Trám răng có đau không luôn là nỗi sợ của rất nhiều người khi có ý định thực hiện trám răng thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng các chuyên gia giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Trám răng có đau không? Các yếu tố tác động ảnh hưởng nào?
Trám răng có đau không khi áp dụng các phương pháp hiện đại để điều trị? Theo các chuyên gia đánh giá chung thì hàn trám răng hiện là biện pháp được thực hiện rất nhanh chóng, an toàn, không đau đớn.
Để tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ sử dụng miếng trám nha khoa chuyên dụng tạo hình lại trên thân răng đúng với kích thước mô răng khiếm khuyết, từ đó răng sau khi trám sẽ khôi phục lại tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai ban đầu đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào.
Tuy vậy, vẫn có rất nhiều khách hàng e ngại việc trám răng có đau không. Đi sâu vào vấn đề này, chúng ta sẽ phân tích các yếu tố tác động đến việc hàn trám răng cụ thể:
- Tình trạng răng thực tế
Nếu tình trạng răng đang bị tổn thương nặng, vi khuẩn ăn sâu vào tủy răng thì việc trám răng sẽ có đau nhức, khó chịu một tí. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện bằng cách bôi tê, gây tê trước khi điều trị, bác sĩ nha khoa đã giúp giảm thiểu các cơn đau xảy ra cho bạn.
Khi được thực hỗ trợ bởi các công nghệ điều trị nội nha hiện đại, quá trình chữa tủy và trám răng sẽ tiến hành rất thuận lợi, nhanh chóng.
- Vật liệu hàn trám răng
Chất liệu trám răng cũng rất quan trọng, yếu tố quyết định đến việc trám răng có đau không. Nếu sử dụng các vật liệu chất lượng bổ trợ tốt cho công nghệ điều trị chắc chắn bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian, không gây bất lợi, khó chịu khi thực hiện.
- Địa chỉ nha khoa thực hiện
Nếu bạn chọn lựa địa chỉ nha khoa chuyên sâu về thực hiện trám răng thẩm mỹ sẽ có các bác sĩ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị sẽ tầm soát được quá trình như thế nào, góp phần cải thiện tính thẩm mỹ, thời gian phục hình răng lâu dài hơn.
***Lưu ý: Hiện tượng trám răng có đau không có thể xảy ra trong trường hợp:
+ Miếng trám khi đông cứng, cố định có xu hướng thay đổi thế tích, chúng có thể co lại, tạo khe rỗng giữa răng và miếng trám. Lúc này, lực ăn nhai lớn sẽ tạo áp lực lên các ống ngà, dẫn truyền đến tủy răng khiến cho bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức.
+ Kỹ thuật thưc hiện của bác sĩ không đảm bảo trong nhiều trường hợp trám răng khó ở phần chân răng hay gần cổ răng gây tổn thương rìa nướu. Nếu phần này không có men răng để bảo vệ thân răng sẽ gây nên các kích ứng nhỏ, khiến răng nhạy cảm thêm.
Như vậy, hai yếu tố vật liệu trám và tay nghề kỹ thuật của bác sĩ tác động rất lớn đến chất lượng của việc trám răng có đau không mà chúng ta phải cân nhắc trước khi điều trị.
Những trường hợp cần thiết áp dụng trám răng?
Cùng điểm qua các trường hợp khiếm khuyết trên răng cần phải thực hiện kỹ thuật trám răng:
+ Răng sâu những lỗ sâu nhỏ, hoặc đã qua quá trình điều trị tủy răng.
+ Răng thưa hở kẽ nhỏ, mòn cổ chân răng.
+ Răng sứt, mẻ gãy nhỏ do chấn thương.
+ Ngăn ngừa bệnh lý sâu răng.
Đây là các trường hợp cần được áp dụng giải pháp hàn trám răng thẩm mỹ để giúp phục hình men răng cũng như thẩm mỹ một cách tốt nhất.
Quy trình trám răng được tiến hành như thế nào?
Các bước trám răng thường diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng chỉ khoảng 15 – 20 phút, được thực hiện theo 4 bước chính như sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng thực tế, sau đó chụp phim X- Quang để xác định số lượng răng cần trám, kích thước thực của xoang trám như thế nào và chỉ định phương pháp hàn trám phù hợp.
Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị và giải thích chi tiết cho bệnh nhân hiểu rõ tình trạng của mình để cân nhắc thực hiện.
- Bước 2: Vệ sinh và gây tê vị trí trám
Để hạn chế các khó chịu xảy ra khi hàn trám răng, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và gây tê tại vị trí cần trám răng. Nếu răng bị sâu sẽ cần nạo sạch các mô sâu răng, làm sạch mảng bám, các cao răng tồn đọng.
- Bước 3: Hàn trám răng
Sau khi làm sạch các vết sâu, bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu trám răng dể hàn trám luôn vào vị trí, cố định chúng bằng keo kết dính chuyên dụng bởi những vật liệu Amalgam, fuji, Composite,…
Đối với phương pháp hàn răng sâu gián tiếp Inlay/Onlay sẽ áp dụng cho các trường hợp răng sâu lớn, nhất là răng hàm. Miếng trám sẽ trải qua giai đoạn lấy dấu hàm và gửi về phòng Lab để thiết kế riêng.
Tiếp đến, bác sĩ sẽ dùng đèn chiếu Laser/ Halogen để làm đông cứng vật liệu trám răng trong khoảng 30 giây, tạo điều kiện cho miếng trám đông cứng bám chặc vào răng lâu dài nhất.
- Bước 4: Chỉnh sửa vết trám, thúc quy trình
Khi vết trám đã bám cố định trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác cắt và mài vết trám loại bỏ vật liệu dư thừa. Cuối cùng đánh bóng giúp làm nhẵn lại bề mặt trám không cộm cấn, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Sau khi trám răng nên làm gì tốt nhất?
Những lưu ý sau khi trám răng nên làm gì đóng vai trò rất quan trọng góp phần duy trì tuổi thọ miếng trám tốt hơn. Bạn cần nên chú ý các vấn đề sau đây:
- Hạn chế ăn nhai sau 2 tiếng hàn trám răng vì đây là thời gian để vật liệu trám có thể đông cứng hoàn toàn, bám dính chắc vào mô răng thật.
- Không nên ăn các thực phẩm quá cứng, dai, nóng lạnh bất thường bởi miếng trám cần thời gian thích nghi và không thể chịu được áp lực quá lớn dễ bị bong tróc, hở miếng trám.
- Hạn chế các thực phẩm dễ gây xỉn màu men răng, vết trám như trà, cà phê, nước ngọt…
- Sau khi ăn uống cần chú ý vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng nước muối ấm hay nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn dư thừa còn tồn đọng.
Có thể thấy tuy phương pháp trám răng là giải pháp cơ bản nhưng vẫn đòi hỏi các kỹ thuật chuyên môn cao từ bác sĩ để góp phần mang lại hiệu quả điều trị, hạn chế nhưng cơn đau tốt nhất.
Qua những thông tin trên, hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ vấn đề trám răng có đau không cũng như nên làm gì để giữ gìn tuổi thọ miếng trám răng lâu dài hơn để chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ngay từ bây giờ.