Viêm lợi trùm răng khôn khi mang thai gây nên nhiều cơn đau nhức cũng như có thể biến chứng nên các bệnh lý nghiêm trọng khác. Vậy nguyên nhân viêm lợi trùm do đầu và cách xử lý như thế nào, hãy cùng tìm hiểu các thông tin sau.
Viêm lợi trùm khi mang thai là gì?
Viêm lợi trùm khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, khi mà tình trạng nướu răng bao phủ trùm lên răng khôn, khiến răng khôn mọc kẹt không trồi lên được. Ngoài ra, tình trạng này còn gây đau nhức, ảnh hưởng chức năng ăn nhai trên cung hàm.
Đa phần tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch đều có biến chứng viêm lợi trùm. Đặc biệt ở trường hợp mang lại, cơ địa rất nhạy cảm nên càng dễ bị viêm lợi trùm kèm theo các biểu hiện đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu.
Nguyên nhân viêm lợi trùm khi mang thai
Răng khôn thường mọc ở giai đoạn 17 – 25 tuổi, đây cũng là khoảng thời gian phụ nữ thường kết hôn và mang thai.
Chính vì vậy, tình trạng này khá phổ biến khi răng khôn lại mọc cuối cùng của cung hàm, nên dễ gây tình trạng xô lệch, mọc ngầm kèm theo hiện tượng sưng viêm. Một vài nguyên nhân viêm lợi trùm khi mang thai được thống kê là do:
+ Hướng răng khôn mọc lệch sẽ chỉ nhô một phần nhỏ thân răng lên và có xu hướng đâm vào chân răng số 7. Việc răng khôn mọc ngầm gây lợi trùm này sẽ không khít với chân răng 7, khi ăn uống vệ sinh không được đảm bảo sẽ gây viêm nhiễm, sưng đau.
+ Khi mang thai thường kèm theo tình trạng ốm nghén, nếu nôn mửa thường xuyên sẽ làm cho thức ăn hòa lẫn với axit và các dịch vị tiêu hóa trào ra ngoài. Điều này sẽ gây kích ứng nướu, hình thành viêm lợi.
+ Sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố sẽ làm cho nướu răng của phụ nữ mang thai trở nên nhạy cảm hơn. Viêm lợi lúc này có thể xảy ra ở nhiều vị trí răng khác nhau, thường thấy nhất ở vị trí răng khôn.
+ Thay đổi chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai cũng là nguyên nhân gây viêm lợi, bởi khi mẹ bầu phải dùng nhiều bữa phụ hơn nếu cách chăm sóc răng miệng không đảm bảo sẽ phát sinh vấn đề viêm lợi trùm.
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn khi mang bầu
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm răng khôn rất dễ quan sát. Khi xuất hiện tình trạng viêm lợi trùm, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện rất khó chịu, đau nhức tại vị trí mọc răng, đi kèm cùng các dấu hiệu sau:
- Sưng nướu răng trong cùng: Viêm lợi trùm răng khôn sẽ làm cho phần lợi trong cùng sưng lên, kèm theo cảm giác đau nhức ở quanh thân răng. Khi sờ tay vào sẽ thấy được tình trạng lợi bị sưng to hơn so với các vị trí khác. Ở những ngày đầu bị sưng viêm, thường sẽ rất khó chịu, chán ăn, lười giao tiếp.
- Đau nhức kèm sốt: Những cơn đau có thể sẽ xảy ra liên tục kèm theo biểu hiện sốt phản ứng, do tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Đôi khi còn xuất hiện tình trạng nổi hạch ở cổ, điều này dễ làm cho mẹ bầu bị stress, dẫn tới suy nhược cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.
- Có mùi hôi miệng: Khi lợi trùm bị viêm cũng gây nên các mùi hôi do vi khuẩn sản sinh. Việc này làm cho mẹ bầu e ngại khi giao tiếp với mọi người.
- Đau chân răng số 7: Ngoài xuất hiện các cơn đau ở răng khôn thì răng số 7 cũng sẽ bị ảnh hưởng, do vi khuẩn tấn công lan rộng qua răng 7 gây đau nhức.
Viêm lợi trùm răng khôn ở bà bầu có nguy hiểm không?
Viêm lợi trùm răng khôn ở bà bầu có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi đến gặp bác sĩ. Bởi tình trạng này sẽ nguy hiểm nếu kèm theo mủ chứa nhiều vi khuẩn.
Còn bản chất của viêm lợi trùm chỉ gây nên hiện tượng sưng đau, nhức răng chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng không vì vậy, mà chủ quan trong việc phát hiện ra bệnh và điều trị sớm.
Nếu càng để lâu, tình trạng viêm lợi trùm răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đầu tiên, việc ăn uống không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới dưỡng chất cung cấp cho trẻ, ảnh hưởng tới sự phát triển não về sau.
Ngoài ra, đau nhức, ê buốt răng cũng làm cho mẹ bầu lo âu, khó chịu, các tủi mủ khi viêm có thể xâm nhập vào máu, gây co thắt tử cung dẫn tới sinh non, trẻ nhẹ cân,…
Cách điều trị viêm lợi trùm khi mang thai
Với những biến chứng có thể gây ra cho sức khỏe khi mang thai bị viêm lợi trùm, các mẹ bầu nên chủ động trong việc thăm khám, điều trị tại nha khoa uy tín nhằm hạn chế các rủi ro.
Thường các bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị các phương pháp phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ:
+ Thai kỳ từ tháng thứ 4 – đến tháng thứ 6: Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ là thời điểm vàng để có thể điều trị các vấn đề bệnh lý, nên nếu thai nhi ổn định và sức khỏe của thai phụ không vấn đề nào khác bác sĩ sẽ cân nhắc phương án cắt bỏ lợi trùm hoặc nhổ răng khôn.
+ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ: Ở giai đoạn này thường khá nhạy cảm nên việc thực hiện các biện pháp nha khoa sẽ dễ dẫn đến phản ứng bất thường. Các bác sĩ cũng sẽ hạn chế can thiệp nha khoa cũng như hướng dẫn thai phụ các cách làm sạch viêm nhiễm tại nhà, hoãn điều trị cho đến sau khi sinh xong.
Lưu ý: Trong thời gian này, không nên tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, kháng sưng viêm khi không có chỉ định của bác sĩ vì dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Cách giảm đau tại nhà hiệu quả
Nếu trong thời gian mắc viêm lợi trùm răng khôn chưa thể đến nha khoa, mẹ bầu có thể cân nhắc tới các cách giảm đau tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao theo các cách sau:
- Súc nước muối ấm
Việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối ấm là cách đơn giản dễ thực hiện nhất để xoa dịu các cơn đau do sâu răng, viêm lợi trùm răng khôn,… Hiệu quả của muối không chỉ làm sạch mà còn ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng.
Các mẹ bầu có thể súc nước muối sau các bữa ăn hoặc sau khi chải răng là thời điểm tốt nhất.
- Tỏi và gừng
Gừng và tỏi là hai nguyên liệu dễ tìm trong gian bếp có thể tác dụng trực tiếp lên răng nhanh chóng, giảm thiểu các cơn đau, sưng viêm nướu. Mẹ bầu có thể giã nát gừng và tỏi rồi đắp lên vị trí răng đang sưng sẽ thấy giảm dịu lại tình trạng này.
- Chanh và muối
Công dụng của chanh khi kết hợp với muối sẽ tạo nên hỗn hợp hoàn hảo diệt khuẩn và giảm đau. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần pha nước cốt chanh cùng muối theo tỉ lệ 1:1. Rồi dùng bông gòn chấm vào hỗn hợp này lên vị trí răng khôn, sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
Tuy nhiên, các biện pháp điều trị viêm lợi trùm răng khôn cũng chỉ là phương án tạm thời chứ không điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm cần cân nhắc kỹ trước khi điều trị để không gây phản ứng phụ cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan tới sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn mang thai gặp phải tình trạng viêm lợi trùm răng khôn. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào ảnh hưởng sức khỏe răng miệng hãy chủ động thăm khám để được các bác sĩ nha khoa điều trị phù hợp.