Răng nhiễm Tetracycline là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng nhiễm màu Tetracycline (hay gọi tắt là Tetra) là tình trạng không quá hiếm gặp hiện nay. Lúc này màu sắc của men răng sẽ có sự thay đổi rõ rệt, chuyển sang màu vàng sậm, nâu đen khiến cho thẩm mỹ của hàm răng và nụ cười trở nên giảm sút trầm trọng. Thậm chí nếu nhiễm màu kháng sinh nặng có thể làm cho răng mất đi hình thể bình thường của men răng. Vậy nguyên nhân nào khiến răng bị nhiễm Tetra? Cách khắc phục hiệu quả là gì?

Nguyên nhân răng nhiễm Tetra và cách khắc phục hiệu quả
Nguyên nhân răng nhiễm Tetra và cách khắc phục hiệu quả

Răng nhiễm Tetracycline là gì?

Tetracycline hay gọi tắt là Tetra là một loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nhiễm khuẩn.

Tetracycline thường được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn Chlamydia. Điển hình trong đó có một số căn bệnh như: bệnh ở đường tiết niệu, các bệnh nhiễm khuẩn ở đường sinh dục, bệnh mắt hột,…
  • Hỗ trợ chữa trị đối với trường hợp mắc bệnh viêm phổi, viêm nhiễm sinh dục,…
  • Hoặc trong những trường hợp bị nhiễm phẩy khuẩn tả dẫn đến tiêu chảy cấp tính cũng có thể được chỉ định dùng Tetra để hỗ trợ điều trị.

Mặc dù có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nhưng nhược điểm thường thấy nhất khi sử dụng Tetra đó là làm thay đổi màu sắc của men răng, giảm sản sinh men răng và có thể tác động xấu đến sự phát triển của xương và răng ở trẻ.

Răng bị nhiễm màu kháng sinh Tetracycline có thể xảy ra ở một vài vị trí hoặc trên toàn bộ răng làm cho màu sắc răng có những dải màu không đều nhau.

Trường hợp nhiễm màu nặng, răng có thể bị lỗ chỗ, khiếm khuyết, mất đi hình thể bình thường của men răng khiến răng dễ gặp thêm các vấn đề bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.

Khi răng bị nhiễm Tetracycline bạn có thể quan sát thấy màu sắc của răng có sự thay đổi rõ rệt, mức độ chuyển màu có thể bị vàng, đen sẫm hoặc màu răng xảy ra tình trạng loang lổ.

Không giống như trường hợp răng bị nhiễm màu do thực phẩm. Các vết ố vàng, đen sẫm do nhiễm kháng sinh xảy ra từ bên trong cấu trúc răng chứ không phải ở bên ngoài men răng.

Do đó, cần phải có biện pháp khoa học và phù hợp mới có thể khắc phục một cách hiệu quả nhất tình trạng nhiễm màu này.

Hình ảnh răng nhiễm màu kháng sinh Tetracycline
Hình ảnh răng nhiễm màu kháng sinh Tetracycline

Nguyên nhân răng nhiễm Tetracycline

Nguyên nhân răng nhiễm màu kháng sinh Tetracycline có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Cụ thể là do:

1. Do bẩm sinh hoặc di truyền

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai nếu như dùng nhiều thuốc kháng sinh Tetracycline để hỗ trợ điều trị các vấn đề bệnh lý sẽ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị nhiễm kháng sinh, răng đổi màu.

Trường hợp dùng nhiều kháng sinh ở giai đoạn cuối thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xương và răng ở trẻ.

Khi mang thai dùng nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng màu răng của trẻ sau này
Khi mang thai dùng nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng màu răng của trẻ sau này

2. Do sử dụng thuốc Tetra không phù hợp

Đối với những trẻ dưới 8 tuổi nếu sử dụng nhiều thuốc Tetracycline hoặc các thuốc khác cùng nhóm Tetra thì sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm kháng sinh.

Thậm chí nhiều trường hợp dùng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ sau này.

Ở người lớn, việc sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline với liều lượng cao cũng sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến màu sắc men răng, khiến răng chuyển từ màu trắng tự nhiên sang màu vàng, nâu sẫm,…

Khi dùng thuốc Tetracycline kết hợp với canxi trong xương có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại làm cho cấu trúc răng bị hư hỏng nặng, men răng đổi màu rất khó hồi phục, thậm chí thay đổi hình dạng răng khiến hàm răng mất thẩm mỹ trầm trọng.

Trẻ dưới 8 tuổi dùng nhiều kháng sinh Tetra có thể khiến răng bị nhiễm màu
Trẻ dưới 8 tuổi dùng nhiều kháng sinh Tetra có thể khiến răng bị nhiễm màu

Các cấp độ răng nhiễm kháng sinh

Răng nhiễm Tetracycline sẽ được chia thành các cấp độ sau:

Cấp độ răng nhiễm Tetracycline Đặc điểm
Cấp độ 1 Xuất hiện những vết ố vàng nhạt màu phân bố không đều ở trên răng. Chủ yếu ở vùng răng cửa.
Cấp độ 2 Lúc này răng đã dần bị nhiễm màu nhiều hơn. Màu sắc răng có sự thay đổi chuyển thành màu vàng đậm, màu nâu hoặc xám. Cấp độ này sẽ không có dải màu và thường xảy ra ở nhiều vị trí trên hàm răng.
Cấp độ 3 Mức độ nhiễm màu phát triển nặng hơn. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy được màu răng đã chuyển sang màu xám đen, nâu sẫm, tím xanh. Dải màu cũng xuất hiện một cách rõ nét hơn nhiều.
Cấp độ 4 Màu răng thay đổi nghiêm trọng, men răng có thể bị mài mòn và dải màu rõ rệt hơn.

Có phải cứ uống nhiều kháng sinh là bị nhiễm kháng sinh không?

Không phải cứ uống nhiều kháng sinh là răng sẽ bị nhiễm màu.

Bởi vì thuốc kháng sinh có rất nhiều chủng loại. Trong đó chỉ có nhóm kháng sinh có chứa Tetra hoặc thành phần tương tự mới có thể dẫn đến tác dụng phụ làm răng bị nhiễm màu.

Việc dùng kháng sinh có làm răng nhiễm màu hay không cũng sẽ tùy thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người. Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh sẽ không mang nguy cơ làm răng bị nhiễm màu, đổi màu.

Không những vậy ngay cả khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline nhưng phải dùng với hàm lượng quá mức cho phép mới có thể dẫn đến tình trạng răng bị nhiễm màu.

Tẩy trắng răng nhiễm kháng sinh có được không?

Khi có tình trạng răng bị nhiễm màu kháng sinh nếu như đảm bảo được điều kiện màu thuốc chỉ tác động làm xỉn màu răng phía ngoài, chưa ăn sâu vào bên trong thì vẫn có thể thực hiện biện pháp tẩy trắng răng để cải thiện thẩm mỹ.

Nếu như nhiễm màu đã ăn sâu vào thân răng thì việc tẩy trắng răng sẽ không thể đem lại được hiệu quả như mong đợi.

Nếu như bạn đang phân vân chưa xác định được tình trạng răng nhiễm màu của mình có điều trị phù hợp bằng tẩy trắng răng thông thường hay không. Điều quan trọng cần làm đó là đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Tẩy trắng răng chỉ phù hợp cho răng nhiễm màu nhẹ bên ngoài men răng
Tẩy trắng răng chỉ phù hợp cho răng nhiễm màu nhẹ bên ngoài men răng

Cách khắc phục răng nhiễm Tetracycline

Phần lớn các trường hợp răng nhiễm Tetracycline đều khó có thể tẩy trắng hiệu quả mà cần phải áp dụng các biện pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ như: dán răng sứ hoặc bọc răng sứ. Ở mỗi một phương pháp sẽ có những đặc điểm riêng biệt như:

1. Dán răng sứ cho răng nhiễm màu Tetra

Áp dụng cho trường hợp răng ố vàng, xỉn màu do nhiễm kháng sinh mà không thể tẩy trắng được bạn có thể tham khảo phương pháp dán sứ.

Phương pháp dán răng sứ hạn chế tối đa tỷ lệ xâm lấn men răng thật. Tỷ lệ mài răng cực kỳ thấp thậm chí một số ít trường hợp có thể không cần mài răng.

Dán sứ là phương pháp giúp cải thiện hiệu quả khuyết điểm trên răng giúp bảo vệ răng thật tối đa. Thời gian phục hình nhanh chóng mất khoảng 2 – 4 ngày sau ít nhất 2 lần hẹn, không gây ra bất kỳ sự khó chịu hay ê buốt nào trong suốt quá trình thực hiện.

Mặt dán sứ có màu sáng trắng sáng tự nhiên giúp đem lại tính thẩm mỹ cao. Từ đó giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng nhiễm màu, giúp đem lại hàm răng thẩm mỹ với nụ cười tự tin tỏa sáng.

Tuy nhiên, để thực hiện dán răng sứ cần phải đáp ứng được một số tiêu chí như:

  • Răng mọc thẳng hàng và tương đối đều nhau, không bị lệch lạc, khấp khểnh.
  • Khớp cắn ở 2 hàm cân đối, không bị hô, móm hay khớp cắn chéo, khớp cắn hở,…
  • Nhiễm màu không quá nặng vì mặt dán sứ rất mỏng không thể che được hết màu răng
Dán răng sứ cải thiện hiệu quả tình trạng răng nhiễm màu kháng sinh
Dán răng sứ cải thiện hiệu quả tình trạng răng nhiễm màu kháng sinh

2. Phục hình răng nhiễm Tetracycline bằng cách bọc răng sứ

Bọc răng sứ có thể áp dụng được cho hầu hết các trường hợp răng nhiễm màu kháng sinh từ nhẹ đến nặng. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể cải thiện được thêm các khuyết điểm khác trên răng như: răng sứt mẻ, viêm tủy, răng hô móm, lệch lạc, thưa ở mức độ nhẹ.

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài chỉnh răng với một tỷ lệ phù hợp để tạo trụ. Sau đó lấy dấu hàm và thiết kế mão răng sứ để bọc lên trên giúp cải thiện hiệu quả cả về màu sắc lẫn hình thể răng, đem lại hàm răng trắng sáng, đều đặn hơn.

Răng sứ có màu trắng sáng, trong bóng tự nhiên không khác gì so với răng thật. Khắc phục tốt tình trạng răng nhiễm màu kháng sinh mà không thể tẩy trắng được, đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu. Cùng với độ bền chắc tốt giúp việc ăn nhai tốt hơn.

Tuổi thọ của răng sứ có thể sử dụng được đến 20 năm thậm chí hơn thế nữa nếu chọn các dòng răng toàn sứ cao cấp và chú ý chăm sóc tốt.

Bọc răng sứ đem lại hàm răng trắng sáng thẩm mỹ hơn
Bọc răng sứ đem lại hàm răng trắng sáng thẩm mỹ hơn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng răng sứ khác nhau từ răng sứ kim loại cho đến răng sứ toàn sứ. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cao, không bị đen viền nướu sau một thời gian sử dụng. Các bác sĩ luôn khuyến khích chọn các dòng răng sứ toàn sứ để sử dụng bền đẹp dài lâu.

Tuy nhiên, bọc răng sứ phải mài răng tác động đến răng thật nên bạn cần phải chú ý chọn một trung tâm nha khoa đảm bảo uy tín, chất lượng. Bác sĩ tay nghề giỏi, kỹ thuật thực hiện chuẩn xác và sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến. Có như vậy mới đảm bảo không làm tổn hại đến tuổi thọ răng thật về lâu dài.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề răng nhiễm màu kháng sinh Tetracycline. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy sớm đến nha khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả nhé!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời