Chỉnh răng móm nhanh chóng sẽ giúp bệnh nhân có được một hàm răng chuẩn khớp cắn hài hòa với gương mặt, cải thiện tính thẩm mỹ cũng như chức năng răng tốt hơn. Sau khi chỉnh răng móm vẻ ngoài sẽ trở nên tươi tắn, trẻ trung hơn rất nhiều giúp bệnh nhân lấy lại được sự tự tin trong cuộc sống. Vậy hiện nay để chỉnh răng móm có thể áp dụng những biện pháp nào?
Răng móm là gì?
Răng móm là một dạng sai lệch khớp cắn có thể gặp phải ở nhiều đối tượng.
Ở những người bệnh nhân có răng móm khi quan sát sẽ thấy các răng ở hàm dưới sẽ mọc chìa ra trước khá nhiều che phủ các răng ở hàm trên. Điều này dẫn đến khi nhìn nghiêng gương mặt của bệnh nhân sẽ mất cân xứng, cằm nhô nhiều ra trước.
Nếu răng móm ở mức độ nghiêm trọng sẽ thấy gương mặt của bệnh nhân trở nên gấp khúc, biến dạng như hình lưỡi cày gây mất cân đối cho toàn bộ gương mặt trông rất xấu.
Kéo theo đó là hoạt động ăn nhai cũng như chăm sóc răng miệng hằng ngày cũng gặp nhiều trở ngại.
Có mấy dạng răng móm
Hiện nay, răng móm được chia thành 3 dạng phổ biến đó là:
1. Móm do răng sai lệch
Thay vì mọc thẳng đứng bình thường và song song với nướu thì các răng ở hàm dưới lại mọc chìa nhiều ra ngoài trước. Từ đó làm cho môi dưới bị đẩy ra nhiều hơn, hàm trên mọc lùi vào trong dẫn đến sự mất cân đối ở 2 hàm.
2. Móm do xương hàm bị sai lệch
Những bệnh nhân bị hàm móm vẫn có các răng cửa mọc lên thẳng đều như bình thường. Tuy nhiên toàn bộ cấu trúc xương hàm dưới lại phát triển quá mức mọc chìa hẳn ra bên ngoài gây ra tình trạng mất cân xứng cho cả hàm răng và khuôn mặt.
3. Móm do cả răng và xương hàm cùng sai lệch
Đây là trường hợp phức tạp nhất bao gồm tất cả đặc điểm của 2 dạng kể trên. Người bị móm do cả răng và xương hàm sẽ vừa có các răng cửa hàm dưới chìa ra trước, vừa có cấu trúc xương hàm dưới phát triển quá mức.
Do đó, để nhận biết được chính xác tình trạng móm của mình thuộc dạng nào. Bệnh nhân nên tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chụp x-quang kỹ lưỡng. Thông qua đó sẽ chẩn đoán tình trạng móm cụ thể là do đâu và đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng móm
Tình trạng răng móm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.
Trong đó, qua nhiều thống kê cho thấy phần lớn những bệnh nhân bị móm là do di truyền từ người thân trong gia đình. Nếu ông bà, cha mẹ đã bị móm trước đó thì khả năng cao con cháu của họ cũng sẽ mắc phải tình trạng này.
Bên cạnh đó, các thói quen lúc nhỏ như: thở miệng, mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả, dùng tay chống cằm,… đều có thể là nguyên nhân khiến răng mọc sai lệch và gây ra tình trạng răng móm.
Ngoài ra, tình trạng răng móm còn có thể do thiếu răng cửa ở hàm trên hoặc răng cửa mọc chậm. Từ đó làm cho các răng ở hàm dưới không có vách ngăn nên sẽ dễ mọc chìa nhiều ra trước.
Các phương pháp chỉnh răng móm
Việc xác định phương pháp chỉnh răng móm hiệu quả sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân cũng như mức độ móm ở mỗi bệnh nhân. Trong đó, có thể áp dụng các phương pháp như:
1. Bọc răng sứ
Trường hợp áp dụng: Bọc răng sứ phù hợp cho những bệnh nhân bị móm có nguyên nhân là do răng, mức độ móm nhẹ.
Để thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành mài chỉnh các răng cần điều trị với một tỷ lệ phù hợp để tạo trụ răng. Sau đó lấy dấu hàm và thiết kế mão sứ có hình dáng và màu sắc hài hòa với các răng khác trên cung hàm để bọc lên trên trụ răng giúp phục hình thẩm mỹ tốt hơn.
Ưu điểm:
- Thời gian bọc răng sứ chỉ mất khoảng 2 – 4 ngày, sau khoảng 2 buổi hẹn là hoàn thành.
- Răng sứ có kích cỡ, hình dáng và màu sắc trắng sáng tự nhiên như răng thật giúp đem lại tính thẩm mỹ cao.
- Khả năng chịu lực của răng sứ khá tốt giúp khôi phục khả năng ăn nhai tốt hơn.
Nhược điểm:
- Phải mài răng nên đòi hỏi cao về tay nghề của bác sĩ phải đảm bảo chuẩn xác, tính toán đúng tỷ lệ mài răng, cũng như công nghệ điều trị hiện đại để không tác động xấu đến sức khỏe của răng thật sau này.
- Răng sứ có tuổi thọ trung bình từ 3 – 20 năm hoặc có thể lâu hơn đôi chút nếu chăm sóc tốt. Sau thời gian này bệnh nhân sẽ phải thay răng mới để có thể tiếp tục sử dụng hiệu quả.
- Nếu chọn loại răng sứ kim loại sẽ dễ xảy ra tình trạng đen viền nướu kém thẩm mỹ sau một thời gian dùng.
2. Niềng răng
Trường hợp áp dụng: Tất cả bệnh nhân bị móm có nguyên nhân xuất phát từ răng dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều có thể thực hiện niềng răng chỉnh nha để khắc phục hiệu quả.
Niềng răng móm là kỹ thuật sử dụng hệ thống khí cụ như: dây cung, mắc cài hoặc bộ khay niềng để kéo chỉnh răng về đúng vị trí đều đẹp, khớp cắn chuẩn.
Ưu điểm:
- Không mài răng, không xâm phạm cấu trúc răng, bảo tồn tối đa răng thật.
- Cải thiện tình trạng hô móm ở mọi mức độ từ đơn giản đến phức tạp, đem lại hàm răng đều đẹp, khớp cắn ở 2 hàm cân đối giúp khôi phục chức năng ăn nhai tốt như bình thường.
- Niềng răng đạt kết quả vĩnh viễn nếu thực hiện biện pháp duy trì đúng cách.
Nhược điểm:
- Quá trình niềng răng đòi hỏi kiên trì trong thời gian dài, mất khoảng 18 – 24 tháng hoặc có thể lâu hơn nếu răng có mức độ lệch lạc nặng.
- Thời gian đầu không quen với việc đeo khí cụ sẽ thấy vướng víu, khó chịu. Cần kiêng khem nhiều trong chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng cũng khá phức tạp.
3. Phẫu thuật hàm
Trường hợp áp dụng: Bệnh nhân trên 18 tuổi bị móm có nguyên nhân do xương hàm.
Bác sĩ sẽ thực hiện cắt và điều chỉnh xương hàm sao cho khớp cắn ở 2 hàm cân đối, sát khít và đảm bảo tỷ lệ hài hòa với gương mặt.
Ưu điểm:
- Đây là giải pháp nhanh chóng, chỉ mất khoảng 90 – 12 phút, đảm bảo an toàn, không đau, không để lại sẹo.
- Thấy ngay kết quả tích cực ngay sau khi kết thúc phẫu thuật, hàm răng đều đặn, tương quan khớp cắn ở 2 hàm cân đối, sát khít mang lại tính thẩm mỹ cao, gương mặt trông trẻ trung hơn, chức năng răng cũng được khôi phục hiệu quả.
- Kết quả phẫu thuật hàm duy trì được trọn đời khi chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhược điểm:
- Chi phí phẫu thuật hàm rất tốn kém.
- Kỹ thuật thực hiện khá phức tạp, yêu cầu cao về trình độ tay nghề của bác sĩ, cần có sự hỗ trợ của nhiều máy móc, thiết bị chuyên dụng hiện đại.
Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về cách chỉnh răng móm bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.