phải nhổ răng

3.    Người có vòm hàm rộng

Dù cho bệnh nhân có đang gặp phải bất cứ tình trạng răng mọc hô, móm, chen chúc,… Nhưng sau khi thăm khám, chụp x-quang và xác định được kích thước vòm hàm của bệnh nhân lớn, đủ khoảng trống để cho răng dịch chuyển thuận lợi. Thì hoàn toàn có thể niềng răng hiệu quả mà không cần nhổ răng.

4.    Răng khấp khểnh nhẹ

Ở những trường hợp bệnh nhân có răng khấp khểnh nhẹ, dễ xử lý vẫn có thể áp dụng niềng răng chỉnh nha mà không cần nhổ răng, kết quả đạt được vẫn tốt như mong đợi.

Để biết chính xác niềng răng không nhổ răng có được không, bệnh nhân nên đến trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá chính xác tình trạng răng miệng và đưa ra quyết định phù hợp. Điều này vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, thẩm mỹ cũng như kết quả của quá trình chỉnh nha lâu dài.

Răng khấp khểnh nhẹ khi niềng cũng không cần nhổ răng
Răng khấp khểnh nhẹ khi niềng cũng không cần nhổ răng

Quy trình niềng răng không cần nhổ răng

Niềng răng không cần nhổ răng được thực hiện với quy trình đạt chuẩn gồm đầy đủ các bước theo quy định như sau:

Bước 1: Thăm khám răng tổng quát, tư vấn và chụp X quang răng

Trước tiên bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại và chụp phim x-quang răng để xác định chính xác tình trạng lệch lạc của răng.

Cùng với đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như tình trạng răng miệng và nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân.

Hiện tại có 2 lại niềng răng đó là: niềng răng mắc cài (mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong, mắc cài tự buộc) và niềng răng trong suốt để bệnh nhân lựa chọn được giải pháp tốt nhất cho mình.

Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát
Thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát

Bước 2: Lên phác đồ điều trị và lấy dấu hàm

Sau khi bệnh nhân đã lựa chọn được phương pháp niềng răng, đồng ý với chính sách dịch vụ và chi phí mà bác sĩ tư vấn.

Bác sĩ sẽ tiến hành lập phác đồ chỉnh nha chi tiết và mô phỏng quá trình các răng dịch chuyển từ khi mới đeo niềng cho đến khi tháo niềng. Khi đó bệnh nhân sẽ dễ dàng quan sát trước được kết quả sau khi niềng răng của mình.

Đồng thời, ở bước này bệnh nhân sẽ được lấy dấu hàm để thiết kế mắc cài phù hợp nhất với tình trạng khung hàm của mình.

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Bác sĩ sẽ tổng hợp tất cả thông số, dữ liệu cụ thể của bệnh nhân vào phần mềm chỉnh nha chuyên dụng. Các kỹ thuật viên sẽ dựa vào đó để thiết kế, chế tác ra bộ khí cụ niềng răng tương thích nhất với từng tình trạng răng cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Mắc cài được thiết lế và chế tác riêng biệt cho từng tình trạng răng
Mắc cài được thiết kế và chế tác riêng biệt cho từng tình trạng răng

Bước 4: Gắn mắc cài và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng niềng

Khi mắc cài đã được chế tác xong, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân đến nha khoa và tiến hành quy trình gắn mắc cài lên răng.

Quá trình gắn mắc cài diễn ra khá nhẹ nhàng, nhanh chóng. Khi đã hoàn thành, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bệnh nhân cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng, ăn uống đúng cách để đảm bảo quá trình chỉnh nha thuận lợi đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao.

Gắn mắc cài
Gắn mắc cài

Bước 5: Tái khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ

Thông thường, sau khoảng 1 tháng bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân đến nha khoa để tái khám định kỳ. Trong mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ kiểm tra và có sự điều chỉnh mắc cài, dây cung phù hợp để các răng dịch chuyển đúng vị trí thẩm mỹ nhất.

Bệnh nhân cần tái khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ
Bệnh nhân cần tái khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì kết quả chỉnh nha

Khi thăm khám kỹ lưỡng và nhận thấy hàm răng của bệnh nhân đã mọc đều đẹp, khớp cắn chuẩn, hài hòa với gương mặt. Bác sĩ sẽ thực hiện tháo niềng và kết thúc quá trình niềng răng với kết quả thẩm mỹ giống như mong muốn của bệnh nhân.

Răng sau khi tháo niềng vẫn chưa thực sự ổn định. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm hàm duy trì để giữ cho các răng ổn định tại vị trí mới, không bị tác động từ việc ăn nhai hằng ngày làm răng mọc xô lệch trở lại vị trí cũ.

Hiện nay, hàm duy trì gồm 2 dạng đó là: cố định và tháo lắp. Tùy theo từng nhu cầu thẩm mỹ và điều kiện hiện có mà bệnh nhân có thể chọn loại hàm phù hợp nhất để sử dụng.

Đeo hàm duy trì để duy trì kết quả niềng răng tốt nhất
Đeo hàm duy trì để duy trì kết quả niềng răng tốt nhất

Trên đây là những thông tin về Niềng răng không nhổ răng có được không. Hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người. Hãy liên hệ ngay đến hotline 19007141 để được giải đáp tận tình mọi thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch thăm khám, tư vấn miễn phí về tình trạng răng miệng nhé!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời