Các nguyên nhân gây khó nuốt nước bọt

Khó nuốt nước bọt là bệnh lý gây ra bởi vùng thực quản và vùng hầu họng, bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi bị chứng khó nuốt nước bọt, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

Chứng khó nuốt nước bọt là gì?
Chứng khó nuốt nước bọt là gì?

Chứng khó nuốt là gì?

Nuốt là một động tác có cơ chế tương đối phức tạp. Quá trình nuốt sẽ trải qua 2 giai đoạn gồm nuốt có ý thức (thức ăn sau khi nghiền nát được lưỡi đưa vào họng) và giai đoạn nuốt không có ý thức (xảy ra ở họng và thực quản được điều khiển bởi phản xạ ruột).

Chứng khó nuốt là một thuật ngữ trong y khoa dùng để mô tả tình trạng bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt. Bệnh lý này thường xuất phát từ thực quản, vùng hầu họng hoặc sự chèn ép vào thực quản.

Mức độ khó nuốt sẽ khác nhau phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh và tình trạng cụ thể từng người.

Tình trạng khó nuốt ở mỗi người sẽ khác nhau
Tình trạng khó nuốt ở mỗi người sẽ khác nhau

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi nuốt thức ăn không thể xuống được thực quản, ngay cả chất lỏng cũng không được và đồng thời có thể gây nôn ngược trở lại.

Dấu hiệu cảnh báo chứng khó nuốt

Khi gặp chứng khó nuốt, thông thường người bệnh sẽ thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng sau:

– Nước bọt tiết ra nhiều hơn so với bình thường

– Cảm giác thức ăn hoặc ngay cả chất lỏng bị vướng lại ở vùng cổ họng

– Khó chịu ở vùng ngực và cổ họng

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Thường xuyên bị ho và mắc nghẹn khi ăn

– Một số trường hợp còn bị thay đổi giọng nói

Khó nuốt thường xuất hiện những cơn đau vùng họng, ngực và hay ho
Khó nuốt thường xuất hiện những cơn đau vùng họng, ngực và hay ho

Nguyên nhân gây khó nuốt là gì?

Chứng khó nuốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Hẹp thực quản do viêm thực quản nặng

Đây là tình trạng mà lớp niêm mạc ở thực quản bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu là do trào ngược acid từ dạ dày lên.

Bệnh viêm thực quản do trào ngược acid dạ dày là bệnh lý tương đối phổ biến, song biến chứng hẹp thực quản lại tương đối ít gặp nhưng không phải là không có. Khi bị hẹp thực quản do viêm thực quản nặng, bạn sẽ gặp tình trạng khó nuốt.

Chứng khó nuốt có thể xuất phát từ nguyên nhân hẹp thực quản
Chứng khó nuốt có thể xuất phát từ nguyên nhân hẹp thực quản

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản với triệu chứng đầu tiên là khó nuốt do khối u phát triển làm hẹp lòng thực quản. Bệnh lý này phần lớn xảy ra ở người lớn tuổi, trên 55 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp xảy ra với người trẻ. Ung thư thực quản nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sẽ có cơ hội chữa khỏi.

Hẹp thực quản do nguyên nhân khác

Mặc dù hẹp thực quản do viêm thực quản nặng và ung thư thực quản rất phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khác như sau phẫu thuật, xạ trị thực quản, uống nhầm chất tẩy rửa hoặc các chất hóa học khác. Những nguyên nhân này gây tình trạng sẹo hóa, hẹp thực quản và dẫn đến chứng khó nuốt.

Màng ngăn hay vòng thực quản

Là những khối u lành tính phát triển từ mô thực quản, thông thường chúng không gây bất kỳ triệu chứng gì, tuy nhiên vẫn có một số ít người gặp tình trạng khó nuốt. Nguyên nhân gây ra khối u lành ở thực quản rất khó xác định, song đôi khi chúng hay xuất hiện ở người bị thiếu máu, thiếu sắt.

Khối u lành tính từ mô thực quản cũng gây chứng khó nuốt
Khối u lành tính từ mô thực quản cũng gây chứng khó nuốt

Đờ thực quản

Bệnh lý này gây tác động lớn đến thần kinh làm mở cơ thắt giữa dạ dày và thực quản. Chúng khiến cơ này không thể co lại nhịp nhàng như bình thường, từ đó việc đẩy thức ăn xuống bị cản trở.

Đồng thời, cơ thắt này mở ra đóng lại không đúng lúc khiến thức ăn từ thực quản vào dạ dày gặp khó khăn, dẫn đến chứng khó nuốt. Đờ thực quản xuất hiện chủ yếu ở người trưởng thành, trong khoảng độ tuổi từ 20 – 40.

Các bệnh lý thần kinh khác

Một số bệnh lý thần kinh có khả năng tác động lên cơ thực quản và gây ra chứng khó nuốt như: bệnh nhược cơ nặng, bệnh xơ cứng bì rải rác, viêm da cơ, loạn dưỡng tăng trương lực cơ, liệt hành tủy, co thắt thực quản, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh Chagas,…

Lưu ý, với những bệnh lý này thì chứng khó nuốt không phải là triệu chứng đầu tiên và điển hình, chúng còn đi kèm theo nhiều triệu chứng khác.

Chèn ép từ bên ngoài vào thực quản

Một số trường hợp gây khó nuốt không phải xuất phát trực tiếp từ thực quản mà từ sự chèn ép của các cấu trúc cạnh thực quản. Cụ thể như ung thư tuyến giáp, phình động mạnh lớn, ung thư phổi hoặc tủy sống,…

Giống như các bệnh lý thần kinh, sự chèn ép từ bên ngoài vào thực quản này cũng xuất hiện rất nhiều triệu chứng khác thường trước khi xảy ra tình trạng khó nuốt.

Ung thư tuyến giáp gây chèn ép thực quản dẫn đến chứng khó nuốt
Ung thư tuyến giáp gây chèn ép thực quản dẫn đến chứng khó nuốt

Túi thừa thanh hầu

Là bệnh lý xảy ra ở khu vực hạ họng. Túi thừa thanh hầu thường xuất hiện ở những người trên 70 tuổi với những triệu chứng cụ thể như khó nuốt, khó thở, ho và buồn nôn,…

Ngoài ra, chứng khó nuốt còn có thể xuất phát từ một số bệnh lý hiếm gặp khác làm viêm nhiễm, suy giảm chức năng của thực quản như: ung thư vùng họng, ung thư dạ dày,…

Chẩn đoán khó nuốt như thế nào?

Khi bệnh nhân gặp chứng khó nuốt, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý. Sau đó, sẽ chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Và nội soi thực quản dạ dày cùng chụp ba-rít cản quang là hai phương pháp phổ biến nhất dùng để chẩn đoán bệnh.

Nội soi

Đây là kỹ thuật mà bác sĩ thực hiện quan sát bên trong ống tiêu hóa thông qua ống nội soi, một ống nhỏ mềm có kích thước khoảng bằng ngón tay út.

Ống nội soi sẽ được đưa vào trong miệng, qua thực quản và xuống thẳng dạ dày. Đầu ống có gắn thiết bị camera nhỏ và đèn soi nên bác sĩ dễ dàng quan sát mọi dấu hiệu bất thường từ bên trong.

Chẩn đoán chứng khó nuốt bằng phương pháp nội soi
Chẩn đoán chứng khó nuốt bằng phương pháp nội soi

Chụp ba-rít cản quang

Kỹ thuật này thường dùng để tìm bệnh lý trong thực quản. Với phương pháp chụp X – Quang thông thường, thực quản và các đoạn khác của đường tiêu hóa không thể hiển thị rõ ràng trên phim chụp, tuy nhiên khi sử dụng dung dịch chứa Barium sulfate thì những hình ảnh này sẽ hiện lên rõ ràng trên phim X – Quang.

Hình ảnh chụp X - Quang đường tiêu hóa có sử dụng Barium sulfate
Hình ảnh chụp X – Quang đường tiêu hóa có sử dụng Barium sulfate

Trong một vài tình huống đặc thù, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định một số xét nghiệm khác như:

Đo áp lực thực quản: Dùng ống nhạy cảm áp lực đưa xuống thực quản thông qua đường mũi hoặc miệng.

Chiếu điện quang: Bác sĩ sẽ sử dụng hỗn hợp thức ăn hoặc đồ uống có trộn với Barium sulfate, sau đó yêu cầu bạn thực hiện các thao tác nuốt như thông thường. Tiếp theo, chụp X – Quang để đánh giá quá trình đó.

Theo dõi pH: Một ống nhỏ được đưa vào trong thực quản sau đó liên kết với một thiết bị khác nhằm đo độ pH bên trong thực quản.

Ngoài ra, bệnh nhân còn được chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu hoặc chụp vi tính cắt lớp, chụp cộng hưởng từ (MRI).

Sau khi đã tiến hành các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chẩn đoán, xác định tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và triệt để nhất.

Bệnh nhân nên làm gì khi bị khó nuốt

Ngay khi gặp các dấu hiệu của bệnh khó nuốt, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và thăm khám sớm. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau tại nhà để làm dịu cơn khó nuốt như:

– Nên ưu tiên những món mềm, mịn, hơi nhạt nhưng vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng như các loại cháo, súp thịt hầm, bánh pudding, sữa tươi, sữa chua,…

Nên ăn những món mềm, lỏng và dễ nuốt
Nên ăn những món mềm, lỏng và dễ nuốt

– Ăn từng miếng nhỏ và bảo đảm phải nuốt hết trước khi ăn miếng tiếp theo.

– Dùng thực phẩm mát, hơi ấm hoặc ở nhiệt độ phòng. Tuyệt đối không dùng loại thức ăn, đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng sẽ khiến thực quản bị kích thích.

– Ngồi thẳng lưng khi ăn hoặc uống, và giữ nguyên tư thế này trong khoảng vài phút sau bữa ăn.

– Tránh sử dụng những thực phẩm đồ uống cay nóng, có tính axit cao như nước chanh, nước ngọt có ga.

– Không ăn đồ cứng, khô và giòn như các loại hạt, bánh quy,…

– Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đậm,…

– Trường hợp khó nuốt kèm theo đau tức khó chịu, bạn có thể sử dụng gel gây tê hoặc thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua ở ngoài nếu chưa được kê đơn.

Chứng khó nuốt có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán, phát hiện được bệnh trong giai đoạn đầu sẽ mang lại kết quả điều trị tốt nhất cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

SoraDental

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nha khoa chúng tôi tin rằng có thể cung cấp các thông tin hữu ích nhất về kiến thức răng miệng.

Trả lời