Sâu răng số 8 nên làm gì? Nguyên nhân và hậu quả ra sao?

Sâu răng số 8 nên làm gì? luôn là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Nếu chủ quan trong việc điều trị rất dễ kéo theo nhiều biến chứng nguy hại khác.

Sâu răng số 8 nên làm gì?
Sâu răng số 8 nên làm gì?

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng số 8

Nguyên nhân dẫn đến sâu răng số 8 khá đặc biệt vì rất nhiều lý do. Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, nhóm răng cuối cùng mọc trên cung hàm.

Giai đoạn mọc răng khôn từ 17 – 25 tuổi, khi mà một người trưởng thành đã mọc hoàn tất 28 răng hàm thì răng khôn sẽ trồi lên ở cuối 4 góc trong cùng của cung hàm.

Chính vì răng mọc lên trong giai đoạn 28 răng kia đã mọc cố định đầy đủ sẽ làm cho răng khôn thường mọc ở các tư thế lệch lạc như: mọc kẹt, mọc ngầm, mọc lệch, mọc thẳng nhưng dị dạng.

Vị trí các răng khôn mọc muộn đều ảnh hưởng xương hàm
Vị trí các răng khôn mọc muộn đều ảnh hưởng xương hàm

Ngay tại vị trí các răng số 8 mọc lệch này thường có các khe hở dễ bị nhồi nhét thức ăn, các mảng bám là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sâu răng xúc tác tạo ra acid ăn mòn dần men răng, gây nên tình trạng viêm nhiễm, hôi miệng.

Một vài trường hợp khác, khi răng khôn mọc ngầm bị lợi trùm sẽ khiến cho việc vệ sinh gặp khó khăn, dễ gây viêm lợi, sâu răng số 8, thậm chí còn có nguy cơ lây sang răng số 7 hay các răng còn lại.

Ảnh hưởng sâu răng số 8 đến sức khỏe như thế nào?

Nhiều người vẫn giữ quan niệm răng có răng khôn thật sự may mắn, nên dù cho có đau đớn như thế nào cũng giữ lại răng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, vì ở những trường hợp răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm rất dễ mang lại các biến chứng nguy hại:

  • Viêm tủy biến chứng áp xe

Nếu sâu răng số 8 – răng khôn không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm chóp rặng, mủ chân răng, áp xe răng với nguy cơ lây sang các răng lân cận. Tệ hơn, có thể khiến viêm vùng xương hàm, nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng sang mang tai, má,…

Biến chứng răng khôn thường gặp
Biến chứng răng khôn thường gặp
  • Gây u nang thân răng

Nang thân răng luôn phát triển âm thầm khi răng khôn mọc ngầm không được nhổ bỏ. Vì vậy, răng còn tồn tại ngày nào, nguy cơ gãy xương hàm càng có thể xảy ra.

  • Dễ bị viêm nhiễm vùng má

Chính sự tích tụ lâu ngày của các mảng bám vi khuẩn quanh khu vực răng khôn khiến cho người bệnh rất dễ sưng nướu, đau ê ẩm, tấy đỏ kèm thôi mủ có mùi tanh. Tình trạng này sẽ kéo dài trong một thời gian, có thể lây nhiễm chéo ra cả mang tai, cổ, má,…

  • Rối loạn cảm giác

Những dây thần kinh liên quan tới răng 8 mọc lệch sẽ làm cho cảm giác tiếp xúc ở môi, lưỡi, da niêm mạc bị ảnh hưởng hoặc không cảm giác. Đôi khi gây sưng phù, đỏ mắt.

Sâu răng số 8 nên làm gì?

Thông thường, khi sâu răng số 8 ở các trường hợp mọc ngầm, mọc lệch khó vệ sinh chăm sóc thì cách duy nhất để chấm dứt các cơn đau khi răng khôn mọc là nhổ bỏ đi càng sớm càng tốt.

Sau khi nhổ bỏ răng khôn, không cần thiết phải trồng lại vì răng khôn không giữ chức năng quan trọng gì trên cung hàm.

Khuyến cáo nhổ bỏ răng khôn
Khuyến cáo nhổ bỏ răng khôn

Việc áp dụng các kỹ thuật gây tê hiện đại cùng công nghệ nhổ răng tân tiến sẽ giúp việc nhổ bỏ răng diễn ra nhẹ nhàng và an toàn hơn.

Sau khi nhổ bỏ răng khôn số 8 này sẽ chấm dứt tình trạng đau nhức răng, tránh được các nguy cơ ảnh hưởng chân răng hàm cạnh bên. Hành động này không ảnh hưởng tới thẩm mỹ hay chức năng ăn nhai nên sẽ không cần phải trồng răng giả thay thế.

Ở một số trường hợp răng khôn số 8 mọc thẳng, có thể điều trị thay vì nhổ răng, điều này sẽ do bác sĩ chỉ định để giúp bạn phục hồi sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Chăm sóc sau khi nhổ răng số 8

Sau khi đã nhổ răng số 8, các bạn cần nắm rõ cách vệ sinh răng miệng hợp lý sau để đảm bảo không bị nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ lành thương với một vài lưu ý sau đây.

  • Hạn chế chảy máu

Để hạn chế chảy máu sau khi nhổ răng khôn, cần cắn chặt miếng gạc để cầm máu trong khoảng 1 – 1,5 giờ. Nếu sau đó máu vẫn chảy bạn nên thay một cuộn gòn sạch khác.

Cắn chặt miếng gạc giúp cầm máu tốt hơn
Cắn chặt miếng gạc giúp cầm máu tốt hơn
  • Giảm đau nhanh chóng

Cách giảm đau sau tiểu phẫu nhanh chóng là bạn nên tuân thủ việc dùng thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ giúp hạn chế các cơn đau phát triển, đồng thời giúp ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm xảy ra.

Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
  • Giảm sưng

Một bên má vị trí nhổ răng thường sẽ sưng sau khi nhổ răng, để giảm sưng bạn nên chườm túi lạnh ngoài môi trong 15 phút/ lần. Những ngày sau, nên đắp khăn ấm để tan máu tụ và giảm sưng là điều nên làm.

  • Chế độ dinh dưỡng

Nên cung cấp thật nhiều nước sau nhổ răng khôn để tránh tình trạng khô miệng. Chọn cho mình những loại thực phẩm cháo loãng và uống sữa để tránh tác động lực lớn lên răng. Sau một tuần có thể ăn uống bình thường nhưng thức ăn cần được chế biến mềm, thái nhỏ với nhiều chất dinh dưỡng hơn nữa.

Chọn lựa thực phẩm phù hợp sau khi nhổ răng
Chọn lựa thực phẩm phù hợp sau khi nhổ răng
  • Nghỉ ngơi

Bạn nên nghỉ ngơi trong 24 tiếng sau nhổ răng, tránh làm việc quá sức để vết thương hở không bị tổn thương.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn rất quan trọng để giúp hơi thở bớt mùi và đẩy nhanh quá trình lành thương. Tuyệt đối không nên súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng để không làm chậm quá trình đông máu lành thương.

Bạn có thể vệ sinh sau nhổ răng bằng cách chải răng với bàn chải mềm, nhẹ nhàng nhưng cần tránh đụng vào vị trí mới nhổ.

  • Tái khám khi có dấu hiệu bất thường

Nếu sau nhổ răng khôn vẫn có dấu hiệu chảy máu hay đau nhức kéo dài bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, vẫn phải duy trì thói quen tái khám và kiểm tra răng định kỳ 6 tháng/ lần để cạo vôi răng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng.

Có thể thấy sâu răng số 8 là vấn đề quan trọng trực tiếp ảnh hưởng sức khỏe răng miệng, chính vì vậy ở độ tuổi mọc răng khôn hãy chủ động thăm khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể về hướng răng mọc của mình và chọn lựa cách giải quyết phù hợp nhất.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời