Trám răng bằng chì có độc không? Khi nào nên trám?

Trám răng bằng chì có thật sự là giải pháp tối ưu để phục hình răng. Để hiểu rõ hơn về giải pháp này hãy cùng nghe lời giải thích của các chuyên gia nha khoa ngay sau đây.

Trám răng bằng chì có thật sự tốt?
Trám răng bằng chì có thật sự tốt?

Trám răng bằng chì là gì?

Có thể bạn đã nghe quá trám răng bằng chì hay còn được gọi là trám Amalgam hay trám bạc là phương pháp dùng các hỗn hợp Amalgam bao gồm: thủy ngân dạng lỏng, bạc, thiếc, kim loại khác và tạp chất để trám răng.

Trám răng bằng chì thường được sử dụng trong các trường hợp:

  • Răng hàm sâu bị vỡ, mẻ, có nguy cơ sâu răng tái phát…
  • Răng chấn thương, tai nạn bị vỡ ngang.
  • Răng bị ăn mòn khiến mô răng bị phá hủy.
Trám răng bằng chì áp dụng cho nhiều trường hợp
Trám răng bằng chì áp dụng cho nhiều trường hợp

Thường thì các bước trám răng bằng chì thực hiện cũng khá nhanh chóng với các bước đơn giản:

Đầu tiên, bác sĩ sẽ làm sạch phần răng sâu và bôi một lớp keo bảo vệ trước. Sau dó, dùng khuông trám để giữ thành giúp miếng trám cố định tại vị trí theo đường viền của răng.

Sau đó, sử dụng vật liệu Amalgam đưa vào xoang trám. Bệnh nhân lúc này sẽ đợi khoảng 24 giờ để miếng trám đạt được độ cứng nhất định, trong thời gian này không được dùng bất kỳ thực phẩm nào khác.

Sau khi Amalgam đã đông cứng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng lại để tạo thẩm mỹ cho răng, phục hình chức năng ăn nhai trở lại.

Điểm qua các ưu và nhược điểm của trám răng bằng chì

Theo các thống kê, trám răng bằng chì Amalgam được sử dụng rất lâu năm so với các loại vật liệu hàn trám răng khác và Amalgam cũng có những ưu – nhược điểm riêng:

 – Ưu điểm của phương pháp trám răng bằng chì:

+ An toàn: thành phần chì không gây tác dụng phụ đối với cơ thể người. Nhưng cũng có một số ý kiến trái chiều cho rằng thủy ngân không tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ thủy ngân ở vật liệu này vẫn ở mức an toàn với cơ thể.

Độ bền chắc miếng trám lâu dài
Độ bền chắc miếng trám lâu dài

+ Độ chịu lực tốt: do cấu tạo bởi kim loại nên trám răng bằng chì Amalgam rất chắc chắn, có thể thực hiện tốt chức năng ăn nhai bình thường, chịu lực cứng chắc không sợ răng bị ảnh hưởng.

+ Tuổi thọ cao: so với các loại hình trám răng khác thì tuổi thọ khi trám răng bằng chì có thể tồn tại trên dưới 10 năm mà không bị vỡ, lệch vết trám.

+ Chi phí tiết kiệm: chi phí trám răng bằng Amalgam khá thấp, phù hợp với nhu cầu nhiều người nên được ưu tiên lựa chọn.

 – Nhược điểm của phương pháp trám răng bằng chì:

+ Thẩm mỹ không cao: một đặc tính thực tế của Amalgam nằm ở màu sắc thiên về tính chất kim loại nên không tương đồng màu sắc răng thật, rất dễ nhận biết. Nên thường trám răng bằng chỉ được chỉ định cho những vị trí răng hàm khuất bên trong để bảo đảm tính thẩm mỹ.

Trám răng bằng chì gây kém thẩm mỹ
Trám răng bằng chì gây kém thẩm mỹ

+ Xâm lấn cấu trúc răng: để trám răng bằng chì này, bác sĩ phải tạo được lỗ lớn trên răng, do đó rất dễ tác động đến tủy răng, xâm lấn cấu trúc mô răng thật.

+ Có tính dẫn nhiệt: chất liệu Amalgam dẫn nhiệt rất tốt, rất dễ kích ứng khi dùng các sản phẩm nóng, lạnh bất thường bạn sẽ có cảm giác bị ê buốt, không ngon miệng.

+ Đổi màu răng: nếu dùng miếng trám Amalgam trong thời gian dài, có thể gây đổi màu men răng. Các răng kế cận vùng răng được trám cũng có khả năng gặp tình trạng này.

+ Dị ứng: thành phần của Amalgam cũng có thể khiến nhiều người dị ứng, thậm chí gây nên tình trạng đau nhức, cộm cấn sau khi thực hiện.

Nếu muốn thực hiện hàn trám răng bằng chì bạn phải được thăm khám kỹ lưỡng để xác định tiền sử dị ứng của bản thân nhằm đảm bảo liệu trình trám răng diễn ra an toàn, hiệu quả hơn.

Có nên thực hiện trám răng bằng chì không?

Trám răng bằng chì Amalgam từng là phương pháp hàn trám truyền thống được nhiều người tin chọn, nhưng xét tính thật tế thì đây chưa phải là vật liệu điều trị tối ưu và an toàn cho người sử dụng.

Về bản chất, Amalgam vẫn có thể gây kích ứng nhiệt độ nóng lạnh từ thực phẩm, dễ gây kích ứng nướu răng hay thậm chí phá hủy cấu trúc răng thật.

Tác hại của thủy ngân luôn là đề tài được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhắc tới, nếu tích lũy lâu dài trong cơ thể có thể gây độc mãn tính dễ dẫn tới tổn thương các bộ phận khác liên quan: thận, gan hay ảnh hưởng hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ về lâu dài.

Có nên thực hiện trám răng bằng chì không?
Có nên thực hiện trám răng bằng chì không?

Ở những trường hợp đang mang thai hay cho trẻ bú, nếu thủy ngân đi vào cơ thể qua nhau thai hay sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ nhỏ.

Dù vậy, nếu đã thực hiện trám răng bằng chì rồi thì không nên gỡ ra và trám lại bởi việc làm này có thể gây tác động không tốt đối với vị trí răng đã trám. Chỉ nên gỡ miếng trám chì và thực hiện lại khi miếng trám bị hở hoặc có khả năng sâu răng tái phát trở lại. Hay muốn nâng cao tính thẩm mỹ hơn ở các phương pháp khác.

Để biết được tình trạng răng miệng của mình có nên tháo gỡ miếng trám chì ra không cần phải thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu chuyên dụng để tháo gỡ miếng trám, bạn không nên tự ý gỡ để tránh làm tổn thương men răng.

Tham khảo vật liệu trám răng an toàn hơn chì

Ngày nay, công nghệ nha khoa ngày càng phát triển đã mang lại rất nhiều sự lựa chọn vật liệu trám răng tốt hơn cho người dùng như sứ, Composite, fuji…đều mang lại kết quả an toàn với độ bền chắc dài lâu.

Rất khó nhận biết răng đã trám với Composite
Rất khó nhận biết răng đã trám với Composite

Trong đó, vật liệu hàn trám Composite hiện đang được đông đảo bác sĩ tin dùng hiện nay. Với tính dẻo, dễ hóa cứng và bám chắc trên răng mang lại màu sắc tương đồng răng thật, cùng độ chịu lực cao không dẫn nhiệt là những ưu điểm nổi bật xứng đáng được lựa chọn thay thế cho cách trám răng bằng chì truyền thống.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh vấn đề trám răng bằng chì có thật sự tốt không để bạn cân nhắc điều trị an toàn và phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.

Nhìn chung, thủy ngân gây tác hại cho sức khỏe con người nhưng khi trộn cùng Amalgam thì ở liều lượng tương đối, nhưng nếu để tránh ảnh hưởng sức khỏe chúng ta nên thay thế dần dần bằng các vật liệu lành tính, an toàn hơn.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời