Bé bị nổi mụn trắng trong miệng là bị gì?

Bé bị nổi mụn trắng trong miệng là bệnh không hiếm gặp. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải có đầy đủ kiến thức để xử lý tình huống này một cách hiệu quả, an toàn, tránh tình trạng lây nhiễm nguy hiểm cho bé.

Bé bị nổi mụn trắng trong miệng là bị gì?Bé bị nổi mụn trắng trong miệng là bị gì?

1. Bé bị nổi mụn trắng trong miệng là bị gì?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh mụn trắng trong miệng của bé thường xuất hiện ở lưỡi, vùng nướu, mặt trong môi, mặt trong má, niêm mạc miệng với những biểu hiện là các nốt chấm màu trắng, có mụn nước.

Những mụn nước này rất dễ vỡ, gây ra các vết loét nhỏ, tạo cảm giác khó chịu cho bé trong quá trình ăn uống đến khi lành lặn hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp chăm sóc tốt và ăn uống khoa học thì các vết loét này sẽ lâu lành và loét nhiều hơn.

»»» Thông thường, bé bị nổi mụn trắng trong miệng là do một số bệnh sau:

✓ Thông thường, các mụn trắng xuất hiện trong miệng trẻ là do cặn sữa mẹ đọng lại trong vòng 2 tháng đầu sau sinh.

✓ Do bé sử dụng nhiều kháng sinh nên hệ vi khuẩn trong cơ thể bị rối loạn.

nguyên nhân Bé bị nổi mụn trắng trong miệngBé bị nổi mụn trắng trong miệng do nhiều nguyên nhân

✓ Một số trường hợp khác là bệnh nấm miệng do nhiễm trùng nấm Candida Albicans gây nên, bệnh này thường xuất hiện ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.

✓ Một số nguyên nhân khác là do bố mẹ không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Nhất là khi trẻ bú bình nhưng núm vú lại không được vệ sinh, khử trùng kĩ lưỡng.

✓ Có thể là biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, trường hợp này mụn sẽ mọc ở nhiều vị trí hơn, không chỉ ở khoang miệng.

✓ Nếu mẹ đang dùng kháng sinh, steroid, thuốc kháng axit; mẹ bị stress, dị ứng, hay ăn đồ ngọt,.. cũng dễ nhiễm nấm hơn và dễ lây lan sang cho con.

Đây là bệnh thường gặp, khá lành tính, bệnh sẽ mau khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời thì bệnh sẽ lây lan rất nhanh và khó khắc phục.

Khi vết loét lây lan khắp vòm họng, bé sẽ có biểu hiện đau đớn, quấy óe, dẫn đến lười ăn, bỏ bữa, sụt cân. Nguy hiểm hơn sẽ lan xuống họng và thanh quản, sang phổi hay theo dạ dày xuống đường tiêu hóa.

nổi mụn trắng trong miệng là bị gì?Bé quấy khóc, khó chịu khi bị nổi mụn trắng

Vì vậy, khi phát hiện các biểu hiện bất thường trong khoang miệng ở trẻ, bố mẹ nên dẫn trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa sớm để có hướng điều trị phù hợp hơn.

2. Cách khắc phục bé bị nổi mụn trắng trong miệng nhanh chóng

Nếu những mụn trắng này chỉ là cặn sữa mẹ hoặc các nốt nhiệt miệng thông thường thì không quá nguy hiểm và trẻ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, cảm giác khó nhịu và đau đớn là không thể tránh khỏi. Lúc này, các bậc phụ huynh có thể áp dụng các cách sau để giúp trẻ dễ chịu hơn:

✦ Chăm sóc tại nhà

– Khi phát hiện những tổn thương trong khoang miệng của trẻ, việc đầu tiên bạn nên làm chính là giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ để loại sạch vi khuẩn gây bệnh. Bạn hãy rơ lưỡi bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc vải ẩm mềm đều đặn 2 lần/ ngày.

rơ lưỡi cho béRơ lưỡi đúng cách cho trẻ

– Bên cạnh việc vệ sinh, tất cả những dụng cụ, quần áo cũng cần phải giặt sạch sẽ, giữ vệ sinh núm vú, đồ chơi hay những vật dụng bé thường xuyên tiếp xúc để ngăn chặn khả năng vi khuẩn tấn công, trong khi hệ miễn dịch của bé rất yếu.

– Chỉ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính mát, dạng lỏng để không làm bé khó chịu. Tránh các loại thức ăn quá nóng, cứng, hoặc quá mặn vì sẽ làm bé bị đau rát, các vết loét sẽ vị loét nhiều hơn, rất khó lành.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp dân gian chữa mụn trắng, nhiệt miệng tạm thời tại nhà bằng mật ong, lá ngót, cà chua, củ cải trắng,….

✦ Đưa bé đi thăm khám

Khi bé bị nổi mụn trắng trong miệng, việc thực hiện các cách chăm sóc khoa học tại nhà là cần thiết để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cần phải đưa trẻ đến thăm khám trực tiếp để kết hợp với việc điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của trẻ và hướng dẫn bạn chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

thăm khám răng miệng cho béĐưa bé đến bác sĩ kiểm tra khi bị nổi mụn trắng trong miệng

3. Một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng cho bé

✦ Trước khi bé mọc răng

Mẹ có thể lau nướu mỗi ngày cho bé bằng cách dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước sạch (hoặc có thể dùng nước muối sinh lý) lau nhẹ nhàng và massage nướu sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi bé đi ngủ. Điều này vừa giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm hại, vừa có ích cho sự mọc răng của bé.

vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinhLau nướu mỗi ngày cho bé ngay cả khi chưa mọc răng

✦ Khi bé đã mọc răng

Khi răng sữa của bé vừa mọc, mẹ nên sử dụng có đầu tròn nhỏ, lông mềm (loại gắn trên đầu ngón tay), một chiếc khăn sạch, mềm và một ít kem đánh răng không chứa flour dành cho trẻ em.

Nhúng bàn chải vào nước, dùng một ít kem đánh răng chải sạch toàn bộ nướu, chải nhẹ nhàng các mặt của răng.

rơ lưỡi cho béChải răng mỗi ngày cho bé bằng bàn chải chuyên dụng

Nếu như bé hay nghịch thì bạn có thể để bé chơi một món đồ chơi nào đó trong lúc bạn vệ sinh răng miệng cho bé.

Sau khi chải bằng bàn chải, mẹ dùng khăn mềm lau sạch lại toàn bộ răng và nướu cho bé.

Cách chải răng cho bé: đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, xoay nhẹ bàn chải.

Bên cạnh đó, để giữ vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ hãy cho trẻ uống vài thìa nước sau khi ăn sữa rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng

Cha mẹ nên chủ động chải răng cho bé cho đến khi con được 9 – 10 tuổi vì trước độ tuổi này, bé nhà bạn chưa có khả năng tự chải răng một cách hiệu quả.

Trên đây là những thông tin mà Nha khoa Đông Nam muốn chia sẻ với các bạn về vấn đề “bé bị nổi mụn trắng trong miệng là bị gì?“. Nếu còn những thắc mắc khác cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp các chi nhánh nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời