Nguyên nhân răng sữa bị mòn và cách điều trị

Răng sữa bị mòn không chỉ khiến việc ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Vậy nguyên nhân vì sao răng sữa bị mòn và cách khắc phục như thế nào?

Nguyên nhân răng sữa bị mòn
Nguyên nhân răng sữa bị mòn

Dấu hiệu nhận biết răng sữa bị mòn

Răng sữa khi bị mòn thường xuất hiện những biểu hiện sau:

– Màu sắc răng bị thay đổi, không có độ trắng và bóng như thông thường

– Nhiều trường hợp răng ố vàng và ngày càng đen

– Kích thước răng bị thu hẹp dần, ăn mòn đến sát chân răng

– Răng yếu và dễ sứt mẻ hơn so với bình thường

– Ngà răng bị lộ gây đau nhức, ê buốt khi ăn

Răng sữa bị mòn không còn độ tráng và bóng như bình thường
Răng sữa bị mòn không còn độ tráng và bóng như bình thường

Nguyên nhân khiến răng sữa bé bị mòn là gì?

Thông thường, răng sữa của trẻ bị mòn xuất phát từ những yếu tố sau:

– Đánh răng sai cách: Việc chải răng sai cách, dùng lực mạnh tác động lên răng trong thời gian dài sẽ khiến men răng bị mài mòn dần.

– Thói quen ăn uống: Thường xuyên cho trẻ uống sữa ban đêm hoặc ăn những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước trái cây,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men đường tạo ra axit gây mòn răng.

Hoặc việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều axit cũng làm men răng bị mòn.

Thói quen ăn bánh kẹo ngọt của trẻ là nguyên nhân gây mòn răng
Thói quen ăn bánh kẹo ngọt của trẻ là nguyên nhân gây mòn răng

Mặt khác, khẩu phần ăn uống hằng ngày của con không cân bằng, thiếu hụt nghiêm trọng hai thành phần canxi và fluor cũng làm men răng dễ bị mài mòn hơn so với những chiếc răng đầy đủ dinh dưỡng.

– Bên cạnh đó, trường hợp trẻ bị thiểu sản men răng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa mòn, mủn dần về phía chân răng.

Tác hại của việc răng sữa bị mòn đối với trẻ nhỏ

Răng sữa là chiếc răng đồng hành cùng con trong suốt giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 5, 6 tuổi. Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai cũng như giúp con phát âm tốt hơn.

Khi chiếc răng sữa bị mòn sẽ gây ra những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài. Điều này làm suy giảm chức năng ăn nhai và con trở nên biếng ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất.

Chiếc răng sữa bị mòn gây ra những cơn đau nhức khó chịu
Chiếc răng sữa bị mòn gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Và hơn hết, răng sữa còn có mối liên hệ mật thiết với răng vĩnh viễn. Một khi chiếc răng sữa bị mòn làm ảnh hưởng đến tủy răng sẽ tăng nguy cơ mất răng sớm. Nếu răng sữa rụng trước thời điểm thay răng có thể làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc không đúng vị trí.

Răng sữa bị mòn có mọc răng vĩnh viễn được không?

Trường hợp răng sữa bị mòn bị sâu hay bị gãy thì cũng không cản trở răng vĩnh viễn mọc lên. Vì mầm răng vĩnh viễn đã bắt đầu hình thành từ rất lâu trước đó, vào khoảng thời gian từ tháng thứ 3 kéo dài đến tháng thứ 9 sau khi sinh.

Tuy nhiên, việc mất răng sữa sớm sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác về vị trí của răng vĩnh viễn khi chúng nhú lên khỏi nướu. Khi những chiếc răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc lộn xộn không đúng vị trí không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến ăn nhai.

Răng sữa của trẻ bị mòn phải làm sao?

Khi phát hiện răng của trẻ có những dấu hiệu mòn, mủn thì bạn nên đưa con đến gặp nha sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ mài mòn của răng:

Cho trẻ thăm khám nha sĩ khi phát hiện những dấu hiệu răng bị mòn
Cho trẻ thăm khám nha sĩ khi phát hiện những dấu hiệu răng bị mòn

Trường hợp răng mòn nhẹ, thân răng còn nhiều, nha sĩ sẽ làm sạch vùng viêm nhiễm rồi tái tạo lại thân răng bằng phương pháp hàn trám. Vật liệu được sử dụng chủ yếu là composite, chúng có độ cứng chắc tốt và màu sắc tương tự như răng thật nên đảm bảo được thẩm mỹ và ăn nhai.

Nếu trường hợp răng sữa bị mòn nặng, ăn sát vào nướu và chân răng cũng không còn bám chắc, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan sang các răng bên cạnh.

Phòng tránh mòn răng sữa cho trẻ như thế nào?

Để ngăn ngừa tình trạng mòn răng sữa ở trẻ, bố mẹ nên chú ý đến quá trình vệ sinh răng miệng cũng như chế độ ăn uống của con:

Hình thành thói quen chải răng cho con ngay từ khi mọc những chiếc răng đầu tiên. Ban đầu, bố mẹ có thể hỗ trợ con vệ sinh răng hằng ngày. Đến lúc trẻ đã tự sử dụng được bàn chải, hãy quan sát và điều chỉnh để con chải răng đúng cách, khoa học.

Hướng dẫn con chải răng đúng cách
Hướng dẫn con chải răng đúng cách

Chọn loại bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp với khoang miệng của con nhằm tránh tình trạng tổn thương đến mô mềm.

Ưu tiên những loại kem đánh răng dành riêng cho từng độ tuổi có hương thơm mát, kích thích sự hứng thú của trẻ.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế ăn vặt. Đặc biệt không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt hoặc thực phẩm có tính axit cao. Trường hợp sau khi dùng những thực phẩm này cần súc miệng lại với nước.

Bổ sung những thực phẩm giàu canxi, fluor, vitamin và khoáng chất tốt cho răng như: cá biển, trứng, sữa, hải sản,…

Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Nhắc nhở trẻ tránh những thói quen không tốt cho răng như: ăn nhai 1 bên, dùng răng cắn vật cứng,…

Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra và xử lý những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.

Răng sữa bị mòn dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì cũng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con. Chính vì vậy mà ngay từ ban đầu, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc răng đúng cách, khoa học.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời