Nguyên nhân bị sưng mộng răng và cách điều trị hiệu quả

Sưng mộng răng là tình trạng như thế nào luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh không chỉ gây khó khăn trong việc sinh hoạt, ăn uống, mà còn có thể biến chứng rất phức tạp. Để hiểu rõ hơn về cách điều trị sưng mộng răng, hãy cùng theo dõi các thông tin trong bài viết sau đây.

Sưng mộng răng là gì?
Sưng mộng răng là gì?

Sưng mộng răng là gì?

Sưng mộng rặng được xem là tình trạng nhiễm trùng nướu răng do nguyên nhân chính là vi khuẩn đã tấn công vào men răng gây nên. Hiểu theo các chuyên gia thì đây là một trong những giai đoạn của viêm lợi (viêm nướu răng).

Tìm hiểu sưng mộng răng
Tìm hiểu sưng mộng răng

Lúc này, nướu răng sẽ có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức và phồng lên bên dưới nướu. Thường thì sưng mộng răng xảy ra ở vị trí răng khôn đang mọc hoặc những răng hàm khác đang gặp các vấn đề sâu răng, viêm nướu. Tùy vào từng trường hợp mà bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau, đi kèm theo mủ hoặc có hạch ở cổ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mộng răng

Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mộng răng được thống kê có rất nhiều yếu tố khác nhau, Phần lớn các tác nhân chính dẫn đến sưng mộng răng là do:

+ Vệ sinh răng miệng kém

Khi bạn có một chế độ chăm sóc răng miệng kém sẽ không thể loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa, vô tình chúng sẽ bị canxi hóa tồn đọng sâu dưới chân răng. Đây được xem là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây nên các bệnh lý răng miệng, nhất là tình trạng sưng mộng răng.

Nguyên nhân gây sưng mộng răng
Nguyên nhân gây sưng mộng răng

+ Bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… đều là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng mộng răng chứa các ổ mủ viêm nhiễm. Lúc này, vi khuẩn đã tấn công và lan rộng, hình thành nên các ổ mủ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh, dễ dẫn tới sinh hoạt hàng ngày.

+ Mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn, người bệnh cũng có thể bị sưng mộng răng, bởi nếu răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ đâm vào chân răng số 7 tạo nên khe hở. Ngoài ra, ở những trường hợp răng khôn bị lợi trùm, rất dễ mắc kẹt thức ăn và hình thành vi khuẩn gây sưng mộng răng.

+ Do các tác dụng phụ của thuốc

Sưng mộng răng cũng có thể là tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc điều trị đau dạ dày, an thần, trị mất ngủ,… Ở trường hợp này tình trạng sưng mộng răng sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn khi ngưng thuốc.

+ Do chấn thương

Sưng mộng răng cũng có thể xảy ra khi đánh răng bị chảy máu, xỉa răng, ăn uống vô tình làm cho nướu bị tổn thương hình thành viêm nhiễm nếu không có biện pháp can thiệp sớm.

Triệu chứng sưng mộng răng là gì?

Nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu dưới đây, chúng đang cảnh báo dấu hiệu của bệnh lý sưng mộng răng:

Biểu hiện sưng mộng răng thường thấy
Biểu hiện sưng mộng răng thường thấy
  • Nướu sưng mọng, có màu đỏ sẫm, mềm và dễ chảy máu khi bạn chải răng hoặc khi ăn nhai.
  • Xuất hiện các túi mủ nằm giữa nướu và răng, đây là nơi tích tụ vi khuẩn, gây nên mùi khó chịu, đắng miệng. Tình trạng này cũng có dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ thống nha chu bên dưới.
  • Vùng má bị sưng to khiến hàm bị cứng lại, làm cho việc cử động khó khăn hơn bình thường, ảnh hưởng chức năng ăn nhai.
  • Ở những chiếc răng khôn, nướu bên trong sẽ bị sưng lên, trùm lên toàn bộ răng khôn gây đau nhức, khó chịu.
  • Dấu hiệu nổi hạch cũng có thể xuất hiện ở dưới mang tai hoặc sốt là phản ứng của cơ thể đang kháng lại vi khuẩn.
  • Ở trường hợp trẻ em bị sưng mộng răng sẽ thường đau nhức, sưng nướu, có dấu hiệu biếng ăn.

Cách chữa sưng mộng răng như thế nào?

Để chữa sưng mộng răng hiệu quả, bạn cần phải đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám, áp dụng các phương pháp hiện đại nhằm đưa ra phương án điều trị phù hợp:

Điều trị sưng mộng răng bằng cách lấy cao răng
Điều trị sưng mộng răng bằng cách lấy cao răng cũng được các bác sĩ áp dụng hiệu quả, vì nguyên nhân gây sưng nướu, viêm nướu thường do các mảng bám tồn đọng quá lâu trong thời gian dài.

Cạo vôi răng loại bỏ vi khuẩn
Cạo vôi răng loại bỏ vi khuẩn

Dưới tác dụng của sóng siêu âm sẽ giúp loại bỏ các mảng bám cao răng nhanh chóng từ sâu bên dưới nướu, kết hợp với giải pháp tái khoáng để phục hồi men răng sáng bóng, ngăn ngừa mảng bám trở lại.

Khi cao răng đã được loại bỏ, ổ viêm được làm sạch, tình trạng sưng mộng răng cũng sẽ thuyên giảm. Tiếp đó, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người, bác sĩ có thể kết hợp thêm một số thuốc uống tại nhà để hỗ trợ quá trình lành thương nhanh hơn.

Dẫn lưu ổ mủ điều trị sưng mộng răng

Với những trường hợp bệnh đang có mủ dưới răng, bác sĩ cần dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ viêm nhiễm, tránh tình trạng nhiễm trùng biến chứng nặng hơn. Một số nhóm thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng bao gồm:

Điều trị thuốc kê toa
Điều trị thuốc kê toa

+ Nhóm thuốc kháng sinh Beta lactam, macrolide, giúp  tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế sự tái phát.

+ Nhóm thuốc kháng sinh Non – Steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclofenac,…) có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau của viêm sưng răng mưng mủ.

+ Nhóm thuốc Corticosteroid  có tính kháng viêm mạnh giúp điều trị các triệu chứng đau nhức của viêm nướu răng.

Tại sao cần phải chữa trị sưng mộng răng sớm

Tình trạng sưng mộng răng có thể thấy cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Bởi đây là tình trạng ở giai đoạn nặng dẫn tới sưng viêm, áp xe răng, các tế bào xung quanh răng bị nhiễm khuẩn.

Nếu không điều trị sớm, chân răng sẽ bị tụt dần có thể gây mất răng, ảnh hưởng đến các răng lân cận xung quanh. Ngoài ra, nếu tình trạng vỡ mủ viêm có thể gây nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong cho người bệnh.

Tại sao cần phải điều trị sưng mộng răng?
Tại sao cần phải điều trị sưng mộng răng?

Ở những thai phụ bị sưng mộng răng nếu không điều trị sớm dễ dẫn tới nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân, dễ di truyền các bệnh lý răng miệng cho trẻ.

Thường thì mức độ nguy hiểm của sưng mộng răng biểu hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bệnh khiến nướu răng lung lay nhẹ, xảy ra sự phá hủy bên dưới chân răng.
  • Giai đoạn 2: Bắt đầu hình thành các ổ viêm nặng, có mủ kèm theo. Chân răng lúc này cũng sẽ bị tụt xuống nhiều, xuất hiện mùi hôi miệng, đắng miệng khó chịu.
  • Giai đoạn 3: Nướu răng sẽ sưng to hơn, hàm cứng lại không thể ăn nhai bình thường được. Tình trạng sưng mộng răng lúc này có thể trở nên rất nguy hiểm, đây cũng được cho là biểu hiện của áp xe chân răng, biến chứng viêm xương,.. Có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị sớm.

Qua bài viết trên, hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sưng mộng răng là gì cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy tìm cho mình một trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị chính xác theo từng nguyên nhân.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời