Có rất nhiều người thắc mắc về hiện tượng nước bọt có mùi hôi mặc dù đã vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng rất kỹ. Vậy tình trạng này do đâu và nên làm gì để cải thiện? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu ngay sau đây.
Nguyên nhân làm cho nước bọt hôi là gì?
Để tìm được nguyên nhân nước bọt có mùi hôi do đâu cần phải hiểu rõ về tình trạng bệnh hôi miệng là gì? Đây là một chứng bệnh không hề hiếm gặp chiếm khoảng 40% dân số.
Tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống hàng ngày khi phải giao tiếp nhiều người. Thường nước bọt có mùi hôi sẽ đến từ các nguyên nhân:
- Bệnh lý viêm tuyến nước bọt
Ở những người bị viêm tuyến nước bọt sẽ có các triệu chứng khô miệng, xuất hiện mủ, khó khăn khi há miệng, nước bọt hôi. Tuyến mang tai cũng có thể bị sưng lên dễ nhầm lẫn với quai bị. Nhiều người cũng sẽ xuất hiện tình trạng sốt kèm theo suy nhược cơ thể.
- Bệnh lý răng miệng
Tất cả các bệnh lý răng miệng đều có nguy cơ làm cho nước bọt có mùi, điển hình như là sâu răng lỗ to, viêm lợi dạng nặng, cao răng nhiều, viêm tủy răng hay áp xe răng đều gây mùi khoang miệng.
Nếu tình trạng áp xe chảy mủ chân răng, nước bọt sẽ có mùi tanh do máu và mủ tiết ra. Vị giác cũng ảnh hưởng bởi tình trạng này.
Ở những trường hợp viêm lợi trùm làm cho thực phẩm còn tồn đọng dễ làm cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi cho nước bọt. Viêm lợi trùm thường xuất hiện ở giai đoạn 17 – 25 tuổi, độ tuổi mọc răng hàm hay răng khôn trong cùng.
- Sử dụng thực phẩm có mùi
Nước bọt có mùi hôi cũng ảnh hưởng từ những thực phẩm bạn nạp vào cơ thể. Nếu bạn ăn uống lành mạnh thì cơ thể sẽ thơm mát và ngược lại những món ăn, gia vị đậm mùi đặc trưng sẽ khiến hơi thở có mùi, ngay cả những người xung quanh khi giao tiếp đều biết được những thứ bạn vừa ăn.
- Đeo răng giả, răng tháo lắp
Răng giả và răng tháo lắp đều là phương pháp giúp chúng ta ăn nhai tốt hơn, nhưng nếu không biết cách sử dụng rất dễ làm cho thức ăn thừa bám vào nước bọt gây hôi miệng.
- Suy giảm hệ miễn dịch
Ở những người lớn tuổi, hay sức khỏe yếu đi đều làm cho tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả. Miệng ngày càng khô sẽ làm vi khuẩn sinh ra nước bọt hôi cho khoang miệng.
Trường hợp này có thể xảy ra ở những người ít uống nước và thường xuyên sử dụng các sản phẩm tây dược.
- Rối loạn hệ thống tiêu hóa
Hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, ở những người mắc các bệnh lý dạ dày, trào ngược dạ dày, loét bao tử đều sẽ có mùi hôi miệng kèm theo.
Điều này cũng xảy ra ở những thai phụ ốm nghén liên tục nôn mửa cũng bị mùi hôi từ bao tử.
- Bệnh lý hô hấp
Cũng giống như hệ tiêu hóa thì hệ hô hấp cũng tác động trực tiếp đến hơi thở, sức khỏe răng miệng và nước bọt của người bệnh. Ở những người mắc các bệnh lý viêm họng hạt, viêm phế quản, viêm amidan,.. đều khiến cho hơi thở và nước bọt có mùi hôi khó chịu. Dù bạn có vệ sinh kỹ lưỡng cách mấy cũng không thể tránh khỏi tình trạng này.
Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi như thế nào?
Nếu bạn muốn nhận biết được nước bọt có mùi hôi chính xác có rất nhiều cách, sau đây là một vài cách có thể thực hiện:
Sử dụng miếng gạc sạch nhổ vào đó ít nước bọt, đợi 1 khoảng thời gian cho nước bọt khô đi, nếu miếng gạc xuất hiện màu hay có mùi hôi chứng tỏ bạn đang có vấn đề với nước bọt. Hoặc bạn có thể liếm vào mu bàn tay mình, đợi nước bọt khô lại rồi tự ngửi xem có mùi hay không.
Nhờ người thân của mình đánh giá về hơi thở của mình, đây cũng là cách tốt nhất để nhận xét khách quan nước bọt có hôi hay không.
Sau khi dùng chỉ nha khoa đừng vội vứt đi, có thể ngửi đoạn chỉ đó và biết được chỉ có mùi không là cách tự kiểm chứng an toàn nhất.
Bạn có thể đến trực tiếp các phòng khám nha khoa để kiểm tra tình trạng răng miệng của mình. Đồng thời kiểm tra sức khỏe tổng quát để tầm soát bệnh lý răng miệng từ sớm.
Cách điều trị nước bọt có mùi hôi hiệu quả
Có thể thấy nguyên nhân gây nên hiện tượng nước bọt có mùi hôi rất phức tạp, muốn điều trị chính xác phải tìm ra nguyên nhân do dâu, từ đó sẽ có phương án phù hợp.
Nếu bạn có nghi ngờ về tình trạng răng miệng của mình có thể trực tiếp thăm khám bác sĩ nha khoa, hoặc áp dụng các biện pháp điều trị tạm thời khi chưa có thời gian thăm khám như sau:
+ Đánh răng sau các bữa ăn: Việc chải răng sau khi ăn sẽ giúp hạn chế các nguyên nhân gây bệnh. Bạn nên chải răng sau 30 phút ngay sau khi ăn, ít nhất 2 lần/ngày.
+ Làm sạch lưỡi: Nhiều người thường bỏ qua giai đoạn này khi chải răng, nhưng các bợn lưỡi chính là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất, giúp chúng phát triển gây nên nấm miệng, loại bỏ các bợn lưỡi rất có lợi để điều trị nước bọt có mùi hôi.
+ Bổ sung nước: Cung cấp nước cho cơ thể không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp điều trị nước bọt có mùi nhanh chóng. Ở những bệnh nhân khô miệng mãn tính nếu được nên có đơn thuốc điều trị của bác sĩ để kích thích tuyến nước bọt hay sử dụng nước bọt nhân tạo.
+ Vệ sinh răng giả: Ở những người đeo hàm giả tháo lắp, niềng răng đều phải làm sạch răng kỹ lưỡng sau khi ăn uống, trước khi đi ngủ để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
+ Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Những người bị nước bọt có mùi hôi cần phải ăn nhiều rau quả tươi xanh, hạn chế các thực phảm nặng mùi, cay nóng,..ảnh hưởng trực tiếp đến hơi thở.
+ Điều trị bệnh lý cơ thể: Những bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân cần phải điều trị dứt điểm các bệnh đó sẽ cải thiện tình trạng nước bọt có mùi hôi. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp phù hợp.
Cách phòng ngừa nước bọt có mùi hôi tốt nhất
Để có cách phòng ngừa nước bọt có mùi hôi tốt nhất bạn có thể tham khảo các giải pháp sau đây và áp dụng mỗi ngày nhằm cải thiện hơi thở tốt hơn:
- Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn cũng giúp lượng nước bọt được tiết ra hiệu quả, điều này sẽ loại bỏ vi khuẩn có mùi hôi. Những mảnh thức ăn dư thừa trong khoang miệng cũng sẽ được loại bỏ.
- Chọn lựa kem đánh răng chứa floride
Mảng bám trên răng cần được loại bỏ sạch sẽ giúp cải thiện tình trạng nước bọt có mùi hôi. Bạn hãy thử dùng các loại kem đánh chứa hàm lượng fluoride cao hơn với nhiều hương bạc hà, chanh, trà xanh… nhằm tạo hơi thở thơm mát, giảm nhanh tình trạng nước bọt có mùi hôi.
- Súc miệng bằng nước chanh, nước súc miệng chuyên dụng
Nếu hơi thở có mùi sau khi thức dậy, bạn có thể sử dụng nước súc miệng chanh tự làm tại nhà, hay các loại nước súc miệng chuyên dụng giúp hơi thở thơm mát hơn. Các thành phần an toàn sẽ giúp bạn loại bỏ hơi thở có mùi.
- Chăm sóc cạo vôi răng định kỳ
Cao răng cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nước bọt có mùi hôi. Vì vậy, việc lấy cao răng 2 lần/ năm cũng là cách tránh hơi thở có mùi khó chịu.
Hiểu được nguyên nhân làm cho nước bọt có mùi hôi và điều trị như thế nào là cách tốt nhất giúp mọi người lất lại sự tự tin. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn, hãy chủ động thăm khám răng miệng định kỳ là cách phòng ngừa bệnh lý tốt nhất.