Thế nào là khớp cắn chuẩn? Cách để có khớp cắn chuẩn?

Khớp cắn chuẩn không chỉ mang tính quyết định đến thẩm mỹ gương mặt mà còn đảm bảo về sức nhai và ngăn ngừa những bệnh lý răng miệng có thể xảy ra. Do đó, việc sở hữu một khớp cắn chuẩn là mong ước của nhiều người. Vậy làm cách nào để khớp cắn đạt chuẩn?

Khớp cắn chuẩn là như thế nào?
Khớp cắn chuẩn là như thế nào?

Thế nào là khớp cắn chuẩn

Khớp cắn là thuật ngữ dùng để mô tả sự tương quan giữa hàm răng trên và hàm răng dưới. Chúng bao gồm tỉ lệ cân xứng và diện tích tiếp xúc với nhau ở trạng thái ăn nhai hoặc nghỉ.

Khi sở hữu khớp cắn chuẩn, bạn sẽ có được gương mặt cân đối và hài hòa. Đặc biệt, tình trạng ăn nhai cũng được đảm bảo ở mức tối đa. Và một khớp cắn chuẩn sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chí sau đây:

Khớp cắn chứa đựng sự tương quan hài hòa với toàn bộ gương mặt

Khớp cắn chuẩn sẽ chứa đựng tỷ lệ gương mặt tương đối hài hòa. Thông thường, một người sở hữu khớp cắn chuẩn thì những bộ phận khác như mắt, mũi, trán và cằm đều đạt sự cân đối nhất định. Điều này bạn có thể nhận thấy rõ khi nhìn trực diện hoặc cả khi ở góc nghiêng.

Khớp cắn chuẩn giúp tỷ lệ gương mặt tương đối hài hòa
Khớp cắn chuẩn giúp tỷ lệ gương mặt tương đối hài hòa

Hai hàm răng cần phải cắn khít vào nhau

Theo đó, nhóm răng phía trước hàm trên sẽ trùm lên nhóm răng phía trước hàm dưới với tỷ lệ chính xác, cụ thể là răng cửa dưới sẽ tiếp xúc khoảng 2/3 chiều dài của răng cửa hàm trên ở trạng thái nghỉ (tức không đang ăn nhai).

Tiếp đó, ở nhóm răng hàm, khi cắn các răng 4, 5, 6, 7 ở cả hàm trên và hàm dưới lại với nhau, sẽ khít ở mặt nhai theo vị trí đối xứng của mỗi chiếc răng mà không xảy ra tình trạng cộm cấn hay lệch lạc.

Khớp cắn chuẩn khi nhóm răng hàm khít vào nhau và nhóm răng cửa hàm trên ôm lấy nhóm răng cửa hàm dưới
Khớp cắn chuẩn khi nhóm răng hàm khít vào nhau và nhóm răng cửa hàm trên ôm lấy nhóm răng cửa hàm dưới

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người sở hữu một khớp cắn chuẩn sẽ tạo ra lực nhai tương đối chắc khỏe, nhờ đó mà cho khả năng ăn nhai tốt hơn so với người có khớp cắn không chuẩn.

Trục đối xứng chuẩn

Đây là cách đánh giá khá phổ biến để xem xét một người có khớp cắn chuẩn không. Sử dụng một đường thẳng dọc chia gương mặt thành 2 phần.

Trường hợp khớp cắn đạt chuẩn, thì trán, mũi, khuôn miệng, hàm răng và cằm sẽ được chia thành 2 phần bằng nhau. Đặc biệt, đường thẳng cần phải nằm giữa hai răng cửa của hàm trên và hai răng cửa của hàm dưới.

Trục đối xứng chuẩn đánh giá khớp cắn
Trục đối xứng chuẩn đánh giá khớp cắn

Gương mặt đạt tỷ lệ vàng

Khi gương mặt được chia thành 3 phần bằng nhau gồm: từ chân tóc đến đầu mũi; từ đầu mũi đến gốc mũi; từ gốc mũi đến hết cằm đều có tỷ lệ cân bằng nhất định thì được xem là khuôn mặt tỉ lệ vàng với khớp cắn đạt tiêu chuẩn.

Đặc biệt, gương mặt còn có xu hướng thon dần khi đi về phía cằm, xương hàm hơi nhọn, không góc cạnh, thô kệch, cười không bị méo, vẫn giữ được sự cân đối, hài hòa trên gương mặt.

Gương mặt đạt tỉ lệ vàng
Gương mặt đạt tỉ lệ vàng

Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn răng không chuẩn

Bên cạnh khớp cắn chuẩn thì cũng có rất nhiều trường hợp gặp tình trạng khớp cắn không chuẩn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cản trở việc phát âm và khó khăn trong ăn nhai. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể xuất phát từ những yếu tố sau:

– Tính di truyền, điều này chiếm đến 70% nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn. Thông thường, nếu gia đình có ông bà, cha mẹ bị khớp cắn không chuẩn thì con sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc phải.

– Một số thói quen xấu lúc nhỏ cũng có khả năng làm thay đổi cấu trúc xương hàm như: thời gian bú bình quá lâu, hay mút ngón tay, ngậm ti giả trong thời gian dài.

– Va chạm, chấn thương do tai nạn khiến xương hàm bị sai lệch. Hoặc biến chứng tiêu xương do việc mất răng sớm gây ra cũng khiến răng toàn hàm có xu hướng bị xô lệch.

– Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp thẩm mỹ, phục hình nha khoa sai kỹ thuật như bọc răng sứ, trồng răng sứ bắc cầu, trám răng,… cũng là nguyên nhân làm khớp cắn không chuẩn.

Các trường hợp sai khớp cắn thường gặp

Một số trường hợp sai lệch khớp cắn phổ biến nhất hiện nay như:

Khớp cắn ngược (còn gọi là răng móm): Một dạng sai khớp cắn nghiêm trọng do xương hàm dưới phát triển quá mức so với bình thường và so với xương hàm trên.

Lúc này, xương hàm trên sẽ ngắn cụp vào trong, khi nhìn nghiêng bạn sẽ thấy rõ ràng môi dưới đưa ra ngoài nhiều hơn hẳn so với môi trên. Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn khiến cằm đưa ra ngoài làm gương mặt mất đi sự hài hòa, cân đối.

Khớp cắn ngược là tình trạng hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn hẳn hàm trên
Khớp cắn ngược là tình trạng hàm dưới đưa ra ngoài nhiều hơn hẳn hàm trên

Khớp cắn sâu: Là tình trạng mà hai hàm có sự bất cân đối do hàm dưới lọt thỏm, khuất sâu vào bên trong hàm trên.

Khi nhìn nghiêng, sự tương quan giữa trán, mũi và cằm của người bị khớp cắn sâu có phần tương tự như người bị vẩu. Và khi ngậm miệng ở trạng thái nghỉ, bạn sẽ thấy rất ít hoặc thậm chí là không thấy răng hàm dưới do đã bị hàm trên che khuất.

Khớp cắn sâu làm hàm trên che khuất hàm dưới
Khớp cắn sâu làm hàm trên che khuất hàm dưới

Khớp cắn chéo: Một dạng sai khớp cắn không biểu hiện rõ ràng trên gương mặt mà chỉ lộ ra khi cười. Thông thường khi bị khớp cắn chéo, các răng trên cung hàm có xu hướng bị xô lệch, mọc không đúng trật tự, vị trí, cái chìa ra ngoài cái lại thụt vào bên trong.

Khớp cắn chéo khiến các răng mọc lộn xộn, không đúng vị trí
Khớp cắn chéo khiến các răng mọc lộn xộn, không đúng vị trí

Khớp cắn hở: Đây là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng nhất. Biểu hiện của tình trạng này là khi cắn hai hàm răng vào nhau tạo ra một kẽ hở ngang mà người bên ngoài có thể nhìn thấy được đầu lưỡi bên trong.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc cắn, nhai thức ăn. Lâu dài sẽ gây các bệnh về hệ tiêu hóa.

Tình trạng khớp cắn hở
Tình trạng khớp cắn hở

Cách để có khớp cắn đạt chuẩn

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp không may gặp tình trạng khớp cắn không đạt chuẩn. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp hoặc gây cản trở phát âm, khó khăn trong quá trình ăn nhai.

Để khắc phục được tình trạng này, hiện nay có hai giải pháp tối ưu được nhiều người lựa chọn là niềng răng và phẫu thuật hàm.

Do sai khớp cắn xuất phát từ nhiều nguyên nhân và mức độ khác nhau nên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định chụp X – Quang toàn cảnh, chụp X – Quang sọ thẳng nghiêng. Dựa trên kết quả chụp X – Quang, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Bác sĩ thăm khám và chỉ định chụp X - Quang để kiểm tra mức độ sai khớp cắn
Bác sĩ thăm khám và chỉ định chụp X – Quang để kiểm tra mức độ sai khớp cắn

Niềng răng

Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng đến những khí cụ nha khoa, điều chỉnh lực kéo phù hợp để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm, khắc phục tình trạng sai khớp cắn.

Thời gian để hoàn tất quy trình niềng răng thường mất từ 1 – 3 năm. Trong quá trình này, bạn cần đến thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra quá trình răng di chuyển cũng như khắc phục các vấn đề có thể phát sinh.

Niềng răng giúp cải thiện tình trạng sai khớp cắn
Niềng răng giúp cải thiện tình trạng sai khớp cắn

Hiện nay, phương pháp niềng răng có rất nhiều như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng bằng khay niềng trong suốt,… Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng cũng như mức chi phí nhất định. Điều này sẽ được bác sĩ tư vấn rõ ràng khi bạn có mong muốn niềng răng.

Phẫu thuật hàm

Trường hợp bạn bị sai khớp cắn nghiêm trọng do xương hàm gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật hàm. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt xương hàm, sau đó di chuyển chúng đến vị trí phù hợp sao cho cân đối với toàn bộ gương mặt và cố định bằng nẹp vít.

Phẫu thuật hàm là kỹ thuật tương đối phức tạp, can thiệp vào xương hàm nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm lâm sàng cùng sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.

Phẫu thuật xương hàm
Phẫu thuật xương hàm

Phẫu thuật xương hàm kết hợp với niềng răng

Nếu trường hợp khớp cắn không đạt chuẩn xuất phát từ cả răng và xương hàm thì lúc này bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng cả hai phương pháp nhằm đảm bảo các răng được đều đặn và ổn định khớp cắn lâu dài.

Niềng răng kết hợp với phẫu thuật xương hàm
Niềng răng kết hợp với phẫu thuật xương hàm

Cả hai phương pháp này đều đòi hỏi kỹ thuật thực hiện phức tạp, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ và chọn những nha khoa uy tín, chất lượng để đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất, ngăn ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Như vậy có thể thấy, khớp cắn chuẩn không chỉ giúp khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối mà còn đảm bảo được khả năng ăn nhai chắc chắn, phát âm chuẩn xác. Ngược lại khi không may gặp tình trạng sai khớp cắn, bạn nên sớm đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và lên kế hoạch điều trị an toàn, hiệu quả.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời