Tổng hợp thông tin về composite nha khoa

Tính đến nay trám răng Composite nha khoa hiện đang là vật liệu chuyên dụng trong hàn trám răng thẩm mỹ. Vậy phương pháp này có tốt không? hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Trám răng composite nha khoa có tốt không?
Trám răng composite nha khoa có tốt không?

Trám răng Composite là gì?

Trám răng Composite nha khoa hiện đang là phương pháp giúp bảo vệ răng tránh khỏi những bệnh lý răng miệng, phục hình chức năng răng và thẩm mỹ cho mọi vị trí răng trên cung hàm.

Kỹ thuật này sử dụng chất liệu nha khoa chuyên dụng còn gọi là Composite để lấp đầy phần răng khuyết thiếu thông qua loại keo dính nha khoa. Đây là phương pháp thực hiện khá nhanh chóng với mức chi phí thấp mà vẫn mang lại hiệu quả cao nên được đông đảo mọi người lựa chọn.

Trám răng Composite phục hình răng khiếm khuyết
Trám răng Composite phục hình răng khiếm khuyết

Bên cạnh các vật liệu hàn trám răng thông dụng khác như Amalgam, kim loại quý có khả năng bám dính cao, giá thành rẻ nhưng chúng lại có màu sắc khá khác so với răng thật nên không thường được khuyến cáo sử dụng.

Vì vậy, trám răng Composite nha khoa hiện đang là lựa chọn dịch vụ tại các trung tâm nha khoa uy tín.

Tìm hiểu thành phần của Composite nha khoa

Trám răng thẩm mỹ Composite nha khoa sử dụng vật liệu Composite hay còn gọi là vật liệu tổng hợp Compozit có tính chất vật lý và cả hóa học.

Vật liệu Composite đã có mặt trên thị trường từ những năm 1950, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo tên lửa Hoa Kỳ. Thành phần chính được chia làm 2 dạng vật liệu cốt và vật liệu nền.

Vật liệu trám răng lâu đời
Vật liệu trám răng lâu đời

+ Vật liệu cốt: thành phần giúp Composite có đặc điểm cơ lý tính về độ cứng là các sợi cốt như thủy tinh, cacbon, sợi Acraminc,.. và dạng cốt hạt kim loại, hạt đất sét, bột đá bột gỗ,…

+ Vật liệu nền: Là vật liệu pha đảm bảo các thành phần cốt liên kết nhau tạo thành khối thống nhất cho Composite cấu tạo từ Polymer (Polyester, PE, PP, PVC,…) kim loại nấu chảy,…

Khi được ứng dụng trong nha khoa, Composite là một loại nhựa dạng dẻo, với đặc tính trong suốt cấu tạo từ nhựa bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), urethane dimethacrylate (UDMA), semi-crystalline polyceram (PEX) và sillica tạo ra vật liệu trám răng có màu trắng tương tự răng, không phản ứng với nước bọt.

Chính đặc tính này sẽ giúp chúng có màu sắc tương đương răng thật giúp cho vết hàn không bị lộ khi giao tiếp.

Ưu, nhược điểm của trám răng Composite

Trám răng Composite nha khoa mang lại những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm hàn trám răng Composite nha khoa:

  • Trám răng Composite nha khoa giúp phục hình răng toàn diện, an toàn cho cơ thể.
  • Không xâm lấn, mài răng thật như các phương pháp thẩm mỹ khác.
  • Hạn chế tình trạng vi khuẩn tấn công vào răng.
  • Thẩm mỹ cao, tương đồng màu sắc men răng thật.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ từ 15 – 20 phút/ răng cho 1 lần hẹn.
  • Độ bền miếng trám chắc chắn, chịu ực ăn nhai thoải mái.
  • Không dẫn nhiệt, không kích ứng dị ứng như các vật liệu trám khác.
  • Chi phí hợp lý.
Trám răng mang nhiều ưu điểm
Trám răng mang nhiều ưu điểm

Nhược điểm hàn trám răng Composite nha khoa:

  • Phần lớn đều bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng.
  • Độ bền của miếng trám tưng đối kém, duy trì chỉ khoảng từ 5 – 7 năm, khá thấp so với các vật liệu trám răng khác.
  • Độ mài mòn trong khoang miệng ở mức trung bình, kém hơn Amalgam.

Từ những ưu và nhược điểm của phương pháp hàn trám răng Composite nha khoa, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về vật liệu này để lựa chọn điều trị cho phù hợp.

Chi phí trám răng Composite giá bao nhiêu tiền?

Hiện tại, chi phí trám răng Composte tại các trung tâm nha khoa đều ở mức giá rẻ, phù hợp với như cầu điều trị của hầu hết mọi người. Bạn có thể tham khảo bảng giá trám răng Composite bên dưới:

TRÁM RĂNG CHI PHÍ GHI CHÚ
Trám răng Composite 400.000 VNĐ/1 Răng Không bao gồm tiền chữa tủy
Trám răng trẻ em 100.000 VNĐ/1 Răng
Trám kẽ răng, răng thưa 500.000 VNĐ/1 Răng
Đắp mặt răng 500.000 VNĐ/1 Răng
Đóng chốt răng 300.000 VNĐ/1 Răng
Gắn lại răng 300.000 VNĐ/1 Răng

Để biết được tình trạng răng của mình có phù hợp với trám răng Composite nha khoa không bạn cần thăm khám và nghe theo sự chỉ định của bác sĩ nha khoa.

Những lưu ý sau khi trám răng cần lưu ý

Sau khi trám răng bằng composite, không thể bỏ qua một số lưu ý như sau:

Duy trì chăm sóc miếng trám hợp lý
Duy trì chăm sóc miếng trám hợp lý
  • Không nên ăn nhai trong vòng 2 giờ để chất hàn trám có thời gian đông cứng, bám chắc vào mô răng.
  • Không nên dùng răng cắn, xé, khui nắp chai, cắn bút sẽ khiến miếng trám dễ bong tróc nhanh hơn.
  • Ưu tiên sử dụng nhưng thức ăn mềm, không dùng các loại thực phẩm cứng, cần lực nhai nhiều.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách sau các bữa ăn, nên súc miệng nước muối ấm hàng ngày để tăng cường khả năng sát khuẩn.
  • Định kỳ thăm khám nha khoa 4 – 6 tháng/lần để biết tình trạng của vết hàn trám và làm sạch răng miệng ngăn ngừa bệnh lý xảy ra.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vật liệu trám răng Composite nha khoa là gì và có sự lựa chọn điều trị tốt nhất cho trường hợp răng miệng của mình.

Nếu còn những thắc mắc khác cần được giải đáp có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời