Tình trạng ung thư răng miệng không chỉ gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà nó còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nếu không sớm khắc phục kịp thời. Vậy làm thế nào để nhận biết được ung thư răng? Có cách nào để điều trị hiệu quả căn bệnh ác tính này hay không?
Nguyên nhân gây bệnh ung thư răng
Ung thư răng là một trong những căn bệnh nguy hiểm và rất khó để điều trị triệt để. Bệnh này thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường nên bệnh nhân dễ chủ quan trong việc khám chữa.
Nếu ung thư răng phát hiện muộn thì mầm bệnh sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của bạn.
Các yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến ung thư răng đó là:
1. Do thói quen xấu lâu ngày
Những người có thói quen nghiến răng khi ngủ hay thường xuyên cắn chặt răng mỗi khi căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ làm tổn thương nghiêm trọng và gây ung thư răng. Tình trạng này còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức răng, đau nhức đầu thường xuyên khiến tinh thần mệt mỏi rất nhiều.
2. Ăn nhiều các loại thức ăn khô và cứng
Khi răng thường xuyên ăn nhai các món khô cứng sẽ tác động một lực nhai rất mạnh lên răng. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ làm cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ.
Từ đó sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn dễ tấn công và gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Lâu ngày có thể tăng khả năng hình thành ung thư răng rất nguy hiểm.
3. Dùng các chất kích thích
Thường xuyên sử dụng những thực phẩm có chứa chất kích thích như: rượu bia, cà phê, thuốc lá sẽ khiến mảng bám hình thành dày đặc trên răng, che phủ khắp thân răng và nướu.
Từ đó việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn. Vi khuẩn, mảng bám thức ăn thừa tồn đọng trên răng lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm và dần dần có thể biến chứng nặng thành ung thư răng.
4. Thói quen lười uống nước làm cho miệng bị khô
Nếu như không cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ dễ gây ra tình trạng khô miệng. Lúc này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công dễ dàng và gây ra các vấn đề bệnh lý viêm nhiễm ở khoang miệng. Lâu ngày bệnh có thể tiến triển thành ung thư.
Triệu chứng ung thư khoang miệng
Bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng cảnh báo ung thư răng như:
1. Răng bị mòn và đau đầu
Tình trạng răng bị mòn rất dễ nhận thấy ở những người có thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc cắn chặt răng quá mức khi căng thẳng.
Không chỉ khiến cho men răng bị mòn mà việc nghiến răng, cắn chặt răng còn có thể khiến cho cơ hàm bị mỏi và đau nhức. Nếu các cơ bị co thắt quá nhiều khi nghiến răng còn có thể khiến bệnh nhân gặp phải những cơn đau nhức liên tục ở đầu.
2. Răng nứt vỡ
Những người càng lớn tuổi, sức đề kháng giảm, các cơ quan trên cơ thể cũng dần lão hóa trong đó răng có nguy cơ nứt vỡ khá cao.
Không chỉ là dấu hiệu của tuổi tác mà răng nứt vỡ còn là hậu quả của chứng trào ngược dạ dày khiến cho men răng dễ bị bào mòn, sứt mẻ.
3. Đau răng liên tục
Ở thời gian đầu của bệnh ung thư răng có thể gây ra những cơn đau nhức răng, sưng nướu nên dễ khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh răng miệng thông thường.
Khi thấy tình trạng đau răng diễn ra liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm cần phải thăm khám ngay lập tức. Tránh để ung thư răng phát triển sang giai đoạn muộn sẽ khó điều trị và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
4. Lợi trùm lên răng gây sưng viêm
Lợi trùm lên răng gây sưng viêm và mưng mủ, màu sắc lợi bị thay đổi không còn hồng hào, hơi thở có mùi hôi khó chịu là những biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư răng.
Ngoài ra còn có thể xuất hiện tình trạng chảy máu ở răng và các mô mềm khác trong khoang miệng không rõ lý do.
5. Miệng khô
Thường xuyên bị khô miệng, tuyến nước bọt hoạt động kém cũng là yếu tố nguy cơ khiến cho vùng khoang miệng dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng, thậm chí ung thư khoang miệng.
Lúc này bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khô rát ở vùng miệng, vùng da tại đây thường bị bong tróc, xuất hiện nhiều rãnh nứt ở lưỡi, ăn uống khó nuốt được bình thường.
6. Lớp màng nhầy màu trắng bên trong miệng
Khi xuất hiện những lớp màng nhầy màu trắng bên trong miệng nhiều người chỉ nghĩ đây là một triệu chứng bình thường nên dễ chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện cho thấy tình trạng ung thư đang hình thành.
Tình trạng này còn có thể khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy liên tục. Bên cạnh đó còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu khiến bệnh nhân rất tự ti, e dè mỗi khi giao tiếp với mọi người.
Ðiều trị ung thư miệng
Hiện nay, để điều trị ung thư miệng sẽ có 3 phương pháp chủ yếu là:
1. Phẫu thuật
Đối với những trường hợp ung thư răng miệng phát hiện sớm ở giai đoạn đầu có thể tiến hành thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ khối u, ổ viêm nhiễm. Tùy theo từng tình trạng của khối u mà bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật phù hợp.
2. Xạ trị
Phương pháp này có thể áp dụng trước hoặc sau phẫu thuật để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình xạ trị bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: khô miệng, sâu răng, xuất hiện các vết viêm loét, chảy máu trong khoang miệng,…
3. Hóa trị
Phương pháp này sẽ sử dụng nhiều loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thường sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc truyền qua đường tĩnh mạch.
Việc điều trị bằng hóa trị có thể gây một số tác dụng phụ như: buồn nôn, rụng tóc,…
Phòng bệnh ung thư răng
Hình thành thói quen ăn uống, chăm sóc răng miệng phù hợp sẽ góp phần ngăn ngừa nhiều vấn đề răng miệng cũng như ung thư răng có thể xảy ra.
Để có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư răng, mỗi người cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học và nên chú ý thực hiện tốt các vấn đề sau:
1. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng
Để hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn có hại và giữ cho răng luôn được sạch sẽ, chắc khỏe bạn cần phải:
- Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày vào mỗi buổi sáng, tối và sau khi ăn.
- Khi chải răng nên chọn bàn chải có lông mềm, chải nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc, không chải quá mạnh để tránh làm mài mòn men răng. Thay bàn chải 2 – 3 tháng một lần.
- Dùng kem đánh răng chứa fluor để duy trì độ chắc khỏe cho răng, giúp ngừa sâu răng tốt hơn.
- Tập thói quen dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để hạn chế tối đa tổn thương đến răng nướu.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để tăng khả năng diệt khuẩn trong khoang miệng.
- Vệ sinh, cạo sạch lưỡi để loại bỏ các vi khuẩn còn tồn đọng, giữ cho hơi thở luôn thơm mát.
2. Từ bỏ các thói quen xấu
Thuốc lá, thức uống có cồn như rượu bia cần phải tránh xa để đảm bảo duy trì sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức để ngủ ngon, không bị nghiến răng hay cắn chặt răng. Đồng thời có thể gặp bác sĩ thăm khám và mua máng chống nghiến phù hợp để đeo khi ngủ giúp ngăn chặn những tác động xấu do nghiến răng gây ra.
Không nên dùng răng như công cụ để mở nắp chai, cắn xé bao bì, dùng răng nhai nước đá,…
3. Ăn uống khoa học, lành mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin A, C góp phần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường độ chắc khỏe cho răng và hạn chế tối đa sự phát triển của ung thư miệng.
Các loại rau củ quả, trái cây tươi cung cấp nhiều chất xơ cũng rất tốt cho sức khỏe răng miệng, giúp tăng khả năng làm sạch răng tự nhiên tốt hơn.
Khi ăn nhai nên hạn chế tối đa các món dai, cứng để tránh các tác động mạnh làm răng bị sứt mẻ, gãy vỡ.
4. Uống nhiều nước mỗi ngày
Các bác sĩ luôn khuyến nghị mỗi người nên uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạn chế xảy ra tình trạng khô miệng.
Hãy luôn uống đủ nước mỗi ngày để cho khoang miệng luôn có độ ẩm cần thiết, tăng tiết nước bọt giúp tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm cho răng miệng.
5. Thực hiện khám nha khoa định kỳ
Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất bạn nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần tại những địa chỉ nha khoa uy tín lâu năm.
Thông qua việc thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng. Đặc biệt có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị hiệu quả kịp thời.
Mong rằng với những kiến thức về bệnh ung thư răng mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ hữu ích cho mọi người trong việc phòng ngừa cũng như sớm khắc phục bệnh hiệu quả.
Hãy đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám nếu có các triệu chứng bất thường xảy ra ở răng miệng. Không nên chủ quan để tránh bệnh phát triển nặng gây nhiều nguy hiểm và chữa trị khó khăn, phức tạp hơn.