Trám răng khi mang thai có được không? nên lưu ý điều gì?

Trám răng khi mang thai nên lưu ý điều gì để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất. Dưới đây là các ý kiến của bác sĩ giúp cho các thai phụ có giải pháp phù hợp ở thời kỳ đặc biệt nhạy cảm này.

Trám răng khi mang thai nên lưu ý điều gì?
Trám răng khi mang thai nên lưu ý điều gì?

Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề răng miệng?

Điều trị trám răng khi mang thai ở thai phụ muốn hiệu quả cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề răng miệng, cần lưu ý điều gì để điều trị cho chính xác.

Đây là tình trạng mà bất kỳ chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai đều có thể gặp phải bởi các nguyên nhân:

Sự thay đổi liên tục của các hormone bên trong cơ thể trong giai đoạn mang thai, khiến cho nội tiết tố Progesterone và Estrogen tăng cao đột ngột, dễ gây chảy máu nướu hơn. Ngoài ra, viêm lợi còn kèm theo các triệu chứng như: đau hức, chảy máu chân răng, lung lay răng.

Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề răng miệng?
Tại sao phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề răng miệng?

Thứ hai là những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khiến cho bà bầu thường xuyên cảm thấy buồn nôn, hay có nhiều nhu cầu đòi hỏi các thực phẩm chua ngọt tăng khả năng sâu răng cao hơn.

Thứ ba, trong thời gian hình thành, khung xương của trẻ cần phát triển sẽ hấp thụ từ mẹ một lượng lớn canxi từ máu. Chính điều này làm thai phụ không đủ lượng máu đáp ứng canxi sẽ lấy trực tiếp từ xương, đầu tiên là xương hàm.

Có thể thấy, thai phụ ở giai đoạn mang bầu rất dễ bị thiếu hụt canxi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe men răng, đây là lý do vi khuẩn lúc này phát triển dữ dội gây nên các bệnh lý nha khoa.

Một nguyên nhân khác thường gặp phải ở bà bầu là do hệ tuyến nước bọt bị hạn chế gây khô miệng. Nếu tuyến nước bọt tiết ra ít dễ làm thực phẩm đọng lại ở các kẽ răng, tạo nên vôi răng, sâu răng lâu dài.

Chính vì nhiều thay đổi bất thường khi mang thai rất dễ dẫn tới bệnh lý răng miệng ở thai phụ. Hãy chủ động trong việc thăm khám từ sớm để tránh các biến chứng nguy hại khác xảy ra.

Có thể hàn răng khi đang mang thai không?

Hiểu rõ các nguyên nhân hay dẫn đến các vấn đề răng miệng ở thai phụ nhất là sâu răng, vậy có thể hàn răng khi đang mang thai không luôn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu.

Để biết chính xác cần thăm khám trực tiếp tại các nha khoa uy tín vì tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và chu kỳ mang thai mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể cho việc hàn trám răng.

Mang thai vẫn hàn trám răng được theo chỉ định bác sĩ
Mang thai vẫn hàn trám răng được theo chỉ định bác sĩ

Về bản chất, hàn trám răng nha khoa là một kỹ thuật đơn giản, thực hiện rất nhanh chóng ở những giai đoạn mới chớm sâu. Không cần phải dùng thuốc tê hay xâm lấn cấu trúc răng thật nên phụ nữ mang thai vẫn có thể thực hiện được khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Trong 9 tháng mang thai, 3 tháng đầu thai phụ sẽ cần phải kiêng cử nhiều, tránh các tác động mạnh dễ gây sảy thai. Ngoài ra, thời gian này, trẻ cũng cần tiếp thụ nhiều dinh dưỡng để hình thành tốt nhất nên hãy tránh các tác động có nguy cơ cao tới đường máu và sức khỏe nói chung. Nên nếu có trám răng, điều trị hãy tránh thời điểm này.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ khi mà thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, lúc này thai phụ sẽ rất bất tiện trong việc tái khám nhiều lần. Nên việc đi lại hay thực hện lâu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của ca hàn trám răng.

Nên trám răng ở 3 tháng giữa thai kỳ
Nên trám răng ở 3 tháng giữa thai kỳ

Nếu tính toán kỹ lưỡng thì trong khoảng thai kỳ từ tháng thứ 4 – tháng thứ 7 là giai đoạn dễ chịu nhất để mẹ bầu có thể thực hiện các tác động hàn trám, thăm khám vệ sinh răng miệng. Lúc này, thai nhi cũng đã ổn định và thích nghi với cơ thể mẹ nên khỏe mạnh hơn trong 3 tháng đầu tiên.

Nếu bạn đang thắc mắc trám răng khi đang mang thai có được không trong trường hợp của mình, có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ nha khoa để được thăm khám, cho những lời khuyên điều trị phù hợp. Tránh tình trạng kéo dài có thể làm tình trạng răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số lưu ý trám răng khi mang thai

Để có kế hoạch trám răng khi mang thai an toàn, hợp lý các mẹ bầu cần lưu ý vài thông tin sau đây:

Chụp phim X – quang thăm khám

Khi đến nha khoa thăm khám hãy nói rõ với bác sĩ tình trạng đang mang thai của mình để bác sĩ cân nhắc việc thăm khám, chụp phim cho phù hợp với các loại áo chì bảo hộ hay thiết bị chụp phim tân tiến khác.

Lựa chọn vật liệu hàn trám răng phù hợp

Hiện nay, có nhiều vật liệu trám răng được sử dụng tại các nha khoa uy tín, từng vật liệu hàn trám sẽ có đặc điểm riêng.

  • Ví dụ như Amalgam có thể chịu lực cao, độ bền ổn định nhưng tính thẩm mỹ thấp và thường dùng cho vị trí răng hàm.
  • Vật liệu Composite ưu điểm lớn nhất là tính thẩm mỹ cao, vô cùng an toàn cho cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên, tuổi thọ của vật liệu chỉ khoảng 2 – 3 năm và thường dùng cho vị trí răng cửa.

Lưu ý, không nên dùng Amalgam cho thai phụ bởi vật liệu này chứa nhiều loại kim loại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

Lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp với thai phụ
Lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp với thai phụ

Tìm địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện

Đây là yếu tố quan trọng cần lưu ý để bảo đảm hiệu quả của quá trình hàn trám răng khi mang thai được diễn ra an toàn. Có thể nói, hiện nay có rất nhiều trung tâm nha khoa, phòng khám có dịch vụ trám răng thẩm mỹ.

Vì vậy, bạn hãy tỉnh táo chọn lựa những cơ sở, trung tâm uy tín để thực hiện với các trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ có chế độ chăm sóc điều trị theo dõi riêng biệt cho từng khách hàng.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng

Sau khi trám răng, mẹ bầu cũng cần xây dựng chế độ chăm sóc răng tốt nhất:

Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng, tối. Đặc biệt sau mỗi bữa ăn nhẹ cần uống nhiều nước hoặc súc miệng để loại bỏ các mảng bám dư thừa tồn đọng.

Sử dụng bàn chải lông mềm và lực chải vừa phải để tránh làm mòn, lệch vật liệu trám răng.

Không sử dụng tăm xỉa răng mà nên thay thế bằng chỉ nha khoa chuyên dụng để tránh bong rớt vật liệu trám, răng thưa.

Sau khi hàn/trám răng, bà bầu có thể xuất hiện tình trạng ê buốt, khó ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Khi đó, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra lại để bác sĩ theo dõi tình hình và có chỉ định cụ thể.

Hi vọng, qua các thông tin trên chúng ta có thể khẳng định vấn đề “hàn trám răng khi mang thai hoàn toàn” có thể thực hiện được trong khoảng thời gian phù hợp ở 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình thực hiện an toàn cho sức khỏe của thai phụ.

Hãy chia sẻ bài viết này để giúp các mẹ bầu yên tâm hơn và có quyết định đúng đắn chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt nhất.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời