Nha đam là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực làm đẹp. Loài thực vật này được mệnh danh là “mỹ phẩm thiên nhiên” với nhiều ứng dụng khác nhau nhằm chăm sóc sắc đẹp. Thế nhưng công dụng của nha đam không chỉ có thế, bản thân loài cây này còn là một vị thuốc hữu hiệu đối với nhiều căn bệnh trong đó có nhiệt miệng. Nếu bạn đang e ngại bệnh nhiệt miệng thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi nó.
Nha đam trị nhiệt miệng hiệu quả 100%
1. Công dụng tuyệt vời của Nha Đam
Vỏ xanh mát, thịt trắng trong đẹp mắt tiết ra chất nhờn mát rượi nhưng lại có mui hăng, khó ngửi; đó là những ấn tượng thường thấy ban đầu về nha đam.
Theo dân gian, nha đam là vị thuốc rất đa năng: trị phỏng, làm đẹp da, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt… Đa dạng công dụng là vậy nhưng hầu hết mọi người chỉ biết đến nha đam trong việc chăm sóc sắc đẹp. Điều này đã làm chúng ta bỏ qua rất nhiều lợi ích từ loại cây cực kì dễ tìm này.
Chất nhờn của thịt nha đam có nhiều công dụng
Chúng ta vẫn biết nha đam chiết xuất ra lượng lớn chất nhờn có thể kích thích da tổng hợp Collagen nhưng hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trong nha đam còn chứa chất giảm đau và gây tê, có thể kháng khuẩn, sát trùng và chống nấm. Chính đặc điểm này giúp nha đam trở thành vị thuốc chữa nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả.
2. Cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam hiệu quả
Có 3 cách dùng nha đam để chữa nhiệt miệng:
– Cách 1: Gọt vỏ, cạo phần xanh trên thịt, dùng chất nhờn tiết ra từ thịt nha đam bôi lên vết loét. Cách này giúp vết nhiệt miệng giảm sưng và lành nhanh chóng.
– Cách 2: Nha đam rửa sạch bỏ vỏ, cạo phần xanh rồi cắt nhỏ phần thịt thành từng miếng mỏng rồi dùng đắp lên vết loét. Mỗi ngày đắp khoảng 3 lần sẽ thấy vết nhiệt miệng đỡ đi nhanh chóng.
– Cách 3: Dùng nước thảo mộc chiết xuất nha đam (có thể tự nấu hoặc mua bên ngoài) để súc miệng hằng ngày sẽ làm vết thương bớt đau, nhanh lành miệng.
Nước nha đam cũng có công dụng giải nhiệt
>> Xem thêm: Các loại đồ uống khi bị nhiệt miệng cần lưu lại ngay
3. Những chú ý khi dùng nha đam
Để chữa trị nhiệt miệng hiệu quả mà an toàn, đảm bảo cho sức khỏe, chúng ta chỉ nên dùng nha đam ngoài da, không nên uống nước ép hoặc các loại nước pha chế từ nha đam nếu:
– Bạn là phụ nữ có thai.
– Bạn có vấn đề về tiêu hóa.
– Bạn bị bệnh tim.
Không dùng trực tiếp nước nha đam khi bạn thuộc các trường hợp trên
Ngoài ra, không nên dùng nha đam cho người cao tuổi hoặc người dễ bị dị ứng.