Những dụng cụ chăm sóc răng miệng không thể thiếu tại nhà

Chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ chăm sóc răng miệng tiêu chuẩn tại nhà để giúp cho các thành viên trong gia đình có được hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày là một việc làm không thể thiếu nhưng phải thực hiện đúng cách và đúng theo tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn của các chuyên gia. Phải tập thành thói quen để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và phá hủy răng.

dụng cụ chăm sóc răng miệngChuẩn bị dụng cụ đầy đủ để chăm sóc răng miệng hiệu quả

Bộ dụng cụ chăm sóc răng miệng không thể thiếu tại nhà

1. Kem đánh răng

Lựa chọn loại kem đánh răng thích hợp cho từng thành viên trong gia đình gồm các loại kem đánh răng cho trẻ em và cho người lớn.

Với các bé trên 3 tuổi mới được dùng kem đánh răng có thành phần Fluor nhưng tỷ lệ nhỏ. Hàm lượng fluor cho trẻ là dưới 500ppm. Trẻ từ 3-6 tuổi được phép sử dụng kem đánh răng có hàm lượng flo từ 500-1000ppm. Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng kem đánh răng chung với người lớn vì hàm lượng fluor cao dễ gây kích ứng. Trẻ trên 12 tuổi mới có thể dùng chung kem đánh răng với người lớn.

2. Bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng giúp loại bỏ những mảng bám, ngăn vi khuẩn gây sâu răng tích tụ ở kẽ chân răng. Và đây là dụng cụ không thể thiếu khi chăm sóc răng miệng tại nhà. Vệ sinh bàn chải hàng ngày sau khi chải răng bằng cách rửa dưới vòi nước mạnh và thay thế sau 3 tháng/lần.

Nên chọn bàn chải cho người lớn có chiều rộng khoảng 1,2 cm và dài khoảng 2,5 cm là tốt nhất, lông bàn chải mềm và không nên quá cứng nếu không sẽ gây tổn thương làm mòn men răng khiến răng nhạy cảm và có thể gây tụt nướu mà chúng lại không loại bỏ hết vi khuẩn mảng bám trên răng.

dung cu cham soc rang miengBàn chải đánh răng cho người lớn

Bàn chải đánh răng cho trẻ nên chọn loại có kiểu dáng màu sắc sặc sỡ và đặc biệt là lông bàn chải phải cực mềm để bé không bị đau mỗi khi đánh răng.

Nên chuẩn bị thêm bàn chải kẽ nếu như trong nhà có thành viên đang niềng răng. Đây là loại bàn chải đặc trưng được thiết kế để làm sạch kẽ răng và kẽ mắc cài, nơi mà bàn chải thông thường không thể làm sạch được.

>> Xem ngay: Các bước chăm sóc răng miệng hàng ngày đúng cách

dụng cụ vệ sinh răng miệngChuẩn bị bàn chải kẽ

3. Chỉ nha khoa

Không nên dùng tăm sau bữa ăn để chọc vào nướu mà thay vào đó là chuẩn bị chỉ tơ Nha Khoa để làm sạch các mảng vụn thức ăn bám sau khi đánh răng.

Chỉ nha khoa có 2 loại là dạng cuộn và dạng cung. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng thì nên dùng dạng cung vì nó dễ sử dụng hơn. Với chỉ dạng cuộn, bạn lấy 1 đoạn chỉ vừa phải và quấn vào 2 đầu ngón tay, kéo sợi chỉ ôm quanh viền răng và đẩy lên đẩy xuống để làm sạch các mảng bám thức ăn.

dung cu ve sinh rang miengChỉ nha khoa

4. Nước súc miệng

Dùng để ngậm ngay sau khi đánh răng để tăng hiệu quả bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng giúp giảm nguy cơ gây sâu răng còn giúp ngăn ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng rất hiệu quả. Tuy nhiên nhớ là không nên pha loãng nước súc miệng vì sẽ khó mang đến hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.

bộ dụng cụ vệ sinh răng miệngNước súc miệng

Ngoài ra nước súc miệng còn là dung dịch để vệ sinh bàn chải tốt nhất. Nên chọn loại nước súc miệng cho người lớn và trẻ em dùng riêng vì nồng độ không đúng dễ làm kích ứng nướu và răng bé. Có thể thay thế nước súc miệng bằng nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc.

Điều trị các bệnh lý Nha Khoa

Dù bạn có thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày và đúng cách nhưng vẫn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại như mảng bám và vôi răng không thể loại bỏ hoàn toàn bằng đánh răng và vệ sinh răng miệng hàng ngày được. Cần phải lên lịch vệ sinh và điều trị tại Nha Khoa.

bo dung cu ve sinh rang miengKhám răng định kỳ tại Nha Khoa uy tín hiện đại

Vệ sinh cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để giữ cho nướu và răng luôn sạch sẽ, không có mảng bám và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng viêm nướu hiệu quả.

dụng cụ chăm sóc răng miệngCạo vôi răng tại Nha Khoa Đông Nam

Ngay từ khi sâu răng xuất hiện, biểu hiện là các đốm nhỏ li ti thì điều trị sớm là cách để ngăn bệnh lây lan sang các răng khác. Nếu răng hư nặng và làm viêm tủy thì nên nạo bỏ và trám bít ống tủy, sau đó là bọc răng sứ để bảo vệ răng sau khi chữa tủy.

Từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như đánh răng nhiều lần trong ngày, chải răng quá mạnh, ăn ít thực phẩm chứa đường, sử dụng chỉ Nha Khoa thay vì tăm xỉa răng để không tổn thương và chảy máu nướu, …

Nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chăm sóc răng miệng tại nhà, vệ sinh đúng cách hàng ngày. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến điều trị các bệnh lý răng miệng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời