Cầm máu khi nhổ răng khôn là vấn đề cần quan tâm để tránh kéo dài tình trạng mất máu quá nhiều. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này hãy cùng các chuyên gia theo dõi ngay sau đây.
Quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng
Quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng là 1 tiến trình diễn ra theo từng bước. Bạn cần hiểu rõ các bước diễn ra như thế nào để có cách cầm máu khi nhổ răng khôn tốt nhất ở giai đoạn đầu.
Thường thì quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng sẽ diễn ra theo từng giai đoạn:
+ Cắn gạc từ 30 – 45 phút sẽ hết chảy máu: Ở thời gian này, nếu cắn gạc liên tục từ 30 – 45 phút sẽ giúp ngưng dần lượng máu chảy.
+ Sau nhổ răng 2 – 7 ngày sẽ ngưng chảy máu hoàn toàn: Từ ngày thứ 2 cho đến 1 tuần sau khhi cắt chỉ, vị trí nhổ răng có thể ngưng chảy máu, phần thịt nướu cũng sẽ nhô lên. Ở những trường hợp máu chảy lâu hơn, có màu nâu nhạt khi đánh răng cũng đừng quá lo lắng, đây là hiện tượng bình thường.
+ Sau 1 – 2 tháng sau huyệt ổ răng sẽ hoàn toàn lành lại: Trong thời gian này bạn sẽ thấy bình thường trở lại, nhưng vẫn cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh để tránh tác động mạnh lên vị trí đó vô tình làm quá trình lành thương bị chậm lại.
Trường hợp quá trình hồi phục vết thương không diễn ra như trên mà chảy máu liên tục trong 3 tiếng đầu sau khi nhổ răng. Nếu không thể tự cầm máu khi nhổ răng khôn, bạn nên liên hệ lại ngay với bác sĩ nha khoa hoặc tái khám nha khoa sớm để tầm soát các biến chứng nguy hại khác.
Tại sao nhổ răng khôn xong bị chảy máu?
Thưc tế, dù có nhổ bất cứ chiếc răng nào hay ngay cả răng khôn đều xảy ra hiện tượng chảy máu. Để biết được cách cầm máu khi nhổ răng khôn cần tìm hiểu về nguyên nhân gây chảy máu sau khi nhổ răng cụ thể là do:
Nguyên nhân thường
- Tổn thương nướu và các mạch máu ở niêm mạc nên máu có thể chảy từ chính màng xương hay đôi khi do các mạch máu lớn hơn bị đứt.
- Vị trí, hướng mọc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, khiến cho việc nhổ bó răng khó khăn hơn, bác sĩ cần phải tiểu phẫu sâu bên trong nướu mới có thể lấy được răng.
- Quy trình nhổ răng khôn không đảm bảo, bác sĩ tay nghề kém.
- Việc tách nướu sâu, xâm lấn quá nhiều khiến máu chảy lâu hơn, khó cầm máu.
- Sau nhổ răng vẫn còn sót lại các tổ chức hạt hay chóp chân răng cũng gây nên hiện tượng chảy máu liên tục.
Nguyên nhân khác
- Phía dưới nướu răng là một tổ chức nền bị viêm, khi nhổ đi mạch máu bị giãn ra gây chảy máu kéo dài.
- Những bệnh nhân có các bệnh nền u máu xương hàm, rối loạn đong máu, giảm tiểu cầu, sử dụng các loại thuốc chống đông máu,…
- Bệnh nhân thiếu hụt vitamin C hay trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt.
Biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng khôn bạn hãy lưu ý các hiện tượng sau đây, đây là các hiện tượng bình thường nhưng vẫn cần được nhận biết để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi điều trị:
Đau nhức: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ngay sau khi nhổ răng, lúc thuốc tê đã hết công dụng. Tùy vào mức độ đau nhức và khả năng chịu đựng của mỗi người cơn đau sẽ dần thuyên giảm ngay sau khi dùng thuốc theo toa bác sĩ.
Nhưng nếu, cơn đau nhức kéo dài hơn 3 ngày sau đó, có biểu hiện tăng dần cần liên hệ lại với bác sĩ để xử lý kịp thời.
Chảy máu: Sau khi cắn gạc tầm 45 phút, máu sẽ ngừng chảy, đôi khi vẫn sẽ rỉ ít máu nhưng không đáng lo ngại. Nếu cắn gạc nhưng máu vẫn chảy nhiều, hay máu tươi đầy khoang miệng mới là dấu hiệu bất thường.
Sưng mặt: Hiện tượng này xảy ra ở ngày thứ 2 sau khi nhổ răng, hoặc có thể kéo dài hơn 1 tuần tùy vào vị trí, hướng mọc của răng khó hay dễ. Nhưng nếu sau 2 tuần vẫn còn dấu hiệu sưng đau, kèm theo biểu hiện sốt, có thể bệnh nhân đã bị nhiễm trùng, cần liên hệ lại với bác sĩ để xử lý tình trạng này.
Khó há miệng: Việc cử động sau khi nhổ răng khôn khá khó khăn, nguyên nhân do góc hàm bị sưng nên cơ cắn cũng sẽ bị ảnh hưởng, dấu hiệu này cũng thường thuyên giảm sau 2 – 3 ngày nhổ răng.
Tê bì môi: Hiện tượng tê bì môi hàm dưới hiếm gặp nhưng sẽ xuất hiện nếu dây thần kinh bị tổn thương, hiện tượng này sẽ hết sau vài tuần.
Hướng dẫn cầm máu sau khi nhổ răng khôn
Để tránh chảy máu kéo dài cần phải biết cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn đúng cách. Ngay từ sớm, bạn nên lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín, có đầy đủ các trang thiết bị và tay nghề bác sĩ chuyên nghiệp sẽ kiểm soát được các biến chứng này. Bạn cần lưu ý các vấn đề này ngay sau khi nhổ răng như sau:
- Cắn chặt gạc khử trùng sau nhổ răng khôn từ 30 – 60 phút
Gạc khử trùng cần được cắn chặt để ngăn chặn máu chảy, giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.
- Sử dụng thuốc cầm máu theo chỉ định bác sĩ
Có thể sử dụng các loại thuốc cầm máu giúp chống dị ứng, cân bằng lượng axit trong máu, giúp máu đông nhanh hơn, hạn chế các biến chứng viêm nhiễm xảy ra. Bạn nên dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc dễ dẫn đến các tác dụng phụ.
- Cầm máu sau khi nhổ răng quá lâu
Ở những trường hợp chảy máu lâu hơn, cần quay lại nha khoa để tái khám, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim X- quang hỗ trợ chẩn đoán và xử lý phù hợp:
Nếu do sốc, dị ứng thuốc tê cần cắn gạc liên tục trong 1 giờ giúp cầm máu hiệu quả.
Tổn thương phần mô mềm hay vỡ xương ổ răng cần được vệ sinh sạch sẽ, khâu chỉ hồi phục, cắn gạc thật chặt.
Nếu đứt mạch máu cần phải tiến hành tiểu phẫu hay buộc thắt mạch máu, khâu ép lại cho bệnh nhân.
Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì để mau lành?
Ngoài những cách cầm máu khi nhổ răng khôn trên thì bạn cũng nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, tránh tổn thương đến vị trí nhổ răng:
Nên dùng những thực phẩm mềm, dễ nuốt sau khi nhổ răng khôn có trong canh soup, cháo, trứng, sữa tươi… giúp thuận lợi cho việc nuốt thức ăn mà không cần ăn nhai, cắn xé nhiều.
Bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin có trong các loại hoa quả mềm, trái cây tươi, có thể xay nhuyễn cho dễ nuốt.
Hạn chế các loại bánh quy, snack, các loại hạt… dễ mắc vào hố răng mới vừa nhổ, gây chảy máu nhiều hơn.
Nói không với các loại thực phẩm quá cứng, dai, nóng lạnh bất thường.
Không dùng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích khác sau khi nhổ răng.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Ngay sau khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Cắn bông gạc cầm máu
Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ đặt miếng gạc bông sát khuẩn lên vị trí răng để cầm máu. Hãy cố gắng giữ chặt bông gạc khoảng 30 – 45 phút, đừng tự ý nhổ bỏ sớm gây bất lợi cho quá trình đông máu.
- Dùng thuốc giảm đau
Mỗi bệnh nhân sau khi nhổ răng sẽ được bác sĩ kê một toa thuốc tại nhà, giúp giảm đau, kháng sưng viêm. Bạn hãy tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng sẽ giúp thuyên giảm tình trạng chảy máu, đau nhức nhanh chóng.
- Chườm nóng lạnh
Sau khi nhổ răng khôn, tình trạng sưng má thường khá phổ biến nên bạn cần chườm lạnh sau 30 phút nhổ răng, rồi chườm nóng sau 48 tiếng sau đó, sẽ giúp giảm sưng đau tức thì.
- Vệ sinh răng miệng
Khi tháo bông gạc sau khi nhổ răng đã hình thành cục máu đông, cần tránh việc khạc nhổ, dùng ống hút, súc miệng nhiều lần dễ làm cục máu đông rơi ra và chảy máu trở lại. Vì vậy, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân đúng cách, không được khạc nhổ hay dùng lưỡi liếm vết thương.
Sau 24h có thể súc miệng hoặc chải răng nhẹ nhàng, tránh vị trí vết thương càng tốt nhưng vấn đảm bảo làm sạch các cặn thức ăn để tránh bị rơi vào hố răng.
Có thể kết hợp dùng chỉ nha khoa như thường lệ ở các vị trí răng ngoài giúp loại bỏ các thực phẩm còn sót lại.
- Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh
Ở những ngày đầu sau khi nhổ răng khôn, cần cho bản thân sự thư giãn, nghỉ ngơi không vận động mạnh, không tập thể dục để thể trạng hồi phục sớm. Tránh nằm nghiêng về vị trí có răng nhổ để tránh máu không bị ứ đọng.
Duy trì tinh thần thoải mái, sinh hoạt đúng cách, ăn đúng các loại thực phẩm sẽ giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.
- Tái khám kiểm tra
Tái khám theo lịch hẹn là điều cần nên làm để giúp bác sĩ kiểm tra được vị trí vết mổ hoặc cắt chỉ nếu chỉ khâu không phải là chỉ tự tiêu. Việc giữ liên lạc với bác sĩ điều trị rất cần thiết để khi có bất kỳ vấn đề nào khác cần trao đổi cũng như thăm khám xử lý đúng cách.
Với những cách cầm máu khi nhổ răng trên hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như các biện pháp cầm máu tốt nhất. Thường những cách này không quá phức tạp để thực hiện tại nhà, bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất.
Nhưng nếu có vấn đề gì bất thường cần quay lại nha khoa tái khám sớm để bác sĩ giúp cầm máu kịp thời.