Răng bị vỡ phải làm sao để khắc phục?

Răng bị vỡ khiến bệnh nhân chịu những cơn đau buốt kéo dài, tổn thương mô mềm trong khoang miệng khi vô tình chạm vào vùng răng bị vỡ mẻ. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây nhiều trở ngại cho quá trình ăn nhai hằng ngày. Vậy khi răng bị vỡ phải làm sao để khắc phục hiệu quả? Có cần phải nhổ răng bị vỡ hay không?

Răng vỡ phải làm sao để khắc phục?
Răng vỡ phải làm sao để khắc phục?

Nguyên nhân gây vỡ mẻ răng

Mặc dù răng được đánh giá là rất cứng và chắc khỏe nhưng vẫn có nguy cơ cao bị vỡ mẻ vì nhiều nguyên nhân khác nhau như:

1. Các bệnh lý răng miệng

Răng bị vỡ mẻ có thể bắt nguồn từ các bệnh lý ở răng miệng. Khi mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… sẽ khiến cho sức khỏe của răng suy yếu và dễ bị mẻ vỡ khi gặp các tác động lực từ việc ăn nhai, chăm sóc răng hằng ngày.

Răng bị vỡ mẻ có thể là do sâu răng gây ra
Răng bị vỡ mẻ có thể là do sâu răng gây ra

2.    Chấn thương, va đập mạnh

Răng bị tác động mạnh từ bên ngoài như chấn thương, va đập sẽ có nguy cơ cao bị sứt mẻ, gãy vỡ. Những trường hợp chấn thương nặng còn có thể gây tổn thương đến nướu, chảy nhiều máu và viêm nhiễm.

3. Tật nghiến răng

Tật nghiến răng khi ngủ diễn ra lâu ngày sẽ khiến cho men răng bị mài mòn nhanh chóng. Khi đó răng sẽ yếu dần và dễ bị nứt mẻ.

Nghiến răng khi ngủ dễ làm răng bị mài mòn, mẻ vỡ
Nghiến răng khi ngủ dễ làm răng bị mài mòn, mẻ vỡ

4. Thói quen xấu

Những người có thói quen ăn các món quá cứng, nhai thức ăn với một lực mạnh có thể khiến cho răng bị mẻ vỡ.

Việc dùng răng để mở nắp chai, cắn xé bao bì, nhai nước đá, đánh răng quá mạnh bằng bàn chải cứng,… cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bị mẻ vỡ.

Dùng răng mở nắp chai có nguy cơ cao gây nứt mẻ răng
Dùng răng mở nắp chai có nguy cơ cao gây nứt mẻ răng

5. Chế độ ăn uống

Khi thường xuyên ăn uống các thực phẩm có nhiều đường hay thực phẩm có tính axit cao như: cam, chanh, nước có gas,… đều có thể gây ra các ảnh hưởng xấu cho men răng khiến chúng dễ bị bào mòn, răng trở nên nhạy cảm và dễ bị sứt mẻ.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit cao có thể gây mài mòn, sứt mẻ men răng
Tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit cao có thể gây mài mòn, sứt mẻ men răng

6. Thiếu các khoáng chất

Răng không được cung cấp đầy đủ các khoáng chất như canxi, fluor thường sẽ yếu hơn bình thường, không đảm bảo độ cứng chắc tốt nên dễ bị tổn thương, sứt mẻ khi gặp tác động bên ngoài.

Tác hại của răng bị vỡ mẻ

– Răng bị vỡ mẻ có thể làm tổn thương cấu trúc răng làm lộ ngà răng và tủy răng. Khi đó răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức, ê buốt khi ăn uống các món nóng, lạnh, chua, ngọt. Thậm chí tiếp xúc với không khí lạnh cũng gây cảm giác khó chịu vô cùng.

– Bên cạnh đó, răng bị mẻ vỡ sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng và nguy cơ cao phát sinh thêm nhiều vấn đề bệnh lý nguy hiểm như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng,…

Các bệnh lý này nếu không khắc phục hiệu quả kịp thời có thể biến chứng làm phá hủy nghiêm trọng tổ chức nha chu và gây mất răng.

– Khi răng bị mẻ vỡ, nhất là ở vùng răng cửa còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nụ cười và gương mặt, cản trở khả năng phát âm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng tự ti khiến cho chất lượng cuộc sống, học tập giảm sút.

Răng bị mẻ vỡ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ
Răng bị mẻ vỡ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ

– Răng bị nứt mẻ không thể đảm bảo được chức năng ăn nhai tốt như trước. Việc cắn xé, nhai nghiền thức ăn không thuận lợi, tình trạng đau nhức có thể khiến bệnh nhân chán ăn.

Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Lâu ngày có thể dẫn đến nguy cơ phát sinh các bệnh lý dạ dày, đường ruột,…

– Những trường hợp răng bị mẻ vỡ khi ăn nhai có thể khiến mảnh răng vỡ trôi xuống cơ quan tiêu hóa gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân.

– Ngoài ra, phần gờ răng bị mẻ vỡ thường khá sắc nhọn nên nếu chẳng may cắn vào má, lưỡi sẽ gây tổn thương, chảy máu, viêm loét khiến bệnh nhân đau rát rất khó chịu.

Việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn khi răng bị sứt mẻ, gãy vỡ
Việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn khi răng bị sứt mẻ, gãy vỡ

Răng bị vỡ có nên nhổ không?

Nhổ răng là điều mà các bác sĩ luôn hạn chế ở mức tối đa.

Chỉ nhổ răng trong trường hợp bất khả kháng, không thể điều trị bảo tồn được nữa. Trường hợp răng bị nứt mẻ lớn, sâu vỡ nặng chỉ còn chân răng, răng bị lung lay nhiều do chấn thương, viêm nhiễm nặng kéo dài thì bắt buộc phải nhổ răng để phòng ngừa các nguy cơ ảnh hưởng đến các vùng răng khỏe mạnh lân cận.

Răng sau khi nhổ cần sớm có biện pháp phục hình phù hợp để ngăn chặn những mối nguy hại tiềm ẩn sau này do mất răng gây ra. Biến chứng nguy hiểm nhất khi mất răng lâu ngày đó là tiêu xương hàm làm xô lệch răng và khiến gương mặt lão hóa sớm.

Cách xử lý răng bị vỡ mẻ tại nhà

Khi nhận thấy răng bị mẻ vỡ điều bạn cần chú ý làm ngay lúc này đó là:

  • Nhanh chóng khạc nhổ ngay mảnh vỡ răng ra ngoài.
  • Không dùng tay, lưỡi để chạm vào vùng gờ răng mẻ để tránh bị đứt tay, chảy máu lưỡi.
  • Súc miệng thật sạch bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và mô răng bị tổn thương gây viêm nhiễm.
  • Điều quan trọng hơn hết đó là cần liên hệ ngay với bác sĩ để hẹn lịch thăm khám và sớm có biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa các tổn thương khác có thể xảy ra.
  • Trong trường hợp chưa thể đến gặp bác sĩ ngay bạn nên dùng sáp nha khoa hoặc bông gạc sạch để che phủ phần gờ răng sắc nhọn để tránh các tổn thương cho các mô mềm trong khoang miệng.
  • Đồng thời khi ăn uống nên dùng các món mềm, lỏng, hạn chế các món dai cứng, nóng, lạnh và không nên ăn nhai tại vùng răng bị vỡ mẻ.
Khi răng bị mẻ vỡ cần nhanh đến nha khoa để được khắc phục hiệu quả
Khi răng bị mẻ vỡ cần nhanh đến nha khoa để được khắc phục hiệu quả

Những phương pháp chữa răng vỡ mẻ

Răng bị vỡ mẻ trong mọi trường hợp đều cần phải đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp khắc phục hiệu quả.

Sau khi thăm khám, chụp x-quang xác định chính xác tình trạng răng vỡ mẻ, thân răng còn lại ít hay nhiều mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp như:

1. Mài răng

Nếu răng chỉ bị vỡ mẻ một mảnh rất nhỏ thì có thể tiến hành mài nhẵn và đánh bóng để chỉnh răng phẳng lại. Điều này sẽ giúp hạn chế được những tổn thương gây trầy xước, chảy máu mô mềm trong miệng do gờ răng sắc nhọn gây ra.

2. Hàn trám răng

Hàn trám răng có thể áp dụng trong trường hợp răng bị vỡ mẻ nhỏ, răng sâu nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám Composite để đắp bên ngoài mô răng bị khiếm khuyết giúp tạo hình lại thân răng thẩm mỹ như ban đầu và phục hồi ăn nhai tốt hơn.

Chỉ mất từ 15 – 20 phút để hoàn tất quá trình trám 1 răng.

Mặc dù hàn trám răng có chi phí thấp nhưng lại không đảm bảo bền chắc tốt. Chỉ sau một thời gian ngắn miếng trám dễ bị nhiễm màu thực phẩm, bong tróc khi ăn nhai. Lúc này bạn phải tốn thời gian và chi phí để hàn trám lại lần nữa.

Hàn tràm răng sâu
Hàn tràm răng sâu

3. Mặt dán sứ

Trường hợp răng bị nứt mẻ nhỏ, mặt nhai còn hiệu quả có thể phục hình bằng mặt dán sứ. Với ưu điểm mài răng cực ít hoặc có thể không cần mài răng, đảm bảo tính thẩm mỹ và ăn nhai tốt nên mặt dán sứ được nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với răng có tình trạng mọc lệch lạc, sai khớp cắn, cũng không cải thiện được màu sắc nếu răng bị nhiễm màu quá nặng.

Mặt dán sứ hạn chế tối đa tỷ lệ mài răng
Mặt dán sứ hạn chế tối đa tỷ lệ mài răng

4. Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình hiệu quả trong hầu hết các trường hợp răng bị sứt mẻ từ nhẹ đến nặng.

Bác sĩ sẽ thực hiện mài răng với một tỷ lệ cho phép để gắn mão răng sứ lên trên. Sau khi bọc răng sứ bạn sẽ sở hữu một hàm răng trắng đẹp, đều đặn, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài và ăn nhai chắc chắn hơn.

Do bọc răng sứ cần mài răng nên đòi hỏi cao về tay nghề của bác sĩ cũng như sự hỗ trợ của trang thiết bị, máy móc, công nghệ mới đảm bảo tránh được các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng thật về sau.

Bọc răng sứ trong trường hợp răng bị mẻ gãy nặng
Bọc răng sứ trong trường hợp răng bị mẻ gãy nặng

5. Nhổ và trồng lại răng mới

Đối với những trường hợp răng vỡ mẻ nghiêm trọng, gây tổn thương hoặc hư hỏng tủy, không có khả năng điều trị phục hồi được nữa. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và trồng lại răng giả mới.

Có nhiều phương pháp phục hình răng mà bệnh nhân có thể lựa chọn như: làm cầu sứ, răng giả tháo lắp, trồng răng Implant.

Tuy nhiên, để ngăn ngừa triệt để các ảnh hưởng về lâu dài khi không có chân răng gây tiêu xương hàm thì trồng răng Implant sẽ là một giải pháp tốt nhất. Bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân chọn phương pháp này để sử dụng bền đẹp lâu dài, thậm chí trọn đời nếu chăm sóc tốt.

Trồng răng Implant giúp phục hình răng hiệu quả cả về thẩm mỹ và ăn nhai
Trồng răng Implant giúp phục hình răng hiệu quả cả về thẩm mỹ và ăn nhai

Cách chăm sóc và phòng ngừa răng bị mẻ, vỡ tại nhà

Để ngăn chặn tối đa nguy cơ khiến răng bị mẻ vỡ bạn hãy lưu ý thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

  • Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng hiệu quả hơn.
  • Nên lưu ý chọn các bàn chải có lông mềm, kem đánh răng nên chọn loại có chứa fluor để giữ cho răng luôn cứng chắc, ngừa sâu răng.
Chú ý vệ sinh răng đúng cách mỗi ngày
Chú ý vệ sinh răng đúng cách mỗi ngày
  • Hạn chế ăn nhai các món quá dai cứng hoặc dùng răng để nhai nước đá, mở nắp chai,…
  • Mang dụng cụ bảo vệ hàm khi luyện tập mạnh, chơi thể thao.
  • Đeo máng chống nghiến vào ban đêm khi ngủ.
  • Tránh ăn các món ngọt nhiều đường, thực phẩm nhiều axit. Nếu có dùng các thực phẩm này nên chải răng sạch sau khi ăn khoảng 30 phút.
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày không chỉ giúp làm sạch răng miệng tốt hơn mà còn phòng tránh tình trạng bị khô miệng, hôi miệng.
Nên uống nhiều nước để tránh bị khô miệng
Nên uống nhiều nước để tránh bị khô miệng
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ rất có lợi trong việc làm sạch giữa các răng.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe răng miệng nhất là canxi, vitamin D, C để giữ cho răng luôn được cứng chắc, khỏe mạnh.
  • Duy trì thói quen khám răng định kỳ mỗi năm từ 1 -2 lần để kịp thời phát hiện các bất thường ở răng miệng và có phương pháp xử lý hiệu quả kịp thời.
Thăm khám răng định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần
Thăm khám răng định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần

Với những thông tin vừa cung cấp trên đây hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và tác hại của răng bị vỡ mẻ. Đồng thời biết được phương pháp nào khắc phục hiệu quả cũng như cách phòng tránh như thế nào tốt nhất.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời