Nguyên nhân và cách khắc phục nhức răng sau khi trám

Tình trạng nhức răng sau khi trám cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp xử lý kịp thời và đúng đắn. Hãy cùng tham khảo các cách hữu ích để xử lý khi bạn gặp phải tình trạng trên sau đây.

Nhức răng sau khi trám nên làm gì?
Nhức răng sau khi trám nên làm gì?

Các trường hợp nhức răng sau khi trám răng thường gặp

Trám răng hiện được xem là nhóm kỹ thuật phục hình cơ bản an toàn nhất cho răng miệng. Nhưng không thể đảm bảo răng tất cả các ca hàn trám răng đều an toàn như nhau.

Các trường hợp trám răng bị nhức, ê buốt vẫn có nhưng chỉ trong những tình huống đặc biệt. Vì vậy, bạn không cần quá băn khoăn việc trám răng có đau không, bởi vì cảm giác nhức răng sau khi trám hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được.

Vẫn kiếm soát được các cơn đau nhức răng sau khi trám
Vẫn kiếm soát được các cơn đau nhức răng sau khi trám

Khi răng bị sâu, mòn men cổ răng cần hàn trám sẽ cần phải nạo bỏ mô răng sâu, trước đó được bác sĩ gây tê sẽ giúp quá trình thực hiện dễ dàng hơn, không có cảm giác đau nhức. Nhưng khi thuốc tê tan hết, có thể ê buốt nhẹ nhưng không đáng kể. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau sau đó.

Trường hợp trám răng bị nhức có thể xảy ra khi:

1.1 Trường hợp trám răng xong bị nhức

Sau khi trám răng bị nhức là biểu hiện thường thấy, do thuốc tê vừa mới hết tác dụng. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày trám, khi vật liệu trám đã tương thích với răng thật thì bạn có thể sinh hoạt bình thường.

1.2 Trường hợp trám răng lâu ngày bị nhức

Ở trường hợp trám răng lâu ngày bị nhức này cần phải thăm khám nha khoa để kiểm tra tình trạng sâu răng có đang bị tổn thương do vật liệu trám bị mòn, tình trạng sâu răng tái phát, viêm tủy,.. đang diễn ra bên trong răng.

Nguyên nhân trám răng bị nhức do đâu?

Nhức răng sau khi trám răng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân hình thành khác nhau, trong đó có 3 nguyên nhân cơ bản là:

  • Do tay nghề bác sĩ không cao

+ Nếu mô răng sâu do bệnh lý răng miệng viêm tủy và mô tủy viêm chưa được làm sạch trước khi trám bít thì vẫn xảy ra tình trạng nhức răng sau khi trám.

+ Kỹ thuật trám bít không đúng yêu cầu do bác sĩ chưa có kinh nghiệm, thao tác không chính xác sẽ làm cho miếng trám bị hở, không sát khít, lúc này răng sẽ nhạy cảm hơn và ê buốt kéo dài.

Kỹ thuật tay nghề bác sĩ điều trị không đảm bảo
Kỹ thuật tay nghề bác sĩ điều trị không đảm bảo
  • Do chất liệu trám không chất lượng

Nếu vật liệu trám răng được sử dụng không đáp ứng được chất lượng sẽ không bảo đảm hiệu quả trong vùng miệng, dễ gây kích ứng cho người dùng gây nên các cơn đau nhức răng sau khi trám.

  • Do khách hàng chăm sóc răng không tốt

Thêm một lý do nữa xuất phát từ cách chăm sóc của người bệnh không đúng cách, hay cơ địa bẩm sinh răng thuộc loại nhạy cảm làm cho miếng trám đông cứng có xu hướng co lại, tạo các khe rỗng giữa răng và miếng trám. Khi ăn nhai, tác động làm cho áp suất khe rỗng bị thay đổi, tác động lên các ống ngà, dẫn truyền đến tủy răng gây nên các cơn ê buốt.

Bỏ túi các cách điều trị trám răng bị nhức

Trường hợp vẫn nhức răng sau khi trám thẩm mỹ kéo dài từ 2 – 4 tuần bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để gặp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để nhất.

Bác sĩ sẽ tiến hành tháo miếng trám cũ, điều trị các lỗ sâu hay làm sạch buồng tủy viêm lần nữa,… sau đó trám lại với vật liệu có chất lượng tốt hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện cơn đau ám ảnh.

Nha khoa Đông Nam là một trong những trung tâm chuyên sâu về hàn trám răng và điều trị các bệnh lý răng hàm mặt.

  • Chúng tôi ứng dụng kỹ thuật hàn trám răng tiến tiến giúp vật liệu trám bền chắc, không kích ứng nướu, đau nhức răng sau khi trám.
  • Chụp phim trước và sau khi trám răng tại phòng khám để đảm bảo việc điều trị triệt để tránh sai sót.
  • Vật liệu trám răng thẩm mỹ an toàn, xuất xứ chính hãng và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành sẽ giúp hạn chế các cơn đau nhức xảy ra.
  • Thao tác bác sĩ giàu chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm cam kết hiệu quả.

Cách phòng ngừa hiện tượng nhức răng sau khi trám

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” sẽ giúp cho bạn biết cách chăm sóc giữ gìn răng miệng chắc khỏe hơn. Sau khi trám răng, bạn nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, cụ thể:

  • Chườm đá ở vùng má trám răng nếu bị ê buốt, sau 1 ngày có thể sử dụng túi nóng để chườm.
  • Sử dụng các thực phẩm loãng, mềm dễ nhai để ổn định vết trám ổn định hơn.
  • Trường hợp đau nhức răng kéo dài nên tới nha khoa thăm khám để bác sĩ có biện pháp xử lý phù hợp.
Chườm đá sau khi trám răng nếu có hiện tượng đau nhức
Chườm đá sau khi trám răng nếu có hiện tượng đau nhức

**Khi nào nên gặp nha sĩ?

Một số biện pháp giúp bạn giảm cảm giác đau nhức răng sau khi trám tạm thời gồm:

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid, ibuprofen hay acetaminophen,…
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm và dùng chỉ nha khoa.
  • Tạm thời tránh dùng thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh.
  • Nhai thức ăn bằng phía còn lại, không ăn những món quá dai và cứng để tránh ảnh hưởng đến răng.

Những biện pháp này sẽ giúp bạn giảm đau tạm thời tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau chuyển biến nặng hơn mỗi ngày đi kèm các triệu chứng khác như sốt, cộm cấn khó chịu, nướu sưng to,.. cần đến nha khoa thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Có thể thấy, để xử lý tình trạng nhức răng sau khi trám rất quan trọng và cần xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra do đâu. Từ đó, bác sĩ mới có biện pháp xử lý phù hợp được. Việc quay trở lại nha khoa và thông báo tình hình cho bác sĩ là việc vô cùng cần thiết.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời