Thủ phạm không ngờ tới khiến bé bị hôi miệng và mẹ hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu để ý và chăm sóc kỹ.
Hôi miệng ở bé có thể là bị một thời gian sau đó hết cũng có thể là hôi miệng kéo dài và ngày càng có xu hướng nặng mùi hơn. Các mẹ nên để ý đừng chủ quan vì hôi miệng có thể do bé mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác trong khoang miệng có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này.
Tìm kiếm thủ phạm khiến bé bị hôi miệng
Những thủ phạm khiến bé bị hôi miệng
– Hôi miệng do bệnh lý sâu răng, viêm nướu, bựa lưỡi, các chủng vi khuẩn này sẽ sinh sôi nảy nở gây mùi hôi.
– Vệ sinh răng miệng kém sau khi ăn nhai mà không làm sạch các kẽ răng nhất là răng hàm làm vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng có mùi khi tiếp xúc với nước bọt.
Bựa lưỡi
– Bệnh bên ngoài khoang miệng: Viêm xoang, viêm họng, trào ngược dạ dày thực quản , viêm loét dạ dày, nghẹt mũi khiến bé phải thở bằng miệng, suy dinh dưỡng, sử dụng một số loại thuốc, … cũng làm hôi miệng.
– Ăn nhiều thực phẩm có mùi như hành tây và tỏi. Bé ăn rau củ nhiều hơn so với bé ăn thịt cũng có mùi thơm hơn do có sự khác nhau của cá vi khuẩn trong khoang miệng khi có acid amin và quá trình tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng.
Nên hạn chế trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh làm béo phì và sâu răng
– Khô miệng cũng khiến bé có mùi hôi, vì nước bọt giúp trung hòa vi khuẩn và việc giảm nước bọt sẽ là môi trường khiến vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Thông thường sau khi trẻ ngủ dậy sẽ có mùi hôi miệng.
– Bên cạnh đó, các thói quen như mút tay, mút chân, ngậm núm vú giả, trẻ bú bình vào ban đêm cũng là nguyên nhân làm vi khuẩn hôi miệng phát triển.
Tập cho bé quen dần không bú bình khi đi ngủ
Cách giảm hôi miệng ở trẻ
Cách tốt nhất để giảm hôi miệng cho bé là thực hiện vệ sinh chăm sóc răng miệng cho trẻ thường xuyên và đúng cách để loại bỏ hết các vi khuẩn, giữ miệng của bé sạch khuẩn.
Nên dạy bé cách đánh răng đúng cách mỗi ngày 2 lần sau khi bé thức dậy và trước khi đi ngủ. Với mỗi bữa ăn dặm trong ngày của trẻ thì khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Không nên đánh răng quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến men răng của trẻ.
Hướng dẫn đánh răng đúng cách
Lưu ý là nên nhắc bé vệ sinh lưỡi, với những bé sơ sinh và dưới 6 tháng tuổi bé không thể thực hiện thì Mẹ có thể dùng gạc để rơ lưỡi cho bé, chú ý làm nhẹ nhàng để bé không cảm thấy khó chịu.
Cần thay đổi thực đơn nếu như bé ăn quá nhiều thức ăn nặng mùi hay thực phẩm chế biến sẵn cũng làm hôi miệng do chúng bám dính và khó phân hủy hơn hẳn các loại thông thường.
Cho bé ăn nhiều rau xanh
Giúp bé từ từ bỏ dần và dứt hẳn thói quen mút tay hay ngậm ti giả vào ban đêm vì vi khuẩn sẽ tồn tại trên vật dụng này và len lỏi vào trong miệng trẻ gây mùi hôi.
Điều trị hôi miệng cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên
Nếu trẻ bị hôi miệng không kéo dài và mùi hôi miệng nhẹ thì Mẹ có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng dân gian sau:
– Mật ong và bột quế
Thực hiện: Cho 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế pha vào nước ấm. Cho bé súc miệng vào buổi sáng và tối vừa giúp giảm mùi hôi miệng vừa ngăn chặn các bệnh lý về đường tiêu hóa.
– Húng chanh
Húng chanh hay còn gọi là rau tần khô, rau thơm có thể đem sắc lấy nước đặc để bé ngậm và súc miệng trong ngày.
Thực hiện: Cho bé ngậm nước húng chanh trong miệng một lúc mới nhổ đi và làm liên tục trong vài ngày sẽ ngăn ngừa hoàn toàn mùi hôi miệng ở trẻ em. Cách này thì nhanh chóng nhưng một số bé không thích mùi húng chanh thì Mẹ có thể chọn phương án khác nhé!
Cây húng chanh
– Tinh dầu tràm
Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tràm khiến hơi thở của bé thơm mát.
Cách dùng: Nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu tràm vào bàn chải đánh răng, chải răng cho bé hàng ngày. Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tràm và nước cốt bạc hà là bài thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.
Tinh dầu tràm
– Chanh
Trong chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Bạn dùng nước cốt chanh và muối, pha với nước lọc nếu bé không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày.
Nước muối sinh ký
Bên cạnh đó, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng sau khi đánh răng và hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng.
Nha Khoa Đông Nam
Hoàn toàn có thể ngăn chặn những thủ phạm khiến bé bị hôi miệng bằng cách định kỳ kiểm tra tại Nha Khoa để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý làm hơi thở trẻ có mùi.
Nếu muốn chữa hôi miệng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19008141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!