Thế nào là răng nhạy cảm? và cách điều trị hiệu quả

Răng nhạy cảm là tình trạng chung ở nhiều người từ trẻ cho đến già. Những ai có răng nhạy cảm sẽ cảm thấy vô cùng ê buốt, khó chịu mỗi khi ăn uống các món quá nóng, lạnh, chua, ngọt. Tình trạng này có thể gây các ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như sức khỏe răng miệng nếu không sớm điều trị. Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến răng nhạy cảm sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa cũng như biết cách khắc phục cơn ê buốt một cách tốt nhất.

Nguyên nhân răng nhạy cảm và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân răng nhạy cảm và cách điều trị hiệu quả

Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm là thuật ngữ dùng để chỉ cảm giác ê buốt hay khó chịu ở răng. Đây là tình trạng răng phản ứng với các kích thích từ bên ngoài như: thức ăn quá nóng, lạnh, chua, ngọt, không khí lạnh,…

Theo các thống kê y khoa cho thấy có đến hơn 50% dân số trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi gặp phải vấn đề răng nhạy cảm. Tỷ lệ nữ giới có nguy cơ bị răng nhạy cảm cao hơn so với nam giới.

Tình trạng răng nhạy cảm khá phổ biến hiện nay
Tình trạng răng nhạy cảm khá phổ biến hiện nay

Dấu hiệu nhận biết răng nhạy cảm

Đối với một chiếc răng khỏe mạnh bình thường thì lớp men răng bao phủ bên ngoài sẽ đảm nhận vai trò che chắn, bảo vệ cho ngà răng bên trong. Chân răng sẽ được nướu bao bọc và bảo vệ.

Một khi lớp men răng bị tổn thương, mài mòn hoặc nướu bị tụt sẽ làm lộ ngà răng.

Lớp ngà răng chứa nhiều đầu mút dây thần kinh nên nếu bị lộ thì sẽ khó tránh khỏi các kích thích từ bên ngoài khiến cho răng bị đau nhức, ê buốt vô cùng khó chịu.

Thông thường, những ai có răng nhạy cảm thường cảm thấy ê buốt, đau nhức ở vùng cổ răng mỗi khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích như:

  • Thực phẩm hoặc đồ uống nóng/lạnh.
  • Không khí lạnh.
  • Thực phẩm và đồ uống ngọt hoặc có tính axit.
  • Đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
  • Nước súc miệng chứa cồn.

Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc vài răng hoặc có thể là cả hàm. Cảm giác ê buốt có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng, diễn ra bất chợt thậm chí liên tục gây nhiều ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn các món quá nóng/lạnh, chua
Răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn các món quá nóng/lạnh, chua

Nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm

Một số nguyên nhân có thể khiến cho răng nhạy cảm có thể là do:

1.    Mắc bệnh lý răng miệng

  • Sâu răng, viêm tủy:

Khi vi khuẩn sâu răng lan sâu đến tủy sẽ làm lộ các đầu mút dây thần kinh có trong tủy răng. Từ đó sẽ khiến cho răng trở nên đau nhức, ê buốt mỗi khi ăn uống hay vệ sinh răng miệng.

Răng sâu, viêm tủy dễ bị đau nhức, ê buốt khi ăn uống
Răng sâu, viêm tủy dễ bị đau nhức, ê buốt khi ăn uống
  • Viêm nướu, viêm nha chu tụt nướu:

Khi bị viêm nướu răng lâu ngày có thể tiến triển thành viêm nha chu khiến nướu có thể bị tụt và lộ ngà nhạy cảm ra bên ngoài. Tụt nướu lộ ngà răng càng nhiều sẽ gây đau nhức, ê buốt dữ dội hơn khiến bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi.

Răng bị viêm nướu, viêm nha chu tụt nướu sẽ vô cùng nhạy cảm
Răng bị viêm nướu, viêm nha chu tụt nướu sẽ vô cùng nhạy cảm

2. Các tác nhân khác

Không phải trường hợp răng nhạy cảm nào cũng do mắc các bệnh lý răng miệng gây nên.

Nó còn có thể xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, dùng bàn chải lông cứng, lực chải răng quá mạnh theo chiều ngang. Điều này sẽ làm cho răng và nướu bị tổn thương khiến men răng bị mài mòn, tụt nướu, lộ ngà khiến răng trở nên nhạy cảm.

Đánh răng không đúng cách có thể khiến răng nhạy cảm hơn
Đánh răng không đúng cách có thể khiến răng nhạy cảm hơn

Thói quen ăn uống thực phẩm nhiều axit như: cam, chanh, quýt, dưa chua, nước có gas,… có thể gây xói mòn men răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.

Thực phẩm nhiều axit dễ gây mòn men răng khiến răng ê buốt
Thực phẩm nhiều axit dễ gây mòn men răng khiến răng ê buốt

Các trường hợp dùng răng để nhai đá, mở nắp chai, nghiến răng khi ngủ, chấn thương, va đập mạnh… cũng có thể làm tổn hại đến cấu trúc răng, gây mài mòn, nứt mẻ răng. Từ đó tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập khiến răng bị viêm nhiễm và đau nhức, ê buốt.

Nghiến răng khi ngủ có thể gây mòn men răng, lộ ngà răng gây ê buốt
Nghiến răng khi ngủ có thể gây mòn men răng, lộ ngà răng gây ê buốt

Điều trị răng nhạy cảm

Khi có triệu chứng răng nhạy cảm dù nhẹ hay nặng tốt hơn hết bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả nhất.

Sau khi thăm khám, chụp phim x-quang xác định nguyên nhân, tình trạng răng nhạy cảm của bạn như thế nào bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục tốt nhất.

– Trường hợp răng nhạy cảm do các vấn đề chăm sóc răng miệng không tốt. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chải răng và lựa chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp. Đồng thời lưu ý thêm về chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tối đa các triệu chứng răng nhạy cảm có thể xảy ra.

– Đối với các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, tụt lợi, răng sứt mẻ,… Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp điều trị phù hợp như: trám răng, cạo vôi răng, bọc răng sứ thẩm mỹ, ghép vạt lợi,…

Điều trị bọc răng sứ cho răng bị hư tổn
Điều trị bọc răng sứ cho răng bị hư tổn

Sau khi điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng bạn sẽ không còn thấy khó chịu bởi những cơn đau nhức, ê buốt ở răng nữa và sớm ăn uống, sinh hoạt thoải mái như bình thường.

Cạo vôi răng làm sạch mảng bám, loại bỏ ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm
Cạo vôi răng làm sạch mảng bám, loại bỏ ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm

– Bên cạnh đó, nếu như bệnh nhân có thói quen nghiến răng khi ngủ. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng chống nghiến khi ngủ để hạn chế các tổn thương do nghiến răng gây ra, tránh bị mòn men răng khiến răng trở nên nhạy cảm.

Phòng ngừa răng nhạy cảm

Để phòng ngừa xảy ra tình trạng răng nhạy cảm, bạn cần chú ý các vấn đề sau:

  • Chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Từ bỏ ngay thói quen chải răng theo chiều ngang hay chải răng với lực mạnh.
  • Thay vào đó hãy chải răng một cách nhẹ nhàng vừa phải theo chiều dọc hoặc theo chuyển động tròn.
  • Dùng bàn chải có kích cỡ nhỏ gọn với đầu lông mềm mại. Thay bàn chải sau 2 – 3 tháng hoặc thay sớm hơn nếu đầu lông bàn chải bị mòn.
  • Không nên vội vàng chải răng ngay sau khi ăn để tránh làm mòn men răng. Tốt nhất sau khoảng 30 phút khi ăn mới nên chải răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, nước muối súc miệng để làm sạch răng miệng tối ưu hơn.
Chú ý vệ sinh răng đúng cách mỗi ngày
Chú ý vệ sinh răng đúng cách mỗi ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe răng miệng bằng việc hạn chế tối đa với các đồ ăn, nước uống có tính axit cao, bánh kẹo ngọt nhiều đường, nhiều tinh bột,…
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, bổ sung các món giàu canxi, vitamin D tốt cho sức khỏe răng miệng giúp răng được cứng chắc hơn.
  • Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại những địa chỉ nha khoa uy tín để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường và có giải pháp điều trị hiệu quả kịp thời.
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần
Khám răng định kỳ 6 tháng/lần

Trên đây là những vấn đề liên quan đến răng nhạy cảm. Hy vọng đã cung cấp được các kiến thức hữu ích cho mọi người trong việc phòng ngừa cũng như điều trị tình trạng này một cách hiệu quả.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời