Niềng răng khi mang thai có được không? ảnh hưởng gì không?

Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Bởi có nhiều chị em đang trong quá trình niềng răng nhưng lại có thai. Hoặc một số chị em trong thời gian nghỉ thai sản có ý định muốn tận dụng thời gian rảnh để cải thiện nụ cười cho mình. Thế nhưng liệu việc niềng răng khi mang thai có phù hợp? Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cũng như có quá trình niềng răng thuận lợi cần phải chú ý những vấn đề gì?

Niềng răng khi mang thai có được không

Bà bầu có niềng răng được không?

Niềng răng chỉnh nha về bản chất chỉ tác động lên răng, giúp các răng dịch chuyển dần về vị trí chuẩn đẹp chứ không yêu cầu phẫu thuật, xâm lấn, sử dụng thuốc gây mê hay thuốc uống hằng ngày nên sẽ không gây nguy hại cho mẹ và bé.

Dẫu vậy phụ nữ mang thai vẫn là đối tượng có nguy cơ cao chịu những tác động không tốt từ việc niềng răng cao hơn so với những người bình thường. Chính vì vậy, cần phải đảm bảo được bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám cẩn thận và có kế hoạch điều trị phù hợp, an toàn.

Trên thực tế bác sĩ vẫn còn khuyến cáo chị em nên niềng răng khi đã sinh con. Bởi việc niềng răng khi mang thai có thể gián tiếp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé, cụ thể như sau:

  • Thời gian niềng răng thường mất khoảng 19 – 24 tháng với tần suất tái khám định kỳ 4 – 6 tuần/lần. Do đó, trong thời gian mang thai và sau khi sinh chị em có thể không thuận tiện để tái khám đúng lịch hẹn. Điều này có thể khiến quá trình niềng răng bị gián đoạn không đúng liệu trình và không đạt được kết quả tốt.
  • Trước khi niềng răng đòi hỏi phải chụp x-quang để chẩn đoán chính xác tình trạng lệch lạc của răng và xương hàm để bác sĩ có thể lên phác đồ chỉnh nha phù hợp. Trong khi đó, việc tiếp xúc với tia x-quang đối với phụ nữ mang thai là điều không được khuyến khích thực hiện. Do đó, chị em cần phải trao đổi cẩn thận trước với bác sĩ về vấn đề này.
  • Mặc dù niềng răng không yêu cầu phải gây tê, gây mê nhưng các phương pháp thẩm mỹ khác. Tuy nhiên, đối với những ca niềng răng ở người trưởng thành phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển thì cần phải tiêm tê. Đồng thời sau nhổ răng có thể phải dùng thêm thuốc kháng sinh để giảm đau, chống nhiễm trùng. Đây là điều chống chỉ định đối với các thai phụ.
  • Trong quá trình niềng răng cần phải có chế độ ăn uống kiêng khem khá nhiều có thể gây nhiều bất tiện cho thai phụ. Việc ăn uống không cung cấp đầy đủ dưỡng chất có thể gây tác động không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Không những vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu thường hay bị nôn nghén. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các axit dạ dày trào lên khoang miệng có thể khiến men răng bị ăn mòn, dễ gây các vấn đề bệnh lý răng miệng nên sẽ khiến quá trình chỉnh nha trở nên khó chịu và phức tạp hơn rất nhiều.
Niềng răng khi mang thai phải được cân nhắc kỹ lưỡng
Niềng răng khi mang thai phải được cân nhắc kỹ lưỡng

Các giai đoạn niềng răng khi mang thai cần chú ý

Một số lưu ý trong các giai đoạn niềng răng khi mang thai mà các mẹ bầu nên nắm rõ như sau:

1.    Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai

Khoảng thời gian này bác sĩ có lời khuyên thai phụ nên chú ý đặc biệt đến vấn đề vệ sinh răng miệng.

Ở giai đoạn này bác sĩ có thể đề nghị tháo bớt khí cụ chỉnh nha nếu thai phụ thấy nhiều khó chịu.

2.    Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Quá trình niềng răng có thể diễn ra bình thường và bớt khó chịu hơn. Nhưng để đảm bảo được an toàn và thoải mái nhất cho thai phụ thì tất cả thao tác thực hiện của bác sĩ phải hết sức tỉ mỉ, nhẹ nhàng.

Thai phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách mỗi ngày. Cần thực hiện cạo vôi răng định kỳ để đảm bảo răng luôn được sạch khỏe, ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ nhiều gây hại cho răng.

Sau các bữa ăn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám, vụn thức ăn trên kẽ răng.

Nên súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn, sát khuẩn, ngăn ngừa các vấn đề răng miệng có thể phát sinh.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn kem đánh răng phù hợp, tránh các loại kem đánh răng có nồng độ fluor cao có thể ảnh hưởng không tốt cho răng miệng cũng như sức khỏe thai nhi.

Thai phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
Thai phụ cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

3.    Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ

Ở thời điểm này thai phụ có thể tháo tạm mắc cài và chuyển sang đeo khí cụ duy trì.

Mặc dù có thể dự đoán được thời gian sinh con nhưng không thể xác định chính xác được sẽ phải sinh thường hay sinh mổ. Trong trường hợp sinh mổ cần phải gây mê nội khí quản thì việc đeo mắc cài có thể làm cho thai phụ rất khó chịu, mệt mỏi. Thậm chí việc đau đớn khi sinh con thai phụ có thể nghiến chặt răng làm rơi rớt mắc cài vào khí quản sẽ rất nguy hiểm.

Do đó, cần tháo mắc cài là vô cùng quan trọng và cần thiết để đảm bảo được an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Sau khi tháo mắc cài, thai phụ sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì để các răng ổn định, hạn chế tối đa nguy cơ răng xô lệch. Khi đã sinh con xong và sức khỏe ổn định hơn thai phụ có thể gắn mắc cài lại và tiếp tục niềng răng như bình thường.

Đang niềng răng mà mang thai phải làm sao?

Trong quá trình niềng răng chỉnh nha nếu có thai thì mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ để có giải pháp điều trị an toàn, phù hợp nhất.

Tùy vào từng tình trạng răng miệng cũng như cơ địa sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ chỉnh nha sẽ quyết định tạm hoãn hay vẫn tiếp tục quá trình niềng răng.

Đồng thời, trong thời gian mang thai có sự thay đổi nhiều về nội tiết tố. Điều này có thể làm cho răng, nướu trở nên nhạy cảm hơn bình thường đòi hỏi nhiều sự thay đổi trong phác đồ chỉnh nha ban đầu của bệnh nhân.

Nội tiết tố tăng hoặc giảm đột ngột có thể làm răng, nướu dễ bị viêm nhiễm sưng tấy gây nhiều đau nhức, khó chịu hơn bình thường nên việc chỉnh nha lúc này sẽ có phần phức tạp và hết sức cẩn trọng để không làm tình trạng thêm nặng nề hơn.

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có thai khi niềng răng
Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có thai khi niềng răng

Niềng răng bao lâu thì nên có bầu?

Thai phụ phải mất hơn 9 tháng để mang thai, sinh con và trung bình phải mất 18 – 24 tháng để có hàm răng đều đẹp với phương pháp niềng răng.

Do đó, để biết niềng răng bao lâu thì nên có bầu bạn có thể tham khảo các lời khuyên hữu ích sau:

1.    Nên mang thai sau khi đã bắt đầu quá trình niềng răng

Theo lời khuyên của bác sĩ, thời điểm tốt nhất để có thai đó chính là sau khi khi đã hoàn tất việc gắn mắc cài lên răng.

Do khi đã thực hiện xong bước này, chị em đã trải qua các bước có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi như chụp x-quang hay nhổ răng.

Và ở thời điểm này chị em đã bắt đầu quen dần với cảm giác khi đeo khí cụ niềng răng và đã biết cách chăm sóc, vệ sinh răng, ăn uống phù hợp hơn.

Tuy nhiên việc chị em thường tận dụng thời gian nghỉ ngơi khi mang thai để niềng răng chỉnh nha cho thuận tiện cũng chưa hẳn đạt kết quả tốt. Bởi vì vẫn có thể đối mặt với một số phiền toái như:

  • Dễ mắc các bệnh lý răng miệng do tự thay đổi nội tiết tố cùng với việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn khi đeo mắc cài.
  • Tính tình dễ cáu gắt, mệt mỏi hơn do phải mang bầu kèm với cảm giác ê nhức ở những thời điểm điều chỉnh lực siết dây cung.
  • Lúc mang bầu sẽ gặp nhiều khó khăn khi di chuyển đến nha khoa tái khám thường xuyên, nhất là vào những tháng cuối khi thai nhi đã phát triển quá lớn.
  • Việc tái khám trễ hẹn có thể dẫn đến quá trình niềng răng diễn ra không đúng với phác đồ mà bác sĩ đã lập ra ban đầu.

2.    Thời điểm đẹp nhất lúc sinh con xong mới niềng răng

Lý do bác sĩ nhận định đây là thời điểm đẹp nhất để thực hiện niềng răng là bởi vì khi sinh con xong, những vấn đề phát sinh kể trên sẽ được hạn chế tối đa ở thời điểm này.

Không những vậy, vào thời gian này chị em sẽ có 6 tháng để nghỉ thai sản nên dù có niềng răng thì cũng sẽ dễ dàng có thời gian để thích nghi với việc đeo khí cụ. Đồng thời hình thành thói quen chăm sóc răng miệng được kỹ lưỡng hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất chúng tôi khuyên bạn nên đến trực tiếp trung tâm nha khoa chỉnh nha uy tín thăm khám cụ thể. Từ đó bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị tối ưu nhằm đem lại hiệu quả tốt như mong đợi.

Thời điểm niềng răng tốt nhất là sau khi sinh xong
Thời điểm niềng răng tốt nhất là sau khi sinh xong

Hy vọng với những nội dung vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề niềng răng khi mang thai. Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến hotline 19007141 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể ngay lập tức.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời