Kỹ thuật mài cùi răng những trường hợp nào áp dụng

Có rất nhiều thắc mắc gửi đến nha khoa về vấn đề kỹ thuật mài cùi răng áp dụng cho những trường hợp nào? Hãy cùng lắng nghe các chia sẻ của chuyên gia nha khoa qua bài viết sau.

Mài cùi răng áp dụng cho những trường hợp nào?
Mài cùi răng áp dụng cho những trường hợp nào?

Mài cùi răng áp dụng cho những trường hợp nào?

Mài cùi răng là kỹ thuật nha khoa khá phức tạp đòi hỏi kỹ thuật bác sĩ thực hiện phải giàu chuyên môn, kinh nghiệm để hạn chế các tác động ảnh hưởng cho nướu và mô mềm. Thường thì kỹ thuật mài cùi răng sẽ áp dụng cho trường hợp sau, cụ thể:

– Trường hợp hô, vẩu và răng khểnh

Mài cùi răng thường được bác sĩ áp dụng chỉ định trường hợp bệnh nhân bị hô, vẩu và răng khểnh,…thì bọc răng sứ sẽ là cách giúp chỉnh sửa hình dáng, kích thước, màu sắc răng nhanh chóng nhất, mang lại vẻ hoàn hảo cho toàn cung hàm.

Tuy nhiên, nếu những trường hợp răng hô, vẩu nặng cần bảo đảm thẩm mỹ thì cách này không thể áp dụng được, vì mài răng nhiều sẽ xâm lấn ngà răng gây nên các biến chứng răng miệng về sau.

Mài cùi cân chỉnh hình sáng răng hô
Mài cùi cân chỉnh hình sáng răng hô

– Trường hợp bọc răng sứ

Ở những trường hợp bọc răng sứ sẽ cần mài cùi răng theo một tỉ lệ nhất định, cần mài tất cả các mặt răng: mặt trước, mặt sau hai bên và mặt nhai, tỉ lệ mài mặt nhai là lớn nhất nhằm loại bỏ các tổn thương trên răng, cũng như giúp hình thể răng trở nên đẹp hơn, thuận tiện khi bọc răng sứ.

Đối với những răng có hình thể quá to, quá dài cần phải căn chỉnh tỉ lệ mài chính xác, không được xâm lấn men răng nhiều, tránh tác động đến ngà răng, men răng.

Mài cùi răng cần đúng tỉ lệ
Mài cùi răng cần đúng tỉ lệ

Do đó, việc thăm khám và điều trị nên được thực hiện tại các trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng miệng của bạn và tư vấn những giải pháp phù hợp.

Xem video: [CẬN CẢNH] Quá Trình Mài Răng Làm Cầu Răng Sứ

Trường hợp làm thẩm mỹ mặt dán sứ Laminate

Đây là phương pháp thẩm mỹ răng sứ hạn chế các thao tác mài cùi răng, chỉ cần cà mỏng một lớp mặt ngoài, không xâm lấn cấu trúc men răng nhiều. Mặt dán sứ thường áp dụng cho những trường hợp răng xỉn màu, ố vàng, nhiễm kháng sinh, hình dáng răng xấu,…

Mặt dán sứ có tỉ lệ mài cùi ít
Mặt dán sứ có tỉ lệ mài cùi ít

Mài cùi răng có ảnh hưởng gì không?

Bản chất của việc mài cùi răng sẽ hỗ trợ cho việc phục hình răng tốt hơn, sau khi mài cùi răng thường sẽ khiến răng bị đau nhức, ê buốt nếu có tác động của môi trường bên ngoài.

Nhưng nếu có mão sứ bọc chụp lên bảo vệ cùi răng thật thì sẽ không xảy ra các đau nhức. Ngoài ra, việc ảnh hưởng từ thao tác mài cùi răng còn phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ điều trị, nếu mài răng sai tỉ lệ, không đúng kỹ thuật sẽ gây tổn thương men răng, viêm tủy, răng lung lay hay thậm chí có nguy cơ mất răng sớm.

Mài cùi răng có ảnh hưởng gì không?
Mài cùi răng có ảnh hưởng gì không?

Mài cùi răng chỉ gây đau và ảnh hưởng trong các trường hợp sau:

  • Công nghệ kỹ thuật điều trị kém chất lượng, không đảm bảo chính xác các thông số kỹ thuật mũi khoang, dễ gây ra các tác hại xấu lên răng.
  • Bác sĩ tay nghề kém nên xâm lấn sâu bên trong ngà răng gây đau nhức.

Chính vì vậy, tầm quan trọng khi thực hiện điều trị bất kỳ phương pháp nào cũng cần lựa chọn nha khoa uy tín, trang thiết bị hiện đại sẽ có bác sĩ tay nghề cao, chuyên môn giỏi đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

Mài cùi răng có đau nhức không?

Mài cùi răng là kỹ thuật cần phải tác động lên răng thật, dù ít hay nhiều thì bệnh nhân cũng sẽ cảm nhận một chút ê buốt nhưng cảm giác này khác nhau tùy cơ địa người bệnh, ở những người có men răng nhạy cảm sẽ cảm thấy đau nhiều hơn hoặc không cảm nhận ê buốt nhiều.

Thông thường sau khi mài răng khoảng 2 tiếng khi thuốc tê đã tan hết, bệnh nhân sẽ cảm thấy một chút ê buốt tại vị trí răng vừa mài. Nhưng tình trạng này sẽ hết dần vào những ngày tiếp theo.

Mài răng có đau nhức không?
Mài răng có đau nhức không?

Nếu tỉ lệ mài răng được thực hiện đúng tỉ lệ, tay nghề bác sĩ cân chỉnh chuẩn xác sẽ không ảnh hưởng tủy răng hay sức khỏe răng miệng sau này. Vì vậy, mài cùi răng không gây hại gì cho sức khỏe.

Công nghệ kỹ thuật mài cùi răng hiện đại sẽ mang lại tính chính xác, hạn chế xâm lấn men răng, giúp cho thao tác mài răng diễn ra nhanh chóng, hạn chế ê buốt xảy ra.

Hơn nữa, trước khi tiến hành mài cùi răng, khách hàng sẽ được bác sĩ gây tê cục bộ tại các vị trí cần phục hình, lượng thuốc tê vừa đủ giúp cho khách hàng thoải mái trong suốt quá trình thực hiện.

Nguyên tắc mài cùi răng cửa tiêu chuẩn phải đạt được

Kỹ thuật mài cùi răng rất phức tạp, đòi hỏi tay nghề chuyên môn của bác sĩ điều trị cần tuân theo các nguyên tắt nhất định, đảm bảo các yếu tố sau:

  • Bảo tồn cấu trúc răng

Đây là nguyên tắc đầu tiên trong việc bảo tồn cấu trúc răng khi mài cùi răng không được xâm lấn quá nhiều đến răng thật. Các bác sĩ sẽ mài răng theo tỉ lệ nhất định, tùy từng mão sứ hay kiểu phục hình răng sứ sẽ có những tiêu chuẩn cho phép:

  • Cổ răng: 0,6mm – 1mm
  • Thân răng: 1mm – 1,5mm
  • Cạnh cắn từ 1,2mm – 2mm
Các tỉ lệ bảo tồn cấu trúc răng thật
Các tỉ lệ bảo tồn cấu trúc răng thật

Nếu tay nghề bác sĩ mài cùi răng xâm lấn quá nhiều sẽ làm cho khách hàng cảm thấy ê buốt, dễ làm lỏng hàm, gãy răng gây nên nguy cơ vi khuẩn xâm lấn vào tủy răng. Mài răng phải đảm bảo tạo được độ cứng, chuẩn khớp cắn khi gắn sứ.

  • Bảo tồn nha chu

Khi mài cùi răng, việc bảo tồn nha chu, cấu trúc toàn răng rất quan trọng phải đảm bảo không xâm lấn các mô mềm quanh răng tối đa như: dây thần kinh, mạch máu, xâm lấn răng cạnh bên, tránh được các biến chứng nguy hại sau khi phục hình.

  • Nguyên tắc về độ bền sau phục hình

Cùi răng thật sau khi mài phải đủ cứng không bị uốn cong, gãy vỡ. Dựa vào tính chất mão răng sứ được phục hình mà bác sĩ sẽ cân nhắc kích thước phù hợp nhằm tạo không gian tốt nhất khi chụp sứ lên.

Nguyên tác mài cùi răng sau khi phục hình
Nguyên tác mài cùi răng sau khi phục hình

Ở các mão sứ kim loại dày hơn sẽ cần mài cùi răng, xâm lấn nhiều hơn để tạo góc cạnh chuẩn xác so với các mão sứ toàn sứ khoảng 0.2mm. Tỉ lệ mài cùi răng này sẽ đảm bảo được cả tính thẩm mỹ và độ an toàn cho răng, giúp cho việc chụp răng sứ được sát khít, không cộm cấn. Đồng thời hạn chế xâm lấn tối đa đến cấu trúc răng thật.

Nếu bác sĩ mài răng quá ít khi tạo ra các đường cắt góc thẳng sẽ làm các rãnh bị mài mòn, biến dạng.

  • Nguyên tắc đối với đường hoàn tất

Khi mài cùi răng cần đảm bảo khoảng cách 5mm giữa đường hoàn tất cùi răng thật và mão sứ. Ngoài ra, kết quả cần phải đạt chuẩn các yếu tố vị trí, trạng thái răng và độ dày theo tỉ lệ nhất định.

Ở những đường hoàn tất bờ vai đòi hỏi vuông góc với trục của cùi răng thật để thuận lợi cho việc phục hình các loại mão sứ răng sứ toàn sứ, răng sứ kim loại hay dán răng sứ Veneer (Laminate).

Đường hoàn tất cần rõ ràng, nhẵn mịn để tạo đường tròn liên tục, tránh răng sứ bị hở gây dắt thức ăn, hôi miệng xảy ra.

Đường hoàn tất khi mài răng cần đảm bảo
Đường hoàn tất khi mài răng cần đảm bảo
  • Nguyên tắc của sự duy trì, ổn định mão sứ

Sau khi mài cùi răng phải tạo được hình thái cho cùi răng cứng chắc, ổn định lực nhai để nâng đỡ mão sứ bên trên. Cùi răng cần có khoảng cách 1 góc 6 độ so với mão răng sứ, đồng thời đảm bảo diện tích mặt nhai, chiều dài của thân răng.

Qua đó có thể thấy kỹ thuật mài cùi răng đòi hỏi độ tỉ mỉ rất cao nên cần tay nghề bác sĩ điều trị giàu kinh nghiệm, bạn nên quan tâm về địa chỉ điều trị để chọn cho mình những phương pháp phục hình phù hợp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời