Bệnh sâu răng diễn biến theo từng giai đoạn và chia thành nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, răng sâu cấp độ 3 được đánh giá là khá nguy hiểm và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy răng sâu cấp độ 3 là như thế nào? Răng sâu cấp độ 3 có chữa được không?
Bệnh sâu răng được phân loại như thế nào?
Sâu răng là quá trình hủy khoáng làm tổn thương các mô cứng của răng, gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn có trong mảng bám. Thông thường, bệnh sâu răng được phân loại dựa trên mức độ hoặc vị trí sâu răng.
Vị trí sâu răng:
Sâu thân răng: Với những biểu hiện cụ thể là xuất hiện chấm đen trên bề mặt răng, kẽ răng hoặc giữa thân răng.
Sâu chân răng: Sâu răng ở vị trí chân răng thường xuất phát từ việc bệnh nhân mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu gây tụt lợi, chân răng bị lộ ra ngoài. Vị trí này vốn có lớp men răng tương đối mỏng nên vi khuẩn sâu răng rất dễ tấn công và gây sâu.
Mức độ sâu răng:
Mức độ 1 (chớm sâu): Xuất hiện các vết đen rất nhỏ trên bề mặt thân răng.
Mức độ 2 (phá hủy men răng): Men răng bị phá hủy hình thành những lỗ hổng.
Mức độ 3 (tổn thương ngà răng và tủy răng): Lúc này răng trở nên nhạy cảm, thường có biểu hiện đau nhức, ê buốt khi ăn đồ ngọt, chua, hoặc thực phẩm quá nóng, quá lạnh.
Mức độ 4 (viêm tủy răng, mất răng): Hình thành ổ viêm nhiễm gây đau nhức nghiêm trọng, làm tổn thương đến các tổ chức quanh răng và rất khó để bảo tồn răng thật.
Các mức độ nặng nhẹ của sâu răng
Như đã đề cập ở trên, quá trình diễn biến của sâu răng được phát triển theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng. Và ở mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện, dấu hiệu nhận biết khác nhau.
– Sâu răng độ 1: Đây là tình trạng nhẹ nhất của sâu răng. Giai đoạn này, vi khuẩn chỉ mới tác động đến bề mặt men răng hình thành những đốm đen rất nhỏ.
Lúc này, việc điều trị cũng tương đối dễ dàng, người bệnh có thể tái khoáng răng tại nha khoa hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng.
– Sâu răng độ 2: Lúc này, trên bề mặt răng đã xuất hiện những lỗ hổng tương đối rõ ràng do men răng đã bị phá hủy.
Trường hợp sâu răng lan đến ngà răng, người bệnh bắt đầu có cảm giác ê buốt khi tiếp xúc với những loại thức ăn ngọt, chua hoặc lạnh.
Khi sâu răng ở cấp độ 2, việc điều trị cũng không quá khó khăn, có thể khắc phục bằng kỹ thuật hàn trám thông thường.
– Sâu răng độ 3: Trường hợp sâu răng đã bước vào giai đoạn 2 nhưng không được can thiệp điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, các tổ chức sâu lan đến tủy răng.
Thời điểm này, các cơn đau nhức, ê buốt sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và kéo dài trong nhiều giờ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ăn nhai và chất lượng giấc ngủ. Sâu răng ở mức độ này thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí.
– Sâu răng độ 4: Đây được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất của sâu răng. Tình trạng viêm nhiễm lan đến chóp răng gây áp xe, tiêu xương ổ răng, mất răng, sâu răng lan sang các răng kế cận. Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có nguy cơ tử vong.
Các mức độ nghiêm trọng khi răng sâu đến độ 3
Răng sâu ở cấp độ 3 thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau:
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu làm bạn trở nên tự ti, e dè và ngại giao tiếp trước đám đông.
– Xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí là cả ngày.
– Cơn đau có thể xảy ra một vùng hoặc lan lên nửa đầu, đặc biệt đau nhiều vào ban đêm gây mất ngủ.
– Hốc răng sâu tạo điều kiện để vụn thức ăn dính giắt kết hợp với vi khuẩn gây viêm nhiễm, tạo thành ổ viêm có mủ, máu.
– Các tổ chức sâu răng lan rộng làm vỡ thân răng, khiến quá trình ăn nhai bị cản trở.
Răng sâu đến độ 3 còn chữa được không?
Răng sâu cấp độ 3 mặc dù có vẫn có thể điều trị bảo tồn, chưa đến mức nhổ bỏ nhưng quá trình khắc phục sẽ tương đối phức tạp, đồng thời còn không đảm bảo mang lại kết quả chắc chắn 100%.
Với những chiếc răng đã bị sâu giai đoạn 3, tức tủy răng đã bị tổn thương, lúc này sau khi đã nạo vét hết các tổ chức sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy.
Việc lấy tủy răng bị viêm là hết sức cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh lây lan sang các răng bên cạnh.
Răng sau khi lấy tủy sẽ giòn và dễ gãy hơn so với bình thường nên bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên bọc sứ để phục hình lại phần thân răng.
Mão sứ bọc bên ngoài được chế tác với hình dáng và màu sắc tương tự như chiếc răng thật, nhờ đó mà đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
Biện pháp ngăn ngừa bệnh sâu răng
Hình thành thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn chính để đảm bảo vụn thức ăn thừa được làm sạch.
Dùng chỉ nha khoa kết hợp với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng loại bỏ mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng.
Hạn chế những thực phẩm chứa hàm lượng đường cao, nhiều axit như nước ngọt có ga, bánh kẹo, đồ muối chua,…
Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn vặt, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng.
Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích như cà phê, rượu bia,…
Cạo vôi răng và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhằm ngăn ngừa những tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến răng miệng.
Răng sâu cấp độ 3 mặc dù có thể can thiệp điều trị bằng phương pháp bảo tồn, song lại mất nhiều thời gian và chi phí. Vì vậy mà ngay khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sâu răng, bạn nên sớm đến nha khoa để được xử lý ngay.