Dấu hiệu và biến chứng khi nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng nguyên nhân do đâu và nên làm gì để cải thiện tình trạng này là câu hỏi mà các bạn độc giả gửi về cho nha khoa. Để giải đáp cho vấn đề này, các chuyên gia có những lý giải như sau.

Nguyên nhân dẫn đến nhổ răng khôn bị nhiễm trùng
Nguyên nhân dẫn đến nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Nguyên nhân dẫn đến nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Răng khôn số 8 thường là những chiếc răng mọc muộn từ 17 – 25 tuổi, vị trí cuối cùng trên cung hàm. Vì thường không có chỗ mọc như những răng khác nên răng khôn thường hay mọc ngầm, mọc lệch về phía răng hàm số 7.

Những trường hợp này có thể gây viêm chân răng, mưng mủ gây amidan, ảnh hưởng thực quản và hầu họng. Nên thường bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nhổ bỏ các răng khôn mọc ngầm này càng sớm càng tốt.

Nhưng nếu sau khi nhổ răng khôn bị viêm sưng, nhiễm trùng thường do các nguyên nhân sau đây:

  • Tay nghề bác sĩ

Nhổ răng khôn đòi hỏi phần lớn tay nghề bác sĩ điều trị, muốn đảm bảo hiệu quả điều trị cần phải bảo đảm các yếu tố am hiểu kiến thức răng hàm mặt, đường dây thần kinh,…

Bác sĩ nhổ răng khôn tay nghề kém, không đảm bảo trong từng thao tác, khiến phát sinh nhiều vấn đề sau khi điều trị. Đặc biệt là vết thương sẽ bị viêm nhiễm, không đông máu thành công.

Tay nghề bác sĩ điều trị không đảm bảo
Tay nghề bác sĩ điều trị không đảm bảo
  • Dụng cụ nhổ răng gây nhiễm trùng

Các dụng cụ y tế thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng của bệnh nhân nhổ răng. Vì vậy, cần phải đảm bảo các dụng cụ an toàn, vô khuẩn tuyệt đối mới hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo.

Nếu môi trường không được vô trúng triệt để, từ dụng cụ nha khoa đến các máy móc thiệt bị làm cho vi khuẩn lây lan, viêm nhiễm, sưng mủ.

Dụng cụ nhổ răng khôn không được tiệt trùng
Dụng cụ nhổ răng khôn không được tiệt trùng
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng không đảm bảo cũng là lý do hàng đầu khiến răng khôn bị nhiễm trùng.

Vì thường răng khôn nằm trong cùng nên rất khó vệ sinh, sau khi điều trị cũng cần chú ý vấn đề này càng kỹ sẽ giúp vết thương lành lại nhanh hơn.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
  • Hút thuốc lá sau khi nhổ răng gây nhiễm trùng

Hút thuốc lá sau khi điều trị nhổ răng cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chúng đi trực tiếp vào cơ thể, tiếp xúc các vết thương hở gây nhiễm trùng kéo dài, vết thương cũng chậm lành hơn.

Hơn nữa, thuốc lá sẽ làm giảm lượng oxy cần thiết cho quá trình tuần hoàn máu, cục máu đông sẽ khó lành hơn bình thường.

Hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn
Hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn

Những dấu hiệu dễ nhận biết sau khi nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Sau khi nhổ răng khôn, nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

+ Nướu sưng to, có biểu hiện tấy đỏ, mưng mủ: Tình trạng sưng nướu sau khi nhổ răng khôn là dấu hiệu cho thấy vết thương đang có dấu hiệu nhiễm trùng mà bạn cần lưu ý.

Xung quanh vùng nướu sẽ có hiện tượng sưng lên, đỏ hơn bình thường, chỗ ổ xương răng có thể mưng mủ, đau nhức. Nếu để càng lâu càng có nguy cơ lan rộng sang vùng nướu các răng khác.

Dấu hiệu răng khôn sau khi nhổ bị nhiễm trùng
Dấu hiệu răng khôn sau khi nhổ bị nhiễm trùng

+ Sốt kèm biểu hiện hạch ở cổ: Đây là dấu hiệu sau khi nhổ răng khôn bị nhiễm trùng, bạn sẽ thấy đau nhức dữ dội, sốt nhẹ toàn thân. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ có biểu hiện nổi hạch ở vùng cổ hay các vùng lân cận gây ảnh hưởng trực tiếp khi vận động.

+ Chảy máu kéo dài: Sau nhổ răng, nếu cục máu đông còn hở sẽ chảy máu không ngừng kể từ thời điểm kết thúc ca nhổ răng. Nên nếu khoảng thời gian này kéo dài hơn 48 tiếng sau đó cho thấy tình trạng nhiễm trùng đang gặp phải.

+ Vị trí nướu răng có mùi hôi: Bạn có thể nhận biết được sau khi nhổ răng vài ngày, sẽ có mùi hôi kèm theo các dấu hiệu khó chịu trên thì đây là biểu hiện của vấn đề nhiễm trùng sau đó.

Còn nếu hôi miệng không kèm biến chứng khác thì có thể nguyên nhân lúc này xuất phát do các bệnh lý khác trên cơ thể.

Hướng xử lý cho các trường hợp nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Khi xuất hiện các triệu chứng kể trên sau khi nhổ răng khôn, bạn nên nhanh chóng liên hệ lại với bác sĩ nha khoa để kiểm tra tình trạng thực tế như thế nào:

Hướng xử lý cho các trường hợp nhổ răng khôn bị nhiễm trùng
Hướng xử lý cho các trường hợp nhổ răng khôn bị nhiễm trùng
  • Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng, làm sạch ổ nhiễm trùng, viêm mủ sau khi nhổ răng còn sót lại. Sau đó kê toa thuốc giảm sưng viêm, kháng sinh phù hợp.
  • Nên làm sạch khoang miệng với nước súc miệng chuyên dụng, hoặc dung dịch nước muối loãng.
  • Trường hợp sưng đau có thể chườm đá lạnh bên ngoài để giảm bớt các triệu chứng. Vì đá lạnh sẽ giúp làm co các mao mạch, giảm chảy máu tại ổ răng. Đồng thời, giúp làm dịu nhẹ đi các cảm giác đau nóng do viêm gây ra.

Cách phòng chống khả năng nhiễm trùng khi nhổ răng

Để tránh hiện tượng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng, bạn cần đặc biệt lưu ý đến các vấn đề sinh hoạt và chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín để điều trị ngay từ ban đầu:

+ Chọn lựa nha khoa uy tín

Thông thường trước khi quyết định điều trị nhổ răng khôn, cần tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín. Vì đây là giải pháp phòng ngừa các biến chứng sau điều trị tốt nhất.

Các bác sĩ giàu chuyên môn cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ xử lý tình trạng nhiễm trùng phù hợp, hạn chế các biến chứng xấu xảy ra.

Chọn lựa nha khoa uy tín trước khi điều trị
Chọn lựa nha khoa uy tín trước khi điều trị

+ Có kế hoạch chăm sóc răng miệng

Để phòng ngừa tình trạng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng, thì mọi người cần chú ý cách chăm sóc răng miệng thật tốt. Hãy chú ý các vấn đề sau đây:

  • Cắn gạc trong thời gian đâu giúp quá trình cầm máu diễn ra tốt hơn.
  • Chườm đá lạnh giúp co mao mạch, giảm sưng đau tại chỗ tương đối hiệu quả.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ở giai đoạn đầu, cần dùng loại bàn chải lông mềm nhẹ nhàng. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các cặn thừa thực phẩm, góp phần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.
  • Chọn lựa thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa trong cháo, soup, canh,… giúp giảm tải lực nhai cho răng hàm, lành thương nhanh chóng hơn.
  • Trong 1 tuần đầu sau nhổ răng, nên kiêng những thức ăn có vị cay nóng, quá chua hoặc quá mặn. Nói không với đồ uống có cồn như bia, rượu, thuốc lá.
  • Nên dùng toa thuốc đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ, nếu có phát sinh các loại thuốc khác hãy liên hệ với bác sĩ điều trị trước khi dùng.

Nếu tình trạng nhiễm trùng ổ răng ngày càng kéo dài, những biện pháp trên nếu không hiệu quả cần thăm khám và điều trị sớm để bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh cũng như áp dụng các kỹ thuật điều trị giảm đau phù hợp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời