Nên dùng nước súc miệng đúng cách hàng ngày để ngăn mùi hôi miệng và các bệnh lý khác về răng có hiệu quả.
Một hàm răng chắc khỏe và đều đặn không nghi ngờ là tiêu chuẩn để đánh giá hàm răng đẹp. Nhưng đồng thời phải có một hơi thở thơm mát mới được tính là một hàm răng chuẩn hoàn hảo.
Dùng nước súc miệng như thế nào là đúng cách?
Dùng nước súc miệng như thế nào là đúng cách?
Nước súc miệng là dung dịch có khả năng sát khuẩn và làm sạch vùng miệng họng bằng cách ngậm dung dịch và làm dung dịch ngậm chuyển động trong miệng nhiều lần trước khi phun bỏ. Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người.
Có nhiều nước súc miệng chứa flour, được xem là thành phần thiết yếu giúp cho răng phòng ngừa bệnh sâu răng, viêm nướu. Tuy nhiên, nến nhớ là chọn nước súc miệng cho bé và người lớn có nồng độ Fluor khác nhau không được dùng chung.
Chọn nước súc miệng dành riêng cho bé
>> Xem thêm: Những dụng cụ chăm sóc răng miệng không thể thiếu tại nhà
Mặc dù có nhiều loại khác nhau nhưng nước súc miệng chỉ có tác dụng hạn chế sâu răng, sát khuẩn chứ không chữa được sâu răng hay tẩy trắng răng như một số người lầm tưởng.
** Hướng dẫn dùng nước súc miệng đúng cách:
Sau khi chải răng và dùng chỉ Nha Khoa thì ngậm nước súc miệng và đảo đều hết các ngóc ngách trong khoang miệng. Mỗi lần súc miệng ngậm 30 giây, không nên ngậm quá lâu vì lúc đó chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng khô.
Ngậm và đảo đều nước súc miệng trong 20-30 giây
Không cần phải pha loãng khi sử dụng vì có thể làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn của dung dịch dù bạn cảm thấy hơi khó chịu với nồng độ ban đầu. Bởi đa số các loại nước súc miệng đều đã được nghiên cứu và phù hợp với người dùng.
Nếu như bạn không quen thì nên chuyển sang dùng nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc, mỗi ngày dùng 2-3 lần, một lần ngậm trong 20-30 giây.
Dùng nước muối sinh lý thay nước súc miệng
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tự làm nước súc miệng từ thảo dược tự nhiên
Không phải ai cũng biết sử dụng nước súc miệng đúng cách, có người còn bỏ qua không dùng hoặc nhầm lẫn khi dùng nước súc miệng:
1. Súc miệng ngay sau khi chải răng
Trong nước súc miệng có fluor, nhưng khả năng bám dính của nó kém hơn so với lớp fluor tạo ra bởi kem đánh răng. Nếu súc miệng ngay sau khi chải răng, lớp fluoride bám lỏng lẻo sẽ thay thế lớp fluoride vốn rất chắc của kem đánh răng. Vì vậy, nên súc miệng sau khi chải răng 30 phút.
Không nên súc miệng ngay sau khi chải răng
2. Dùng nước súc miệng chữa hôi miệng
Nước súc miệng có thể tạm thời rửa trôi cặn thực phẩm và lấn át mùi hôi. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp chữa trị dứt điểm và lâu dài. Mùi hôi trong miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau và nước súc miệng không có tác dụng loại bỏ toàn bộ các nguyên nhân này.
Ví dụ, nếu mùi hôi miệng do gia vị, tỏi, hành hay thực phẩm bị lên men bốc mùi thì có thể rửa sạch bằng nước súc miệng. Song, nếu mùi hôi do viêm nướu, nghiêm trọng hơn là bệnh lý của hầu họng như viêm họng, viêm amidan, viêm khí phế quản, viêm phổi,… thì nước súc miệng không thể loại trừ được.
Viêm nướu làm hôi miệng cần vệ sinh cạo vôi răng Nha Khoa Đông Nam
3. Nước súc miệng chỉ chứa các chất an toàn và không có hại?
Rất nhiều nước súc miệng có chứa hàm lượng cồn cao, có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng. Hơn nữa, cồn còn kích thích, gây rát ở bên trong miệng, khiến chân răng nhạy cảm. Ngoài cồn, nước súc miệng có thể chứa nồng độ oxy già. Dù ở nồng độ thấp nhưng chất này gây kích thích rất mạnh.
Chính vì thế chỉ nên sử dụng nước súc miệng 2 lần trong ngày mà thôi, không nên lạm dụng quá nhiều lần sẽ không tốt cho cơ thể.
Định kỳ 6 tháng/lần thì nên đến trung tâm Nha Khoa để bác sĩ khám, vệ sinh và cạo vôi răng lấy sạch các mảng bám mà chải răng không làm sạch được.
Khám răng định kỳ tại Nha Khoa uy tín
Nên làm đủ các bước chăm sóc răng miệng thường xuyên, nhất là súc miệng sau khi chải răng và dùng chỉ nha khoa. Chọn cho mình loại nước súc miệng phù hợp hoặc nước muối sinh lý dùng 2-3 lần/ngày là tốt nhất.
Nếu bạn còn có câu hỏi nào liên quan đến chăm sóc và vệ sinh răng miệng thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!