Kinh nghiệm niềng răng an toàn và hiệu quả không thể bỏ qua

Nếu chẳng may sở hữu hàm răng có khuyết điểm và muốn niềng răng để khắc phục thì việc tìm hiểu cụ thể thông tin và kiến thức về niềng răng là rất cần thiết. Nội dung bài viết sau đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm niềng răng an toàn và hiệu quả để mọi người có thể tham khảo qua và có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.

Kinh nghiệm niềng răng an toàn và hiệu quả

Các đối tượng niềng răng phù hợp

Theo kinh nghiệm niềng răng và khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa thì độ tuổi tốt nhất để niềng răng chỉnh nha là từ 12 – 16 tuổi. Trong giai đoạn này răng và xương hàm của trẻ đang phát triển nên việc điều chỉnh răng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Điều này không có nghĩa là những độ tuổi khác không thể niềng răng hiệu quả được. Quan trọng hơn hết, dù ở bất cứ độ tuổi nào nếu có nhu cầu niềng răng chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng thực hiện càng sớm thì sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn.

Quá trình niềng răng ở bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành dĩ nhiên sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn do lúc này răng và xương hàm đã ổn định cứng chắc. Đồng thời khi niềng răng ở người trưởng thành cần phải đảm bảo cấu trúc xương hàm và răng, nướu vẫn còn khỏe mạnh, không gặp phải các vấn đề viêm nhiễm,…

Với nhu cầu cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười thì ngày nay vẫn có nhiều bệnh nhân 30 – 40 tuổi thậm chí 50 tuổi vẫn có thể tiến hành chỉnh nha hiệu quả. Quan trọng hơn hết đó là thực hiện đúng chỉ định, đúng phương pháp và phối hợp tốt với các bác sĩ trong việc chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình điều trị.

Nhìn chung, tất cả những ai có tình trạng răng mọc lệch lạc, không đều và đạt được những yêu cầu nhất định về sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân đều có thể niềng răng. Cụ thể trong các trường hợp như:

– Răng hô: Răng ở hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới.

– Răng móm: Răng ở hàm dưới nhô ra nhiều hơn so với hàm trên.

– Răng quá nhiều, mọc chen chúc, lộn xộn, khấp khểnh.

– Răng cong lệch.

– Khớp cắn giữa 2 hàm răng không khít.

– Răng thưa, hở kẽ.

Các đối tượng nên thực hiện niềng răng chỉnh nha
Các đối tượng nên thực hiện niềng răng chỉnh nha

Lựa chọn phương pháp niềng răng thích hợp

Một trong những kinh nghiệm niềng răng không kém phần quan trọng đó là lựa chọn được một phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng miệng cũng như khả năng tài chính. Hiện nay, niềng răng được chia thành 2 phương pháp đó là: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

1.    Phương pháp niềng răng mắc cài

Phương pháp niềng răng mắc cài sử dụng lực kéo chỉnh từ hệ thống dây cung, mắc cài để sắp xếp các răng về đúng vị trí đều đẹp. Niềng răng mắc cài bao gồm nhiều loại với những ưu nhược điểm riêng biệt.

Bệnh nhân có thể tìm hiểu từng loại mắc cài để hiểu rõ và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

a.     Niềng răng mắc cài kim loại:

Ưu điểm:

  • Mắc cài kim loại tạo lực kéo chỉnh ổn định, đem lại hiệu quả chỉnh nha cao trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Loại mắc cài này có giá thành rẻ nhất trong tất cả các loại mắc cài hiện có.
  • Ngoài ra, phần thun buộc có nhiều màu sắc cũng rất thích hợp sử dụng cho trẻ em.

Nhược điểm:

  • Không đảm bảo tính thẩm mỹ tốt, dễ lộ mắc cài khi ăn uống, giao tiếp.
  • Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng với chất liệu kim loại có thể gặp phải tình trạng kích ứng môi, má, nướu,…
  • Thời gian đầu đeo mắc cài sẽ gây cảm giác cộm cấn, vướng víu rất khó chịu. Ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng khá phức tạp.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại

b.     Niềng răng mắc cài sứ

Ưu điểm:

  • Mắc cài sứ được làm bằng chất liệu sứ nha khoa chuyên dụng có màu sắc gần giống màu men răng thật, đảm bảo thẩm mỹ tốt khi đeo niềng.
  • Chất liệu sứ được đánh giá là an toàn, lành tính, không gây kích ứng với răng nướu và không gây hại cho sức khỏe người dùng.

Nhược điểm:

  • Giá thành của mắc cài sứ sẽ đắt hơn mắc cài kim loại thường.
  • Cần phải chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng và ăn uống phù hợp để không bị nhiễm màu ở chân đế mắc cài gây mất thẩm mỹ.
  • Khi gặp phải các tác động mạnh từ bên ngoài như va đập, chấn thương mắc cài sứ sẽ rất dễ bị gãy vỡ, sứt mẻ.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ

c.      Niềng răng mắc cài tự buộc

Ưu điểm:

  • Không cần sử dụng thun buộc mà thay vào đó là sử dụng hệ thống nắp đóng mở tự động nên sẽ giữ dây cung cố định chắc chắn trong rãnh mắc cài, giảm lực ma sát, hạn chế gây đau nhức, khó chịu.
  • Lực tác động lên răng ổn định giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và liên tục, hạn chế xảy ra tình trạng bung bậc mắc cài, rút ngắn tối đa thời gian điều trị và đem lại kết quả cao.

Nhược điểm:

  • Mắc cài có độ dày lớn nên có thể gây khó chịu cho bệnh nhân trong thời gian đầu sử dụng.
  • Chi phí cao hơn so với mắc cài truyền thống.
  • Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuẩn xác, nhiều năm kinh nghiệm, sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc

2.    Phương pháp niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài hay còn gọi là niềng răng trong suốt hiện đang được đánh giá là giải pháp chỉnh nha hiện đại được nhiều bệnh nhân tin chọn.

Phương pháp này sử dụng các khay niềng trong suốt để tạo lực nắn chỉnh các răng mọc lệch lạc về đúng vị trí đều đặn, chuẩn khớp cắn, khôi phục thẩm mỹ và ăn nhai tốt hơn mà không cần sử dụng mắc cài, dây cung cồng kềnh.

Ưu điểm:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất bởi các khay niềng trong suốt gần như vô hình khi gắn ôm sát vào răng sẽ rất khó để nhận ra. Điều này giúp bệnh nhân hoàn toàn thoải mái và tự tin khi nói cười mà không cần lo lộ mắc cài kém duyên.
  • Đảm bảo an toàn cho răng nướu cũng như sức khỏe của người dùng do các khay niềng được làm bằng nhựa cao cấp, đã thông qua kiểm định, không gây dị ứng hay biến chứng nguy hại nào.
  • Khay niềng được chế tác phù hợp với khuôn hàm của mỗi người, khi đeo vào sẽ ôm sát khít lấy thân răng tạo nên sự thoải mái, không gây cảm giác vướng víu hay cộm cấn.
  • Có thể tháo lắp khay niềng một cách dễ dàng giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng và vệ sinh răng được sạch sẽ hơn, hạn chế tối đa các bệnh lý răng miệng có thể phát sinh.

Nhược điểm:

  • Cần phải đảm bảo đeo khay niềng liên tục 22 tiếng mỗi ngày mới có thể giúp các răng dịch chuyển thuận lợi đúng theo liệu trình.
  • Đối với trường hợp răng có mức độ sai lệch nặng thì niềng răng không mắc cài khó có thể đạt được kết quả chỉnh nha tốt như mong muốn.
  • Chi phí đắt nhất trong tất cả phương pháp niềng răng.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt

Niềng răng có đau không?

Trên thực tế, niềng răng sẽ không quá đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ. Bệnh nhân cần phải hiểu rõ hơn về phương pháp niềng răng để tránh bị hoang mang và lay động bởi những lời đồn thổi niềng răng đau nhức dữ dội không có căn cứ.

Qua nhiều cuộc khảo sát, thống kê cho thấy hầu hết những bệnh nhân khi mới được gắn mắc cài và dây cung hay đeo khay niềng đều sẽ có cảm giác lạ lẫm, ê nhức và khó chịu đôi chút do vẫn chưa quen với sự thay đổi trên hàm răng của mình.

Cảm giác ê nhức này cho thấy các răng đang có sự dịch chuyển khá tốt theo đúng liệu trình nên không đáng lo ngại. Chỉ sau một vài ngày bệnh nhân sẽ cảm thấy quen dần và không còn thấy đau nhức hay khó chịu gì nữa.

Ở mỗi lần điều chỉnh lực siết của dây cung hay thay khay niềng mới bệnh nhân cũng sẽ gặp phải tình trạng ê nhức như ban đầu nhưng cũng sẽ nhanh chóng khỏi chỉ sau một thời gian ngắn.

Cảm giác ê đau, khó chịu khi niềng răng là hoàn toàn bình thường và nằm trong ngưỡng chịu đựng được của cơ thể. Nếu như đau nhức dữ dội rất có thể là do kỹ thuật thực  hiện chưa chuẩn xác, lực kéo chỉnh được sử dụng không phù hợp. Lúc này bệnh nhân nên đến nha khoa để kiểm tra và có sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Cách chăm sóc răng niềng

Để đảm bảo quá trình niềng răng thuận lợi và nhanh đạt được kết quả như ý muốn việc chăm sóc răng niềng đúng cách là vô cùng quan trọng. Sau đây là những lưu ý về cách chăm sóc răng niềng mà bệnh nhân có thể tham khảo qua:

1.    Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đều đặn

Đánh răng đều đặn mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn. Quan trọng cần phải đánh răng sạch sẽ kỹ lưỡng ít nhất 2 phút mỗi lần để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa trên răng hiệu quả nhất.

Hãy lựa chọn bàn chải lông mềm chuyên dụng dành cho răng niềng, không được đánh răng quá mạnh vì có thể làm tổn thương răng, nướu và bong bậc mắc cài.

Từ bỏ thói quen sử dụng tăm xỉa răng mà thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám, vụn thức ăn còn đọng lại trên các kẽ răng.

Dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng.

Nếu có điều kiện bệnh nhân có thể dùng thêm bàn chải kẽ, máy xịt tăm nước để tăng khả năng làm sạch răng tối ưu hơn.

Và cũng đừng quên vệ sinh vùng lưỡi sạch sẽ để tránh vi khuẩn tồn đọng sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Vệ sinh răng niềng sạch sẽ thường xuyên
Vệ sinh răng niềng sạch sẽ thường xuyên

2.    Chế độ ăn phù hợp

Cần ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, các món thịt, cá, hải sản,… đều có thể sử dụng được chỉ cần cắt nhỏ, xay nhuyễn và chế biến mềm để không cần dùng lực nhai quá nhiều.

Hạn chế các món nhiều đường, nhiều axit, các món chứa nhiều màu, cà phê, rượu bia, nước có gas,… chúng có thể gây các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng.

Thức ăn nhiều mảnh vụn, nhiều tinh bột cũng cần hạn chế vì sau khi ăn nếu không làm sạch răng kỹ sẽ dễ bám dính vào mắc cài, lâu ngày dễ gây hôi miệng, vôi răng và các bệnh lý khác.

Để tránh tình trạng bong sút mắc cài, dây cung bệnh nhân cũng không nên ăn các món quá dai, quá cứng.

Nên uống nhiều nước lọc để tránh bị khô miệng, tăng khả năng làm sạch răng tốt hơn. Có thể dùng thêm nước ép, sinh tố từ rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.

Niềng răng nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt
Niềng răng nên ăn thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt

3.    Tránh các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng

Một số thói quen xấu có thể làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình niềng răng cần chú ý loại bỏ ngay như: mút tay, đẩy lưỡi, chống cằm, nhai đá, dùng răng cắn xé bao bì, nhai kẹo cao su, cắn móng tay,….

Không dùng răng để cắn vật cứng
Không dùng răng để cắn vật cứng

Niềng răng mất bao lâu để có được hàm răng như ý?

Thông thường, thời gian niềng răng sẽ kéo dài khoảng 18 – 24 tháng, tùy vào từng tình trạng cụ thể mà thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

1.    Tình trạng răng của mỗi bệnh nhân

Đối với những bệnh nhân có răng lệch lạc nhẹ, nền xương hàm khỏe, không bị bệnh lý răng miệng thì quá trình niềng răng sẽ diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả nhanh chóng hơn so với trường hợp răng lệch lạc nặng và có bệnh lý răng miệng.

2.    Phương pháp niềng răng

Nếu xét cùng tình trạng răng mọc sai lệch thì niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc được đánh giá là đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn hơn so với các phương pháp khác.

3.    Độ tuổi niềng răng

Các bác sĩ cho biết, niềng răng trong độ tuổi càng trẻ lúc 12 – 16 tuổi thì thời gian nắn chỉnh răng sẽ càng nhanh chóng do răng và xương hàm vẫn còn đang phát triển.

Người trưởng thành có xương hàm đã phát triển cứng chắc nên việc điều chỉnh các răng về đúng vị trí sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn mới đạt được hiệu quả tối ưu.

Thời gian niềng răng ở trẻ em sẽ nhanh hơn so với người trưởng thành
Thời gian niềng răng ở trẻ em sẽ nhanh hơn so với người trưởng thành

4.    Chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng

Bệnh nhân trong quá trình niềng răng cần phải chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách, ăn uống khoa học cũng góp phần giúp quá trình dịch chuyển của các răng được tốt hơn và rút ngắn được nhiều thời gian đeo niềng.

Niềng răng phải nhổ răng hay không?

Niềng răng không nhổ răng luôn là ưu tiên hàng đầu của các bác sĩ đối với bệnh nhân của mình. Tuy nhiên, do tính chất dịch chuyển của các răng nên đòi hỏi cung hàm phải có khoảng trống phù hợp để nắn chỉnh răng dễ dàng hơn.

Cũng vì vậy, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để có khoảng trống hỗ trợ tốt nhất cho quá trình dịch chuyển của các răng diễn ra nhanh chóng đúng tiến độ và đạt kết quả cao.

Để biết được niềng răng phải nhổ răng hay không bệnh nhân cần trải qua thăm khám, chụp x-quang răng kỹ lưỡng. Thông qua đó bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác cấu trúc xương hàm và tình trạng sai lệch của răng để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Những trường hợp bắt buộc phải nhổ răng thường là:

– Niềng răng ở người trưởng thành có răng và xương hàm đã phát triển hoàn thiện cứng chắc.

– Răng mọc hô, móm, khấp khểnh, chen chúc,… ở mức độ nặng cũng bắt buộc phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dễ dàng dịch chuyển.

– Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc đâm ngang sang răng kế cạnh cũng cần phải nhổ bỏ. Việc nhổ răng khôn không chỉ để tạo khoảng trống mà còn giúp tránh các nguy hại do răng khôn mọc sai lệch làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như quá trình dịch chuyển của răng khi niềng,…

Nhổ răng để tạo khoảng trống giúp quá trình dịch chuyển của răng thuận lợi
Nhổ răng để tạo khoảng trống giúp quá trình dịch chuyển của răng thuận lợi

Chỉ trong những trường hợp niềng răng ở trẻ em từ 12 – 16 tuổi, niềng răng ở người có cung hàm rộng hay niềng răng thưa, hở kẽ thì không nhất thiết phải nhổ răng nhưng vẫn đảm bảo kết quả chỉnh nha tốt như mong đợi.

Một số tình trạng người dùng gặp phải khi niềng răng

Bệnh nhân đang trong quá trình niềng răng có thể gặp phải một số vấn đề sau:

– Khi đeo mắc cài, dây cung lên răng sẽ gây ra cảm giác vướng víu, cộm cấn cho bệnh nhân. Đồng thời việc ăn uống, vệ sinh răng cũng phức tạp và khó khăn hơn. Nếu vệ sinh răng không kỹ sẽ rất dễ gây ra bệnh lý răng miệng.

– Niềng răng mắc cài nếu ăn nhai đồ dai cứng, chải răng quá mạnh rất dễ gặp phải sự cố bung bậc dây cung, mắc cài.

– Phần mắc cài có thể cọ sát và gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng, gây tình trạng viêm loét, đau rát.

– Một số bệnh nhân vào thời gian đầu ăn uống khó khăn, không ăn uống đủ dinh dưỡng có thể bị sụt cân, hóp má,…

Với những kinh nghiệm niềng răng được chia sẻ bên trên hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp bản thân an tâm niềng răng an toàn và đạt kết quả tốt nhất.

Mọi vấn đề thắc mắc hãy gọi ngay đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ tư vấn tận tình, miễn phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời