Bà bầu có được lấy cao răng không là vấn đề rất được quan tâm. Vì thời điểm mang thai, mẹ bầu rất thích ăn vặt. Trường hợp vệ sinh răng miệng thiếu khoa học hoặc không được quan tâm sẽ dễ dàng hình thành cao răng.
Có nên lấy cao răng khi đang mang thai không?
Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa, tập trung chủ yếu ở thân răng và vùng dưới nướu. Các nghiên cứu chỉ ra, cao răng được xem là môi trường cư trú lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn gây hại. Và chúng cũng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng.
Đối với phụ nữ mang thai, cao răng không chỉ gây nên các bệnh lý trên mà còn làm gia tăng nguy cơ sinh non hoặc con sinh ra nhẹ cân. Do đó, lấy cao răng ở phụ nữ mang thai là rất cần thiết.
Hơn nữa, lấy cao răng được biết đến là thủ thuật nha khoa đơn giản. Bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác cần thiết để loại bỏ mảng bám ra khỏi thân răng và nướu một cách nhẹ nhàng.
Thêm vào đó, thủ thuật này hoàn toàn không cần sử dụng đến thuốc giảm đau, gây mê hoặc gây tê nên sẽ không gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Những ảnh hưởng của cao răng đến phụ nữ mang thai
Mang thai làm gia tăng số lượng nội tiết tố trong cơ thể, quá trình tuần hoàn diễn ra mạnh hơn và máu được đưa nhiều tới nướu, từ đó dễ dẫn đến tình trạng sưng nướu.
Trong khi đó, cao răng lại tập trung chủ yếu ở nướu, điều này rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng, nghiêm trọng hơn còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong thời gian mang thai, mẹ bị sâu răng thì con sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về răng miệng.
Trong một vài trường hợp, cao răng còn là nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non. Khi cao răng tích tụ quá nhiều, số lượng vi khuẩn sẽ phát triển ở mức cực đại, chúng tấn công vào nướu, xâm nhập bên trong đường máu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Đồng thời còn làm tăng đột ngột hàm lượng hormone prostaglandin. Đây được biết đến là một chất lỏng sinh học xuất hiện tự nhiên trong quá trình mang thai. Cơ chế hoạt động của chúng là kích thích cơn chuyển dạ, vì vậy mà gây nên tình trạng sinh non.
Những lưu ý khi lấy cao răng cho bà bầu
Mặc dù thời gian mang thai, mẹ bầu vẫn có thể thực hiện lấy cao răng. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thời gian lấy cao răng
Theo khuyến cáo của nha sĩ, mẹ nên tránh lấy cao răng vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Vì 3 tháng đầu thai nhi còn yếu và sức khỏe mẹ chưa ổn định nên rất nhạy cảm.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ lại khá to, việc nằm trên ghế nha trong thời gian dài sẽ gây bất tiện và không được thoải mái. Do đó, 2 thời điểm này không thích hợp để lấy cao răng.
3 tháng giữa thai kỳ được xem là khoảng thời gian phù hợp nhất để mẹ thực hiện loại bỏ cao răng. Vì lúc này cả thai nhi và sức khỏe của mẹ đều đã ổn định, bụng cũng còn nhỏ nên khi nằm trên ghế nha sẽ không gây khó chịu.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cũng nên thăm khám trước để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và tư vấn cụ thể.
- Phương pháp lấy cao răng
Trước khi lấy cao răng, mẹ bầu nên tìm hiểu và lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo phương pháp lấy cao răng hiện đại, diễn ra nhẹ nhàng, không gây tình trạng viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Các dụng cụ y tế phải được vô trùng, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe răng miệng trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ những thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất. Đặc biệt quan tâm hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng không nên thực hiện qua loa, sơ sài.
Lấy cao răng cho bà bầu là điều cần thiết để có một sức khỏe răng miệng tốt, đảm bảo an toàn và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Tuy nhiên, trước khi lấy cao răng bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, chuyên nghiệp, có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.