Nguyên nhân bọc răng sứ bị nhức và cách khắc phục hiệu quả

Bọc răng sứ bị nhức là nỗi lo lắng của rất nhiều khách hàng, họ không rõ nguyên nhân tại sao và nên xử lý như thế nào. Vì vậy, các chuyên gia nha khoa xin chia sẻ các thông tin về tình trạng trên ngay sau đây.

Tìm hiểu nguyên nhân bọc răng sứ bị nhức
Tìm hiểu nguyên nhân bọc răng sứ bị nhức

Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị nhức

Bọc răng sứ bị nhức, ê buốt kéo dài thường là tình trạng tương đối phổ biến. Nhưng đây lại là xu hướng làm đẹp đang rất được ưa chuộng, đòi hỏi tay nghề bác sĩ kỹ thuật cao để mang đến ca phục hình hiệu quả, an toàn.

Do đó, nếu xảy ra hiện tượng bọc răng sứ bị nhức, đau dai dẳng có thể nằm ở các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị đau nhức
Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị đau nhức

Men răng cơ địa yếu

Khi bọc răng sứ bị nhức, đau nhiều hay ít còn do cơ địa của mỗi người. Vì để thực hiện kỹ thuật bọc sứ, buộc bác sĩ phải mài đi răng thật, nên khó tránh khỏi cảm giác ê buốt xảy ra.

Ở những trường hợp men răng yếu di truyền hay do cách chăm sóc răng miệng không đúng cách sẽ làm bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhiều hơn. Nhất là khi ăn uống, tác động mạnh hay sử dụng lực nhai nhiều bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng.

Còn ở những men răng khỏe mạnh sẽ không phát sinh bất kỳ vấn đề nào xấu trong quá trình bọc răng sứ. Vì vậy, đây là nguyên nhân đầu tiên nếu men răng quá yếu và tỉ lệ mài răng nhiều sẽ gặp phải tình trạng này.

Đau nhức sau khi bọc răng sứ do men răng nhạy cảm
Đau nhức sau khi bọc răng sứ do men răng nhạy cảm

Bệnh lý răng miệng không được xử lý tốt

Để đảm bao ca phục hình răng sứ hiệu quả, bác sĩ phải kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân trước, xử lý các bệnh lý viêm nha chu, viêm nướu, vôi răng, viêm tủy răng (nếu có)… mới có thể thực hiện bọc sứ an toàn hiệu quả.

Nếu bỏ qua bước này, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng đau nhức kéo dài. Ở những trường hơp viêm nha chu, viêm tủy sẽ phát sinh đau nhức dữ dội. Thường thì tình trạng bọc răng sứ bị nhức chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày, sau đó sẽ hết. Nhưng nếu tình trạng kéo dài từ 4 – 5 ngày bạn hãy nhanh chóng quay lại nha khoa để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân chính xác, xử lý kịp thời.

Kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn xác

Kỹ thuật của bác sĩ rất quan trọng, quyết định 90% nguyên nhân gây nên các cơn đau nhức kéo dài. Ngay từ bước đầu khi thăm khám cần xác định tình trạng răng miệng cụ thể, tiếp đó tới khâu mài răng và lấy dấu hàm để chế tạo răng sứ.

Nếu mài răng không tốt, phạm tới mô răng thật, xâm lấn quá nhiều tới răng sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức và ê buốt răng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Ở những trường hợp sử dụng keo nha khoa không đảm bảo sẽ dễ bị rỉ ra ngoài nướu, gây cảm giác ê buốt cho người dùng, thậm chí khiến răng sứ bị rớt ra ngay sau khi bọc sứ.  Bạn có biết thao tác chỉnh khớp răng nếu không chuẩn xác sẽ tạo cảm giác cộm cấn, khó chịu mỗi khi ăn nhai.

Kỳ thuật mài răng không đảm bảo
Kỳ thuật mài răng không đảm bảo

Chọn nhầm nha khoa không uy tín

Vấn đề đầu tiên khi chọn lựa cơ sở nha khoa để thăm khám cực kỳ quan trọng, hiện nay không phải bất kỳ nha khoa nào cũng đảm bảo được tính chính xác, chuẩn mực trong khâu điều trị bệnh.

Nếu thực hiện tại những cơ sở nha khoa kém uy tín, không chuyên sâu sẽ dễ gây nên đau nhức cho người bệnh, đôi khi biến chứng gây mất răng thật.

Do chế độ ăn uống, chăm sóc răng không đúng

Sau khi bọc răng sứ, cách chăm sóc vệ sinh, ăn nhai đúng cách rất quan trọng để đảm bảo kết quả lâu dài. Nếu bạn vô tình sử dụng những thực phẩm quá cứng, quá dai sẽ dễ gây ra vết nứt, khiến răng sứ bị sứt mẻ, vi khuẩn sẽ thuận lợi tấn công tạo nên các cơn đau nhức, khó chịu.

Khắc phục triệt để tình trạng răng sau khi bọc sứ bị nhức

Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng bọc răng sứ bị đau nhức, hãy tham khảo một số cách khắc phục triệt để vấn đề này để làm diu cơn đau hiệu quả:

Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ

Uống thuốc giảm đau sẽ giúp giảm cơn đau nhức nhanh chóng nhất, bạn có thể liên hệ lại bác sĩ của mình để xin toa thuốc, liều lượng cũng như phòng ngừa các yếu tố dị ứng thuốc để giúp giảm cơn đau an toàn cho sức khỏe.

Dùng thuốc giảm đau răng theo toa bác sĩ
Dùng thuốc giảm đau răng theo toa bác sĩ

Chườm đá

Để làm giảm tình trạng bọc răng sứ bị nhức, không thể bỏ qua thao tác chườm đá lạnh. Cách thực hiện này khá đơn giản, chỉ cần sử dụng túi đá lạnh sau đó chườm vào khu vực bị đau nhức sẽ giúp ức chế cảm giác đau tốt hơn.

Chườm đá thuyên giảm các cơn nhức răng
Chườm đá thuyên giảm các cơn nhức răng

Súc miệng nước muối

Công dụng của muối rất quan trọng với sức khỏe răng miệng, đây là nguyên liệu luôn có mặt trong gian bếp nhà bạn. Để dùng cách này rất đơn giản, bạn có thể pha nước muối bằng cách bỏ 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy đều cho tan muối. Sau đó súc miệng thường xuyên và khi cần thiết để giảm cơn đau nhức.

Thăm khám nha khoa để điều trị dứt điểm

Nếu những phương pháp tại nhà không giúp bạn giảm đau hãy liên hệ lại với bác sĩ nha khoa hoặc đến trực tiếp phòng khám để bác sĩ cân chỉnh lại với các giải pháp:

Thăm khám nha khoa uy tín
Thăm khám nha khoa uy tín
  • Nếu bọc răng sứ bị ê buốt do sai lệch khớp cắn hay lắp răng sứ bị kênh cộm, bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra và điều chỉnh lại.
  • Nếu do bệnh lý răng miệng thì sẽ được điều trị triệt để lại cho đến khi không dấu hiệu ê buốt nào sẽ lắp lại răng sứ.
  • Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được dặn dò chăm sóc cẩn thận để ránh răng bị ê buốt sau khi bọc sứ.

Khi tình trạng răng đã gắn đúng khớp cắn, không sai lệch sẽ không cảm thấy đau nhức khi ăn nhai hay sinh hoạt nữa.

Cách ngăn ngừa bị đau nhức sau khi bọc răng sứ

Để đảm bảo hiệu quả răng sứ lâu dài, phòng ngừa tình trạng bị đau nhức, ê buốt. Ngay sau khi bọc sứ bạn cần có chế độ chăm sóc ngay tại nhà đúng cách và khoa học. Cụ thể:

Chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ
Chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

+ Chải răng đều đặn 2 lần/ ngày, dùng bàn chải mềm, chải nhẹ nhàng theo chiều dọc. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại sạch các mảng bám hiệu quả. Tuyệt đối không nên sử dụng tăm để xỉa răng. Vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến răng sứ và nướu.

+ Bên cạnh việc có chế độ vệ sinh răng miệng tốt thì bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học. Để nâng cao tuổi thọ của răng sứ và hạn chế tình trạng đau nhức hay ê buốt răng gây ra. Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, bổ sung thêm các dưỡng chất vitamin vào trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn các thức ăn quá dai cứng, hay dẻo. Vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng răng sứ về sau.

+ Tái khám nha khoa định kỳ 6 tháng/1 lần để đảm bảo sức khỏe răng sứ tốt nhất. Không những thế, bác sĩ có thể phát hiện những bệnh lý răng miệng (nếu có) ảnh hưởng đến răng sứ sẽ điều trị ngay.

Như vậy, việc bọc răng sứ nếu chọn lựa được bác sĩ giỏi sẽ giúp bảo đảm hiệu quả điều trị, hạn chế bọc răng sứ bị nhức xảy ra. Bạn nên cân nhắc việc chọn lựa địa chỉ uy tín để thực hiện sẽ tốt hơn cho việc phòng ngừa.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời