Mọc răng khôn gây hôi miệng do đâu và cách khắc phục

Mọc răng khôn gây hôi miệng là do đâu, có thể khắc phục được tình trạng này không để chúng ta không phải e ngại khi giao tiếp. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây.

Mọc răng khôn gây hôi miệng nên làm gì tốt nhất?
Mọc răng khôn gây hôi miệng nên làm gì tốt nhất?

Biểu hiện hôi miệng do mọc răng khôn

Tại sao mọc răng khôn gây hôi miệng, khó chịu chúng ta cần xác định được các biểu hiện khi mọc răng như thế nào để biết được nguyên nhân gây nên.

Biểu hiện hôi miệng khi răng khôn mọc
Biểu hiện hôi miệng khi răng khôn mọc

Răng khôn (răng hàm lớn thứ 3) thường mọc sau cùng ở vị trí bên trong cung hàm. Từ những năm 17 – 25 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu mọc, nhưng vì mọc khá trễ nên khi 28 răng đã hoàn chỉnh, răng khôn sẽ thiếu chỗ trống để mọc lên dẫn đến tình trạng mọc ngầm, mọc kẹt, mọc lệch,… gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bạn có thể cảm nhận tình trạng răng khôn đang mọc lên với các biểu hiện sau:

  • Sốt nhẹ

Ở nhiều người khi mọc răng khôn sẽ có đau nhức, sốt nhẹ khiến cơ thể lúc nào cũng uể oải, chán ăn.

  • Sưng nướu

Nướu răng ở vị trí răng khôn sẽ sưng đỏ lên, đau nhức khó chịu là dấu hiệu phổ biến thường gặp khi mọc răng khôn.

Lý do khiến nướu răng bị sưng là do răng khôn mọc lên với kích thước quá lớn sẽ chen chúc dưới nướu chưa thể trồi lên, gây áp lực cho nướu răng. Việc này ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, sau đó hàm sẽ bị lệch khiến bệnh nhân dễ cắn vào lưỡi và má.

Tình trạng này sẽ kéo dài từ khoảng thời gian răng mới nhú cho đến khi mọc thẳng ra khỏi nướu vài tháng cho đến vài năm.

Sưng nướu khi mọc răng khôn
Sưng nướu khi mọc răng khôn
  • Sưng má

Khi răng khôn không mọc thẳng mà mọc ngầm, lệch sẽ đâm thẳng vào chân răng số 7, khiến lợi bị sưng to hơn bình thường, từ đó mạch máu cũng sưng to dẫn tới sưng má.

  • Xuất hiện mủ

Răng khôn áp xe là trường hợp nguy hiểm, bởi bị mắc kẹt một phần dưới nướu khiến thức ăn giắt vào gây viêm nhiễm. Khi ấn vào xung quanh khu vực răng mọc bạn sẽ thấy xuất hiện mủ trắng, có chút máu kèm theo cảm giác đau nhức.

  • Hôi miệng

Răng khôn nếu mọc lệch rất dễ gây tình trạng viêm quanh răng do thực phẩm hay bị dính lại ở kẽ răng không làm sạch được. Vi khuẩn sẽ phát triển, gây ra mùi hôi ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người bệnh.

Ngoài ra, ở những trường hợp mọc răng khôn còn có nguy cơ gây nang thân răng, hư chân răng bên cạnh. Nhiều trường hợp răng khôn mọc thẳn nhưng lại có biểu hiện lợi trùm.

Nguyên nhân mọc răng khôn gây hôi miệng

Có thể thấy mọc răng khôn là tình trạng thường gặp, nếu răng khôn có mùi hôi rất có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng/ viêm quanh răng

Ở các vị trí răng khôn khi không đủ khoảng trống để mọc lên, đôi khi chỉ nhú một phần nhỏ hay được bao phủ bởi lớp mô nướu sẽ rất dễ nhiễm trùng răng khôn, gây nên hơi thở có mùi.

  • Vệ sinh răng miệng kém

Nếu răng khôn mọc lên bị nhiễm trùng sẽ gây ra mùi kinh khủng, song song với việc bạn chăm sóc răng miệng không kỹ vì răng nằm khá sâu bên trong nên sẽ càng kích thích nhiễm trùng nhiều hơn.

Bạn cần lưu ý vị trí răng càng nằm sâu bên trong, các mảng thực phẩm vụn thường hay dắt vào, bám quanh khu vực xung quanh răng khôn nên cần phải chăm sóc đúng cách.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
  • Viêm nha chu – viêm nướu

Đây cũng là nguyên nhân khác làm cho tình trạng mọc răng khôn có mùi hôi, bởi nếu tình trạng viêm nha chu, viêm nướu phát triển thành các u nang lớn sẽ khiến xương xung quanh tổn thương.

Hơi thở cũng sẽ có mùi ngay cả khi đã nhổ răng khôn, đây là điều rất đáng lo ngại cần xử lý sớm.

  • Sâu răng

Tình trạng răng sâu đôi khi không thể phát hiện bằng mắt thường, nhất là ở những trường hợp răng khôn mọc theo chiều ngang, chúng sẽ tạo áp lực lên răng phía trước của bạn, làm cho chiếc răng hàm số 7 và ngay cả răng khôn cũng có nguy cơ sâu răng cao, dẫn tới hôi miệng kéo dài nếu răng sâu vỡ lớn.

  • Các nguyên nhân khác:

Răng khôn có mùi hôi cũng có thể do một số nguyên nhân khác:

  • Hút thuốc lá, rượu bia, trà, cà phê thường xuyên.
  • Miệng ám mùi bởi các loại thực phẩm như hành, tỏi, mắm tôm,…
  • Khô miệng cũng làm cho mọc răng khôn gây hôi miệng.

Mọc răng khôn hôi miệng phải xử lý như thế nào?

Chính vì răng khôn xuất hiện muộn kèm theo nhiều biến chứng đau đớn và hầu như các răng khôn đều chỉ định phải nhổ, chỉ sớm hay muộn. Theo thống kê của Tổ chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ có đến 85% răng khôn bị nhổ đi thay vì tồn tại đến hết đời.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng khôn. Bạn có thể bảo tồn, giữ răng khôn khi:

  • Răng mọc thẳng bình thường, không gây đau đớn, biến chứng.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý: rối loạn đông máu, tiểu đường, tim mạch,…
  • Răng khôn liên quan đến một số cấu trúc quan trọng khác như dây thần kinh, xoang hàm,…
Răng khôn mọc thẳng không cần nhổ răng
Răng khôn mọc thẳng không cần nhổ răng

Nếu gặp phải tình trạng mọc răng khôn hôi miệng bạn cần biết các biện pháp xử lý răng khôn từ sớm để tránh mắc phải các bệnh lý khác, cụ thể:

Điều trị hôi miệng khi mọc răng khôn đúng vị trí

Ở trường hợp răng khôn mọc thẳng, không nhất thiết phải nhổ răng, tuy nhiên sẽ có tình trạng nướu lợi bị tổn thương, viêm nhiễm gây đau nhức trong quá trình mọc. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

+ Chăm sóc răng miệng đúng cách 2 lần/ ngày, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng hay máy tăm nước để có thể loại sạch các mảng bám, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng.

+ Nếu khô miệng làm tình trạng mọc răng khôn gây hôi miệng kéo dài cần bổ sung ít nhất 2,5 lít nước/ngày.

Bổ sung đủ lượng nước tránh tình trạng khô miệng
Bổ sung đủ lượng nước tránh tình trạng khô miệng

+ Nhai kẹo sing-gum không đường giúp kích thích nước bọt hiệu quả.

+ Những trường hợp viêm nhiễm có thể súc miệng bằng nước muối ấm để diệt khuẩn triệt để.

+ Dùng thuốc kháng sinh ở trường hợp viêm nhiễm nặng theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.

+ Điều trị hôi miệng khi răng khôn mọc lệch, viêm nhiễm

+ Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì nhổ răng sẽ là biện pháp tối ưu nhất để loại bỏ tình trạng hôi miệng, ngăn ngừa các biến chứng khác xảy ra.

Theo các chuyên gia nha khoa, thật sự thì răng khôn mọc ngầm, mọc lệch sẽ không có chức năng ăn nhai và thường xuyên gây ra nhiều bệnh lý khác nên cần phải loại bỏ sớm. Sau nhổ răng khôn vài ngày, khi chăm sóc hợp lý và dùng thuốc theo toa sẽ giúp hồi phục trở lại, bệnh hôi miệng sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Nhổ răng khôn trị hôi miệng dứt điểm
Nhổ răng khôn trị hôi miệng dứt điểm

Bạn cũng đừng lo lắng về vấn đề nhổ răng khôn gây đau nhức, bởi chúng sẽ không ảnh hưởng dây thần kinh khi được thực hiện với công nghệ nhổ răng khôn hiện đại, các thao tác sẽ diễn ra rất nhẹ nhàng, không để lại biến chứng.

Nếu sau khi nhổ răng khôn vẫn bị hôi miệng thì bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xử lý sớm vì có thể hôi miệng lúc này không xuất phát từ răng miệng mà nguyên nhân do chính các bệnh lý bên trong cơ thể.

Như vậy có thể thấy mọc răng khôn gây hôi miệng mang lại rất nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày, nếu tình trạng răng miệng của bạn đang có vấn đề cần thăm khám nha khoa uy tín để hiểu rõ hướng răng mọc và xử lý phù hợp.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời