Các cách giúp giảm đau khi niềng răng hiệu quả

Đau nhức, ê buốt là cảm giác mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải khi niềng răng. Hiện nay có nhiều cách giảm đau khi niềng răng được áp dụng phổ biến như: chườm đá, chườm nóng, bôi sáp nha khoa, súc miệng bằng nước muối,…. Cùng với nhiều biện pháp giảm đau hiệu quả khác mà bạn có thể tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Giảm đau khi niềng răng
Giảm đau khi niềng răng

Nguyên nhân bị đau khi niềng răng

Niềng răng chỉnh nha là phương pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng mọc lệch lạc, hô vẩu, khấp khểnh, móm, sai khớp cắn,… Giúp đem lại cho bạn một hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn với nụ cười tự tin rạng rỡ.

Khi thực hiện niềng răng cần phải sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như: dây cung, mắc cài, dây thun,… gắn trên răng để tạo ra một lực kéo ổn định giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong đợi.

Vậy nên, trong thời gian đầu khi niềng răng bệnh nhân có thể chưa quen nên sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức nhẹ. Tình trạng này không đáng lo ngại và có thể khỏi sau một thời gian ngắn và bệnh nhân có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, niềng răng bị đau nhức, ê buốt có thể diễn ra lâu hơn nếu bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo

Có thể thấy để đảm bảo được sự thành công của một ca chỉnh nha thì tay nghề của bác sĩ là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Hiện nay, có rất nhiều phòng khám nha khoa hoạt động nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo uy tín. Nhiều trường hợp bác sĩ chỉnh nha là kỹ thuật viên nha khoa chỉ mới đi làm một thời gian chưa lâu đã tự mở phòng khám riêng.

Điều này dẫn đến tình trạng tay nghề điều trị chưa vững vàng, không đủ kiến thức chuyên môn để chẩn đoán chính xác tình trạng răng miệng và điều trị hiệu quả cho khách hàng.

Từ đó dẫn đến kỹ thuật niềng răng sai cách, thực hiện không đảm bảo đầy đủ các bước cần thiết gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài. Nguy hiểm hơn hết có thể làm cho hàm răng của bệnh nhân xô lệch nghiêm trọng hơn so với ban đầu.

Kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo sẽ gây đau nhức cho bệnh nhân
Kỹ thuật chỉnh nha không đảm bảo sẽ gây đau nhức cho bệnh nhân

Niềng răng bị đau, ê buốt do nền răng yếu

Nguyên nhân chủ quan này xuất phát từ bản thân của bệnh nhân. Các khí cụ chỉnh nha sẽ tác động một lực kéo đủ mạnh để răng di chuyển về đúng vị trí đã định. Đối với những bệnh nhân có nền răng và xương hàm thật sự không được khỏe mạnh thì sẽ khó tránh khỏi cảm giác đau nhức khi chỉnh nha niềng răng.

Niềng răng bị đau do khí cụ kém chất lượng

Nếu mắc cài gắn lên răng không đảm bảo chất lượng, khả năng chịu lực kém sẽ dẫn đến lực ma sát trên răng tăng cao và gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức dai dẳng.

Đau khi niềng răng cho chế độ ăn uống

Trong trường hợp bệnh nhân chủ quan, không chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể dẫn đến tình trạng răng bị ê buốt khi chỉnh nha.

Cụ thể là do ăn nhiều món ăn dai cứng hay các món quá nóng, quá lạnh, thực phẩm nhiều axit, nhiều đường,… Hoặc cũng có thể là do vệ sinh răng miệng kém, chải răng quá mạnh, dùng bàn chải có đầu lông cứng cũng làm cho răng bị đau nhức.

Ăn các món cứng sẽ dễ làm bung bật mắc cài gây đau nhức khó chịu
Ăn các món cứng sẽ dễ làm bung bật mắc cài gây đau nhức khó chịu

Các cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả

Khi đeo mắc cài, cảm giác hơi vướng víu là không thể tránh khỏi nên bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, giao tiếp và tính thẩm mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn bạn sẽ quen dần và cảm thấy rất bình thường, thoải mái ăn nhai và nói chuyện tự nhiên.

Để giảm đau khi niềng răng hiệu quả bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

Dùng túi chườm đá

Chườm đá là biện pháp giúp làm giảm đau khi niềng răng khá hiệu quả mà bất kỳ ai cũng dễ dàng áp dụng được.

Nếu sau niềng răng hoặc sau mỗi lần siết răng cảm thấy đau nhức nhiều hãy dùng túi chườm đá đặt vào vùng bị đau nhức. Hơi lạnh từ nước đá lan ra sẽ nhanh chóng xoa dịu cơn đau khó chịu.

Bên cạnh đó bạn có thể ngậm nước đá, ăn sữa chua hoặc ăn các món lạnh khác cũng có tác dụng cải thiện cơn đau đáng kể.

Chườm túi đá giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng
Chườm túi đá giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng

Súc miệng bằng nước muối

Nhiều trường hợp bệnh nhân khi niềng răng rất dễ bị các vết loét, nhiệt miệng trong khoang miệng do bị cọ sát với mắc cài. Lúc này bạn có thể dùng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để súc miệng sẽ có tác dụng sát khuẩn vết thương, giảm tình trạng viêm loét hiệu quả.

Dùng nước muối để súc miệng
Dùng nước muối để súc miệng

Bôi sáp nha khoa

Khi đeo niềng răng sẽ rất khó tránh khỏi việc mắc cài cọ sát với các mô mềm trong khoang miệng. Khi đó bạn có thể dùng sáp nha khoa để bôi vào vị trí các mắc cài, dây cung giúp tránh được các tổn thương do khí cụ chỉnh nha gây nên.

Bôi sáp nha khoa để tránh các tổn thương do mắc cài gây ra
Bôi sáp nha khoa để tránh các tổn thương do mắc cài gây ra

Giảm đau bằng cách chườm nóng

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị đau ở phần lợi và xung quanh hàm có thể áp dụng qua cách chườm nóng để xoa dịu cơn đau.

Có thể sử dụng một chiếc khăn được nhúng nước nóng hoặc miếng dán, túi chườm nóng để đắp vào vùng bị đau nhức sẽ giúp thuyên giảm được triệu chứng đau nhức khá tốt.

Massage nướu răng của bạn

Cũng tương tự như đau nhức cơ thể, vấn đề đau nhức răng nướu cũng có thể được xoa dịu bằng phương pháp massage.

Bạn có thể dùng ngón tay để massage nhẹ nhàng tại vùng nướu răng. Điều này sẽ làm cho cho các mô được thư giãn thoải mái giúp cơn đau khi răng đang bị siết chặt và đang dịch chuyển được dịu đi rõ rệt.

Ăn đồ mềm, ăn miếng nhỏ và nhai chậm

Một điều quan trọng cần phải lưu ý để tránh bị đau nhức khi niềng răng đó là nên ưu tiên ăn các món mềm, dễ nuốt, tránh các món dai cứng.

Bạn có thể dùng các thực phẩm không cần dùng nhiều lực nhai như cháo, súp, rau luộc, canh,… Khi ăn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ để không dùng lực nhai mạnh tác động lên răng.

Với các loại rau củ quả có thể chế biến bằng cách ép lấy nước hoặc xay sinh tố để dùng, bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ưu tiên ăn các món mềm khi đang niềng răng
Ưu tiên ăn các món mềm khi đang niềng răng

Vệ sinh răng miệng thật kỹ

Trong quá trình ăn uống thức ăn thừa rất dễ bám dính lại trên các mắc cài. Lâu ngày nếu không được làm sạch sẽ hình thành nhiều mảng bám và vi khuẩn dẫn đến hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu,…

Chính vì vậy, cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng 2 – 3 lần/ngày nhất là sau khi ăn để loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại.

Sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng dành cho răng niềng để làm sạch răng một cách nhẹ nhàng, tránh dùng lực chải mạnh sẽ dễ làm bung bật mắc cài gây đau nhức.

Đồng thời dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng để làm sạch răng một cách toàn diện nhất.

Vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng
Vệ sinh răng niềng kỹ lưỡng

Đeo đồ bảo hộ răng

Để bảo vệ mô mềm trong khoang miệng khỏi tác động của các mắc cài bạn nên đeo đồ bảo hộ răng mỗi khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. Điều này sẽ giúp tránh được các va chạm vào mắc cài gây tổn thương, viêm loét trên má và các vùng khác trên miệng.

Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu như tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc cơn đau có biểu hiện nặng hơn. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau.

Lưu ý một điều rằng việc dùng thuốc cần phải thông qua chỉ định của bác sĩ, sử dụng đúng liều lượng, đúng giờ giấc để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.

Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Một điều vô cùng quan trọng để hạn chế tối đa cảm giác đau nhức, ê buốt khi niềng răng đó là bạn nên lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, kỹ thuật điều trị chuẩn xác. Bên cạnh đó, nha khoa phải có đầy đủ máy móc, thiết bị, khí cụ chỉnh nha hiện đại mới đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ về cách cách giảm đau khi niềng răng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn bạn có thể liên hệ đế Hotline 1900 7141 để được giải đáp nhanh chóng, miễn phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời